Chương trình 291/CTr-UBND năm 2016 về việc làm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 291/CTr-UBND
Ngày ban hành 12/10/2016
Ngày có hiệu lực 12/10/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 291/CTr-UBND

Đồng Tháp, ngày 12 tháng 10 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

VIỆC LÀM TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc ban hành Chương trình việc làm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:

PHẦN I

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Thực trạng về lao động:

Trong thời gian qua, vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện với nhiều chương trình, giải pháp bước đầu đạt hiệu quả tích cực. Số lượng và chất lượng dạy nghề hàng năm tăng nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh các Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề, Trường Trung cấp nghề-Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề-Giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy nghề tư nhân, Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm…có tham gia dạy nghề với quy mô hàng năm đào tạo cho trên 20.000 người, từ dạy nghề thường xuyên, dạy nghề cho lao động nông thôn, sơ cấp đến cao đẳng nghề góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 43,1% (qua đào tạo nghề 28,7%) năm 2011 lên 55,5% (qua đào tạo nghề đạt 40%) năm 2015. Qua thống kê, tổng hợp số lượng học viên qua đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 trên 70% có việc làm.

Tuy nhiên, lao động của tỉnh làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch trong ngành nông nghiệp sang các ngành khác còn chậm. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 2.600 doanh nghiệp (trên 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ) thuộc các loại hình, 205 hợp tác xã, 44 làng nghề, 229 trang trại, 03 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp, hàng năm thu hút từ 10.000-15.000 lao động vào làm việc.

II. Kết quả thực hiện Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015:

1. Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015:

Năm

Về giải quyết việc làm (lao động)

Lĩnh vực đào tạo

Tổng số

Trong đó: XKLĐ

% so kế hoạch

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

2011

35.207

125

117,40

43,10

28,70

2012

36.481

68

121,60

46,20

31,50

2013

32.412

70

108,00

50,00

36,00

2014

33.612

151

112,04

52,40

37,20

2015

34.836

580

116,12

55,5

40,00

Tổng cộng

172.548

994

115,03

 

 

- Cơ cấu lao động đến cuối năm 2015: nông-lâm-thủy sản: 52,00%, công nghiệp-xây dựng: 20,5% và thương mại-dịch vụ: 27,5%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị của tỉnh chiếm 2,54%.

- Trong 05 năm (2011-2015) đã giải quyết việc làm cho 172.548 lao động, trong đó lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 22% tổng số lao động được giải quyết việc làm.

2. Dự án phát triển thị trường lao động:

Giai đoạn 2011-2015, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm được triển khai tích cực, hiệu quả với kinh phí thực hiện cả giai đoạn là 4.403,61 triệu đồng, tỉnh đã tổ chức được 54 phiên giao dịch việc làm; bình quân mỗi phiên thu hút 29 đơn vị trực tiếp tham gia tuyển dụng lao động, có 1.452 lao động tham dự.

Thông qua các phiên giao dịch việc làm và Website Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; tuyển sinh của các trường, cơ sở đào tạo nghề đến với người lao động thường xuyên, đầy đủ hơn. Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề nhiều hơn đã nâng cao hiệu quả kết nối cung-cầu lao động.

Với kinh phí được bố trí khoảng là 1,5 tỷ đồng/năm, tỉnh đã tổ chức điều tra, thu thập, cập nhật thông tin về cung-cầu lao động, góp phần hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về thị trường lao động.

3. Dự án vốn vay giải quyết việc làm:

Từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh được bổ sung nguồn vốn mới là 37,34 tỷ đồng. Nâng tổng nguồn vốn giải quyết việc làm của tỉnh lên 105,962 tỷ đồng (trong đó: nguồn vốn của Trung ương giao cho tỉnh quản lý là 75,762 tỷ đồng, nguồn Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh là 30,2 tỷ đồng) được phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện cho vay với doanh số bình quân hàng năm khoảng 50 tỷ đồng, cho cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình vay, tạo việc làm cho gần 3.000 lao động mỗi năm.

Từ năm 2012 đến 2015, đối với nguồn vốn mới được bổ sung, tỉnh đã ưu tiên phân bổ cho 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới để lập dự án vay vốn, bình quân mỗi xã được phân bổ khoảng 500 triệu đồng.

4. Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh, công tác tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài được tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ năm 2014, tỉnh tái khởi động công tác xuất khẩu lao động, đồng thời đã ban hành các chính sách hỗ trợ và cho vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kết quả từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh đã đưa 994 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 355 lao động nữ chiếm 37,25%; bình quân mỗi năm có 198 lao động đi làm việc ở nước ngoài, thị trường các nước lao động đến làm việc gồm: Nhật Bản có 446 lao động, Hàn Quốc 186 lao động, Malaysia 179 lao động, Đài Loan 178 lao động và nước khác: 05 lao động. Số lao động này được giải quyết việc làm, vừa nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời cũng tăng thu ngoại tệ cho tỉnh, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

5. Hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá chương trình dạy nghề-việc làm

Với kinh phí được cấp từ năm 2011-2015 là 1.603,5 triệu đồng. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã thực hiện những công việc như sau:

- Bình quân mỗi năm mở từ 02 đến 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý lao động-việc làm cho cán bộ cấp cơ sở với số lượt cán bộ tham dự bình quân hàng năm khoảng 300 người.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát cấp tỉnh và cấp huyện trong việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình việc làm, đặc biệt là dự án vay vốn giải quyết việc làm, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những trường hợp sử dụng nguồn vốn của Chương trình không đúng quy định, bảo đảm đúng mục đích.

- Hàng năm, hợp đồng với báo Đồng Tháp đăng các thông tin về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm của tỉnh trên Báo Đồng Tháp để thông tin, tuyên truyền cho người dân biết; đồng thời in ấn các tờ rơi, panô, áp phích để thông tin, tuyên truyền về công tác dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, thất nghiệp…

[...]