Chương trình 420/CT-UBND năm 2010 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 420/CT-UBND
Ngày ban hành 31/03/2010
Ngày có hiệu lực 31/03/2010
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Phạm Xuân Đương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI NGUYÊN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 420/CT-UBND

Thái Nguyên, ngày 31 tháng 03 năm 2010

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các văn bản khác của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương có liên quan (chi tiết có phụ lục kèm theo);

Căn cứ Chương trình hành động số 25-CTr/TU, ngày 28/10/2008 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 3/2/2010 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy Thái Nguyên về chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 22/6/2009; Quyết định số 2440/QĐ-UBND, ngày 29/9/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban giúp việc và Ban hành Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

UBND tnh Thái Nguyên ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 7) trên địa bàn tnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Đảm bảo phát huy hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chthể thực hiện, phấn đấu xây dựng xã, huyện, tỉnh nông thôn mới theo quy hoạch và lộ trình hp lý; huy động các nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân cho thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ngay từ năm 2010, tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động và thực hiện Nghị quyết Trung ương 7;

2. Yêu cầu:

2.1. Các cấp, các ngành tổ chức nghiên cứu kỹ, tuyên truyền, thảo luận dân chủ xây dựng nhiệm vụ, chương trình, nội dung và bước đi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 với lộ trình hợp lý, tích cực theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đưa các nội dung thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của cấp, ngành vào chương trình Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp;

2.2. Trên cơ sở quy hoạch và lộ trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới của mỗi cấp, các ngành phải hướng dẫn cấp huyện, cấp xã đánh giá, lựa chọn tiêu chí và lộ trình hoàn thành từng tiêu chí cụ thể một cách hợp lý, tích cực; phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đến năm 2020, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đạt các tiêu chí cơ bản trong Chương trình hành động số 25-CTr/TU, ngày 28/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên như; phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt từ 4,5% năm trở lên, duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm từ 6,5 - 7%, thu nhập bình quân đầu người của dân cư tại khu vực nông thôn tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% tổng lao động toàn xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%...;

2.3. Mỗi cấp, ngành và cấp xã xác định rõ những công việc nhà nước làm, vấn đề nhà nước hỗ trợ, những việc cộng đồng dân cư tham gia và việc do cộng đồng dân cư tự thực hiện trong lộ trình xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, gắn việc thực hiện chỉ đạo, xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã với phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng đơn vị, từng cấp;

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thực hiện chương trình rà soát và quy hoạch nông thôn mới theo Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch nông thôn mới và Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; thực hiện các quy hoạch, trong đó lập quy hoạch cho các xã hoàn thành cơ bản trong năm 2010; quản lý quy hoạch đã được thông qua, tổ chức tổng hp huy động các nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, theo định hướng của ngành có tiêu chí;

2. Các ngành có tiêu chí, các huyện, thành phố, thị xã, các xã phải rà soát đánh giá thực trạng theo từng tiêu chí tại Quyết định 491/QĐ-TTg, xây dựng kế hoạch hoàn thành tiêu chí, kèm theo là phương án huy động nguồn lực, báo cáo UBND tnh để xác định lộ trình xây dựng tỉnh nông thôn mới, huyện nông thôn mới và xã nông thôn mới; Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã mỗi đơn vị lựa chọn từ 1 đến 2 đơn vị cấp xã có điều kiện kinh tế xã hội từ trung bình trở lên, có hệ thống bộ máy vững mạnh để thực hiện thí điểm ngay năm 2010;

3. Rà soát, bổ sung và xây dựng mới cơ chế, chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, phát huy lợi thế của vùng, làm rõ phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới;

4. Các cấp, các ngành, người dân chủ động đề xuất các chương trình, dự án mới, khai thác các nguồn lực để xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, xây dựng nông thôn đạt các tiêu chí, triển khai kịp thời, đầy đủ các cơ chế chính sách, các chương trình mục tiêu, các đề án, dự án đã ban hành về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện có;

5. Tổ chức tuyên truyền một cách thường xuyên về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua hệ thống các cơ quan tuyên truyền các cấp của cả hệ thống chính trị, đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan báo, đài của địa phương;

6. Hàng năm căn cứ vào quy định, tổ chức việc công nhận hoàn thành từng tiêu chí cho cấp xã, cấp huyện nông thôn mới, gắn kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (thông qua hoàn thành các tiêu chí) với công tác xét thi đua toàn diện của địa phương và ngành;

(chi tiết có bản phụ lục về phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ngành xây dựng các đề án, dự án thực hiện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2010 – 2020 kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo ở các cấp (tỉnh, huyện, xã), Ban chỉ đạo là đầu mối chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đôn đốc các ngành và cấp, rà soát kết quả thực hiện từng nội dung tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới theo nội dung của Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng lộ trình nông thôn mới cấp mình trình cấp ủy, HĐND, UBND thông qua tại kỳ họp và thực hiện;

2. Căn cứ nội dung Chương trình và đề xuất của ngành có tiêu chí, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các xã xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình. Mỗi huyện, thành phố, thị xã phải có kế hoạch chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí của Quyết định 491 trên địa bàn từ 1 đến 2 xã để rút kinh nghiệm trước khi triển khai chỉ đạo ra diện rộng;

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, phối hợp với các ngành chức năng có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp, theo dõi việc tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình hành động này; định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và tham mưu đề xuất các biện pháp chỉ đạo kịp thời với UBND tỉnh;

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí và cân đi nguồn lực để thực hiện các đề án, dự án đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy; Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí đảm bảo cơ sở vật chất, hoạt động Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và kinh phí lập quy hoạch các cấp;

5. Các cơ quan Thông tin đại chúng thường xuyên có chuyên mục tuyên truyền về nội dung Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên; bám sát quá trình triển khai ở các địa bàn, kịp thời đưa tin tuyên truyền;

[...]