Chương trình 1583b/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT năm 2014 phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2014 - 2020
Số hiệu | 1583b/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT |
Ngày ban hành | 22/10/2014 |
Ngày có hiệu lực | 22/10/2014 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký | Phạm Vũ Luận,Đặng Ngọc Tùng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Giáo dục |
TỔNG LIÊN
ĐOÀN LĐVN- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1583b/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2014 - 2020 như sau:
1. Nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động về học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, học tập suốt đời, góp phần tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2. Phân công trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN
1. Phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của công nhân, viên chức, lao động về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập như phong trào học tập văn hóa, học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; phong trào “ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”.
2. Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, nhà giáo, công đoàn các cấp nắm vững chủ trương và các biện pháp triển khai tổ chức hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động, góp phần thiết thực xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập.
3. Khảo sát thực trạng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với những loại hình, đặc thù ngành nghề khác nhau.
4. Tổ chức dạy văn hóa cho công nhân, viên chức, lao động chưa hoàn thành chương trình Trung học phổ thông. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân, viên chức, lao động.
5. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu của từng đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và phù hợp với công nhân lao động ở khu chế xuất, khu công nghiệp, công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, công nhân lao động là người dân tộc thiểu số.
6. Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành thời gian, kinh phí để công nhân, viên chức, lao động tham gia các chương trình học tập, bồi dưỡng.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn, ngành giáo dục ở các địa phương căn cứ vào chương trình phối hợp giữa hai ngành ở Trung ương, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác hàng năm ở địa phương mình. Hàng năm, tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và đề ra chương trình cho năm sau. Khuyến khích, động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong giảng dạy, học tập. Phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác giảng dạy, học tập nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, viên chức, lao động.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- ChØ đạo việc tuyên truyền cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động hiểu về lợi ích, ý nghĩa của việc học tập; chủ trì tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt, cán bộ công đoàn các cấp nắm vững chủ trương và các biện pháp nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và phát hành các bản tin, tài liệu tuyên truyền về học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp; nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức động viên công nhân, viên chức, lao động tham gia học tập, chú trọng đến những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (công nhân lao động nghèo, công nhân lao động là người dân tộc thiểu số).
- Hướng dẫn các cấp công đoàn tham mưu với các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để công nhân lao động tham gia học tập; vận động thành lập quỹ khuyến khích học tập cho người lao động tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để thu hút các nguồn lực, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp để tăng cường xã hội hóa công tác nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đa dạng các loại hình đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân, viên chức, lao động; chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền, giáo dục, vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp; vận động người lao động tham gia các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu người học nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, đài phát thanh, báo Giáo dục và Thời đại…), thông qua các hội nghị, hội thảo; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu về xây dựng xã hội học tập.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức dạy văn hóa, mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu và đối tượng là công nhân, viên chức, lao động; phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân lao động, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
- Nghiên cứu và tổ chức các hình thức động viên, giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Kịp thời biểu dương, khen thưởng động viên cá nhân, đơn vị, các cấp công đoàn trong ngành giáo dục - đào tạo có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.