Chương trình 212/CTr-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch 106-KH/TU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 212/CTr-UBND
Ngày ban hành 15/10/2019
Ngày có hiệu lực 15/10/2019
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/CTr-UBND

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 10 năm 2019

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SỐ 106-KH/TU NGÀY 08/8/2018 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW NGÀY 22/3/2018 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động số 106-KH/TU ngày 08/8/2018 thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu tại Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch hành động số 106-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch hành động số 106-KH/TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như sau:

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU.

1. Mục đích.

Chương trình thực hiện Kế hoạch hành động số 106-KH/TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu tại Kế hoạch hành động số 106-KH/TU ngày 08/8/2018, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2. Mục tiêu tổng quát.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, tạo khâu đột phá quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có nhiều sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế.

- Tăng cường năng lực, chủ động nắm bắt, tận dụng tối đa các lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) để thúc đẩy phát triển công nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

- Tầm nhìn đến năm 2045: Tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước, với các ngành công nghiệp ưu tiên: công nghiệp hóa lọc dầu và các chế phẩm từ dầu; sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm y dược; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu mới.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân Giá trị sản xuất công nghiệp (viết tắt là GTSXCN) (giá so sánh 2010) giai đoạn 2018 - 2020 là 23,9%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 18,6%/năm; giai đoạn 2025 - 2030 là 14,9%/năm; cả giai đoạn 2021 - 2030 là 16,71%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng công nghiệp (giá SS 2010) giai đoạn 2018 - 2020 là 16,5%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là 24,01%); giai đoạn 2021 - 2025 là 16,2%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là 15,9%); giai đoạn 2026-2030 là 13,5%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là 17,01%); cả giai đoạn 2021-2030 là 14,9%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là 16,5%).

- Tỷ trọng GRDP công nghiệp trong GRDP toàn tỉnh tăng từ 28,6% năm 2018 lên 37,2% vào năm 2030.

- Lao động công nghiệp đến năm 2030 đạt 620 nghìn người.

- Huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 87.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 418.000 tỷ đồng.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.

Chương trình gồm 35 nhiệm vụ cụ thể, gồm:

- Nhiệm vụ về công tác tuyên truyền chính sách phát triển công nghiệp: 04 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên: 05 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp: 05 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp: 03 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp: 03 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp: 04 nhiệm vụ;

- Nhiệm vụ về Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp địa phương: 11 nhiệm vụ.

(Chi tiết có Phụ lục gửi kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

[...]