Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chương trình 04/CTr-UBND thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Cà Mau năm 2016

Số hiệu 04/CTr-UBND
Ngày ban hành 06/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/04/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CTr-UBND

Cà Mau, ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ CỦA TỈNH CÀ MAU NĂM 2016

Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2016 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2016

1. Mục tiêu

Tiếp tục đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn lực và góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Yêu cầu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

a) Đẩy mạnh việc thực hiện THTK, CLP trong năm 2016 để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và môi trường đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh;

b) THTK, CLP là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực để tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm;

c) THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;

d) THTK, CLP phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời, phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị;

đ) THTK, CLP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2016, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2016 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành và các địa phương. Đây là yếu tố quan trọng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và các năm tiếp theo. Đđạt được yêu cầu đó, việc THTK, CLP trong năm 2016 cần triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực của địa phương, tài nguyên thiên nhiên, góp phần đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,5 % so với thực hiện năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 39,8 triệu đồng (tương đương 1.800USD); kim ngạch xuất khẩu đạt 1.300 triệu USD;

b) Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước;

c) Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương, chỉ bổ sung dự toán chi ngân sách cho các địa phương, cơ quan, đơn vị thực sự khó khăn, không có khả năng tự cân đối ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp trong năm 2016. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí;

d) Chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, áp dụng đối với những loại tài sản có lượng mua sm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

đ) Tích cực huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển, phấn đấu huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 12.000 tỷ đồng;

e) Chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng 37.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37%. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu suất, hiệu quả lao động. Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ trên cơ sở nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm việc trong cơ quan nhà nước;

g) Chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, phấn đấu đạt tỷ lệ 96% số cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải; tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đạt 24,5%;

h) Triển khai thực hiện các quy định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, quy định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp, giảm chi ngân sách cho khu vực này. Thực hiện việc chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng;

i) Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo thẩm quyền làm cơ sở cho THTK, CLP.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH VỰC

THTK, CLP được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau:

1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước năm 2016

a) Tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Bố trí dự toán năm 2016 cho các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm. Trong đó:

- Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương, trong đó, phấn đấu thực hiện tiết kiệm tối thiểu 12% chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm; cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác; tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí; tiết kiệm tối thiểu 15% chi cho đoàn ra, đoàn vào địa phương trong tỉnh. Thực hiện quản lý chặt chẽ đoàn ra, đoàn vào địa phương đúng người, đúng mục đích. Hạn chế tối đa các đoàn đi công tác nước ngoài phát sinh ngoài dự toán, danh mục được phê duyệt từ đầu năm; chỉ tiến hành bổ sung khi có nhiệm vụ đột xuất, đặc biệt cần thiết;

[...]