Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chương trình 299/CTr-UBND năm 2016 xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 299/CTr-UBND
Ngày ban hành 30/11/2016
Ngày có hiệu lực 30/11/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 299/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC NGOÀI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 06/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh;

Căn cứ Chương trình hành động số 74/CTr-UBND, ngày 22/3/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 179/CTr-UBND, ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh về Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ và Chương trình số 99-CTr/TU ngày 01/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị:

Căn cứ Thông báo số 118/TB-UBND, ngày 13/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông báo Kết luận Hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh:

Căn cứ Thông báo số 241/TB-UBND, ngày 02/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận Phiên họp tháng 10 năm 2016;

Ủy ban nhân dân nhân dân tỉnh ban hành Chương trình xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Hà Giang là tỉnh miền núi, vùng cao, có đường biên giới dài 277,556 km, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và một phần của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; tổng điện tích tự nhiên là 7.914,9 km2. Đơn vị hành chính có 11 huyện, thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 141 xã đặc biệt khó khăn; 06 huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 30a của Chính phủ. Dân số năm 2015 là 813.617 người (trong đó trên 85% sống ở kh vực nông thôn), là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc. Hà Giang có dân số trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm treên 63% dân số (khoảng 512.000 người), trong đó lực lượng thanh niên chiếm khoảng 28% dân số. Nguồn lao động Hà Giang chất lượng còn thấp, đến năm 2015 số lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 7,97%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 22,9%; tỷ lệ qua đào lạo chiếm 45,1%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 37,1%. Cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm, đến năm 2015 lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 63,11%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,72%, dịch vụ chiếm 23,17%.

II. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Kết quả giải quyết việc làm

1.1. Giai đoạn 2011 - 2015 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 79.026 lao động. đạt 105,3% kế hoạch, trong đó gần 80% là giải quyết việc làm tại địa phương và chủ yếu tạo việc làm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (chiếm trên 70% số lao động giải quyết việc làm tại địa phương), do vậy việc làm thiếu bền vững và thu nhập còn thấp, không ổn định.

1.2. Về xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh

a) Về xuất khẩu lao động: Trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh có 636 lao động được tuyển chọn đi xuất khẩu lao động, chiếm 0,8% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả giai đoạn; lao động Hà Giang đi làm việc tại các thị trường: Malaisia, Hàn Quốc, Qatar, Đài Loan, Nhật Bản, Trung đông...

b) Về lao động đi làm việc ngoài tỉnh: Hà Giang đã ký kết biên bản ghi nhớ về cung ứng lao động Hà Giang với các tỉnh: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh. Đến nay Hà Giang đã có các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lên tuyển dụng. Kết quả, trong 5 năm (2011 -2015) có 12.135 lao động Hà Giang đến làm việc tại các doanh nghiệp ở các tỉnh, chiếm 15,36% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong giai đoạn.

2. Đánh giá về công tác giải quyết việc làm

2.1. Kết quả đạt được

Công tác giải quyết việc làm nới chung, xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước đã đạt được kết quả tích cực. Thông qua đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ngoài tỉnh đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình (qua đánh giá, bình quân mỗi năm lao động đi làm việc ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh mang về cho địa phương khoảng 55 tỷ đồng); bước đầu làm thay đổi nhận thức của người lao động khi đi làm việc xa gia đình, giúp người lao động có tay nghề, tác phong công nghiệp, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, hòa nhập vào thị trường lao động, tạo cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

2.2. Tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết việc làm nói chung, xuất khẩu lao động và lao động đi làm việc ngoài tỉnh còn gặp một số khó khăn, tồn tại, là do:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn; doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, nên khả năng thu hút và tạo việc làm cho lao động hạn chế. Giải quyết việc làm tại chỗ chủ yếu trong lĩnh vực nông, Iàm nghiệp (trong điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, nhiều vùng sản xuất một vụ...) do vậy việc làm không ổn định, thu nhập thấp;

- Số lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh tuy có tăng, song còn thấp so với nhu cầu cần giải quyết việc làm và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Người lao động chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số với tâm lý ngại đi xa gia đình; còn hạn chế về trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, tác phong công nghiệp, tính chuyên cần, tiếp cận thông tin về thị trường lao động và khó khăn về tài chính...;

- Việc chủ động trong học tiếng nước ngoài (đối với các thị trường đòi hỏi phải thi tuyển tiếng, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức...) và học để nâng cao kỹ năng nghề, người lao động chưa thực sự quan tâm chuẩn bị để đón đầu, do đó gặp khó khăn khi đăng ký tham dự các kỳ thi để lựa chọn lao động đi làm việc ở các nước có việc làm ổn định và thu nhập khá;

- Một số thị trường ngoài nước không đòi hỏi cao về chất lượng lao động, chi phí phù hợp với điều kiện lao động Hà Giang, song mức lương được trả thấp, cộng với tác động của dư âm về làm việc tại thị trường này ở những năm trước đây (thị trường Malaisia), nên người lao động không nhiệt tình tham gia, nhất là lao động ở các huyện nghèo 30a; Trong khi, các thị trường có việc làm ổn định và thu nhập khá, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nhưng đòi hỏi cao về chất lượng lao động và chi phí, số lượng tiếp nhận thấp... nên người lao động Hà Giang tiếp cận và tham gia còn hạn chế;

[...]