Chương trình 04/CTr-UBND 2021 về Việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 04/CTr-UBND |
Ngày ban hành | 17/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 17/12/2021 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký | Phạm Văn Thiều |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CTr-UBND |
Bạc Liêu, ngày 17 tháng 12 năm 2021 |
VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thời gian qua, công tác việc làm được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện, Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể, huy động nhiều nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu đều có việc làm. Qua đó, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
I. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
- Bạc Liêu có dân số là 913.481 người, hàng năm có khoảng hơn 3.000 người bước vào tuổi lao động. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến cuối năm 2020 có 527.365 người, trong đó lao động nữ có 258.963 người, chiếm 49,11% trong tổng số lực lượng lao động; lao động khu vực nông thôn có 385.980 người, chiếm 73,19%.
- Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 115.170 lao động, đạt 126,34% so với kế hoạch đề ra. Qua đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 3,19%. Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020 là 510.548 người, trong đó: Lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản (chiếm 44,72%), Công nghiệp - Xây dựng (chiếm 22,55%) và Thương mại - Dịch vụ (chiếm 32,73%). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,44%, trong đó lao động có chứng chỉ, bằng cấp đạt 23,97%. Hàng năm, giải quyết việc làm mới bình quân trên 22.700 lao động.
II. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
- Công tác giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành quan tâm, ban hành chủ trương, chính sách và văn bản chỉ đạo, cụ thể như sau:
+ Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê chuẩn Chương trình việc làm, giảm nghèo bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.
+ Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê chuẩn Đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020.
+ Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm, giảm nghèo bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.
+ Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 04/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020.
+ Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Bạc Liêu.
- Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm và công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng địa bàn tỉnh, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở, Ngành, địa phương và đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép thực hiện các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung và các đối tượng đặc thù nói riêng.
- Tỉnh đã thực hiện lồng ghép Chương trình việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động... Đẩy mạnh sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ tạo ra môi trường cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động. Xây dựng chính sách thu hút về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm tạo việc làm tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm:
- Tỉnh đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, 05 năm qua toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 115.170 lao động, đạt 126,86% so với kế hoạch đề ra. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 23.034 lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 3,39% năm 2016 xuống 2,84% năm 2020
Biểu tổng hợp kết quả giải quyết việc làm từ năm 2016 - 2020:
Năm |
Về giải quyết việc làm (lao động) |
|||
Tổng số |
Nữ |
Trong đó: Đi làm việc ở nước ngoài |
% so kế hoạch |
|
2016 |
21105 |
9.480 |
305 |
115,33 |
2017 |
23.123 |
10.505 |
306 |
126,36 |
2018 |
24.903 |
11.097 |
339 |
136,08 |
2019 |
24.945 |
11.054 |
355 |
136,28 |
2020 |
21.094 |
9.228 |
160 |
115,27 |
Tổng cộng |
115.170 |
51.364 |
1.465 |
125,86 |
Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã thực hiện các giải pháp đồng bộ như sau:
a) Tạo việc làm thông qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội:
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện rõ rệt, môi trường đầu tư thuận lợi, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân được đảm bảo đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhiều dự án đầu tư mới được triển khai đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Hiện nay, toàn tỉnh có 1.858 doanh nghiệp đang hoạt động. Từ năm 2016 đến năm 2020, thông qua việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho 14.107 lao động.
b) Vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CTr-UBND |
Bạc Liêu, ngày 17 tháng 12 năm 2021 |
VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thời gian qua, công tác việc làm được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện, Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể, huy động nhiều nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu đều có việc làm. Qua đó, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
I. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
- Bạc Liêu có dân số là 913.481 người, hàng năm có khoảng hơn 3.000 người bước vào tuổi lao động. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến cuối năm 2020 có 527.365 người, trong đó lao động nữ có 258.963 người, chiếm 49,11% trong tổng số lực lượng lao động; lao động khu vực nông thôn có 385.980 người, chiếm 73,19%.
- Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 115.170 lao động, đạt 126,34% so với kế hoạch đề ra. Qua đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 3,19%. Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020 là 510.548 người, trong đó: Lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản (chiếm 44,72%), Công nghiệp - Xây dựng (chiếm 22,55%) và Thương mại - Dịch vụ (chiếm 32,73%). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,44%, trong đó lao động có chứng chỉ, bằng cấp đạt 23,97%. Hàng năm, giải quyết việc làm mới bình quân trên 22.700 lao động.
II. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
- Công tác giải quyết việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành quan tâm, ban hành chủ trương, chính sách và văn bản chỉ đạo, cụ thể như sau:
+ Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê chuẩn Chương trình việc làm, giảm nghèo bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.
+ Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê chuẩn Đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020.
+ Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm, giảm nghèo bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.
+ Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 04/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020.
+ Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Bạc Liêu.
- Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm và công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng địa bàn tỉnh, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở, Ngành, địa phương và đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép thực hiện các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung và các đối tượng đặc thù nói riêng.
- Tỉnh đã thực hiện lồng ghép Chương trình việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động... Đẩy mạnh sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ tạo ra môi trường cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động. Xây dựng chính sách thu hút về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm tạo việc làm tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
2. Kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm:
- Tỉnh đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, 05 năm qua toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 115.170 lao động, đạt 126,86% so với kế hoạch đề ra. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 23.034 lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 3,39% năm 2016 xuống 2,84% năm 2020
Biểu tổng hợp kết quả giải quyết việc làm từ năm 2016 - 2020:
Năm |
Về giải quyết việc làm (lao động) |
|||
Tổng số |
Nữ |
Trong đó: Đi làm việc ở nước ngoài |
% so kế hoạch |
|
2016 |
21105 |
9.480 |
305 |
115,33 |
2017 |
23.123 |
10.505 |
306 |
126,36 |
2018 |
24.903 |
11.097 |
339 |
136,08 |
2019 |
24.945 |
11.054 |
355 |
136,28 |
2020 |
21.094 |
9.228 |
160 |
115,27 |
Tổng cộng |
115.170 |
51.364 |
1.465 |
125,86 |
Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã thực hiện các giải pháp đồng bộ như sau:
a) Tạo việc làm thông qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội:
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện rõ rệt, môi trường đầu tư thuận lợi, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người dân được đảm bảo đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhiều dự án đầu tư mới được triển khai đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Hiện nay, toàn tỉnh có 1.858 doanh nghiệp đang hoạt động. Từ năm 2016 đến năm 2020, thông qua việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho 14.107 lao động.
b) Vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm:
- Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm tiếp tục đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và toàn xã hội về việc làm.
- Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm tính đến ngày 31/12/2020 là 197.980 triệu đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm là: 67.130 triệu đồng,
+ Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp là: 56.473 triệu đồng;
+ Nguồn vốn ủy thác của địa phương là: 74.377 triệu đồng.
- Về sử dụng vốn, trong 05 năm (2016 - 2020) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 12.081 lao động với số tiền 299.640 triệu đồng (bình quân 24,8 triệu đồng/lao động); đến ngày 31/12/2020 hiện còn 7.790 lao động đang còn dư nợ (đang được sử dụng vốn vay).
- Việc quản lý nguồn vốn đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp tại địa phương để giám sát, kiểm tra thực hiện chương trình vay vốn và hoạt động cho vay của Phòng giao dịch. Thông qua chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình, người lao động phát triển sản xuất, giúp cải thiện đời sống, đặc biệt là giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lao động trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương có cơ hội khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Với kết quả đó, đã khẳng định chủ trương, chính sách tín dụng thực hiện hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là đúng, phù hợp yêu cầu phát triển của địa phương và nhu cầu của người dân.
c) Hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng:
Song song với các giải pháp tạo việc làm ở trong nước, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
- Các Sở, Ngành, địa phương sử dụng nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, địa phương trong việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng ở trên địa bàn để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động tuyển và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nên trong thời gian qua chưa phát sinh những tiêu cực trong quá trình tuyển chọn, đào tạo. Ngoài ra, các Chương trình phi lợi nhuận từ Cục quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu triển khai kịp thời.
- Kết quả từ năm 2016 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, Ngành, các tổ chức đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức hơn 300 hội nghị, hội thảo, sàn giao dịch việc làm để kết nối, tuyển chọn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài; chuyển tải hơn 1.000 tin, bài về thông tin đơn hàng, chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên mạng điện tử. Qua đó, đã đưa 1.465 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 97,33% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong đó, thị trường lao động Nhật Bản có số lao động làm việc nhiều nhất với 406 lao động (chiếm 27,8%), số còn lại sang làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Đức...
- Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có việc làm với thu nhập cao, đồng thời giảm áp lực việc làm ở trong nước, nhiều gia đình đã thoát nghèo trở nên khá giả khi có con em đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. Ngoài ra, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn giúp địa phương tăng thu ngoại tệ.
- Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các địa phương thực hiện kịp thời cho người lao động, giúp người lao động giảm áp lực chi phí phải nộp cho doanh nghiệp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kết quả, đã chi hỗ trợ chi phí đào tạo, làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho 105 lao động với số tiền 379,8 triệu đồng (trong đó, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số 20 người; lao động khác 85 người).
- Về chính sách hỗ trợ vay vốn, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giải ngân cho 52 trường hợp vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với số tiền 4.141 triệu đồng.
d) Tạo việc làm thông qua việc hỗ trợ phát triển thị trường lao động:
- Nâng cao năng lực Trung tâm Dịch vụ việc làm
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ việc làm triển khai thực hiện các phiên giao dịch việc làm định kỳ, phối hợp tốt với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động để kết nối thông tin thị trường lao động.
+ Kết quả, đã tổ chức 123 phiên giao dịch việc làm, trong đó phối hợp Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh, các trường Cao đẳng, Đại học, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 54 phiên, có 3.693 vị trí việc làm cần tuyển dụng; thu hút trên 104 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp, 5.243 lượt doanh nghiệp ủy thác tuyển dụng; 19.172 lao động tham gia sàn giao dịch việc làm; 3.834 lượt lao động đăng ký tìm việc làm tại sàn; sơ tuyển 3.258 lượt lao động; 1.717 lao động tìm được việc làm.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động
+ UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thu thập thông tin cung - cầu lao động để cập nhật vào cơ sở dữ liệu về thị trường lao động. Hiện nay, đã có được bộ dữ liệu về cung - cầu lao động góp phần quan trọng giúp các địa phương trong việc khai thác và đánh giá các chỉ tiêu về lao động - việc làm. Kết quả, đã thu thập, cập nhật thông tin hộ gia đình - cung lao động là 129.145 khẩu biến động, thu thập, cập nhật thông tin doanh nghiệp - cầu lao động cho 6.150 lượt doanh nghiệp. Từ kết quả điều tra thông tin cung - cầu lao động, tỉnh Bạc Liêu đã cơ bản có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động, xây dựng mạng lưới thông tin thị trường lao động từ cấp tỉnh đến cấp xã, góp phần quan trọng cho các Sở, Ngành, địa phương xây dựng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
e) Đào tạo nâng cao chất lượng lao động gắn với giải quyết việc làm:
- Công tác giáo dục nghề nghiệp từng bước được đổi mới; việc đào tạo nghề đã gắn kết với nhu cầu xã hội, với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các doanh nghiệp đã tham gia và hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề, giúp người học hình thành được các kỹ năng thực hành và tiếp cận nhanh với công việc khi được tuyển dụng.
- Kết quả, tuyển sinh và đào tạo cho 114.277 người, trong đó: Đại học 4.692 sinh viên (chiếm 4,11%), Cao đẳng 4.254 sinh viên (chiếm 3,72%); Trung cấp 6.780 học sinh (chiếm 5,93%); Sơ cấp và dưới 03 tháng là 45.975 học viên (chiếm 40,23%), chuyển giao khoa học công nghệ (truyền nghề) 32.076 người (chiếm 28,07%), liên kết đào tạo là 20.500 người (chiếm 17,94%), góp phần đưa lao động qua đào tạo nghề từ 49,41% lên 63,44%. Học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 80%.
(Kết quả cụ thể tại Phụ lục 1)
1. Ưu điểm:
- Chương trình việc làm giai đoạn 2016 - 2020 đã thực sự tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề. Đồng thời, tạo sự chuyển biến tích cực về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hiện đại.
- Công tác đào tạo nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tế, từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân và người lao động.
- Nguồn vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn địa phương chuyển ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, góp phần cho người dân cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
- Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, các hoạt động của sàn giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thường xuyên, quy mô mở rộng hơn, phong phú, đa dạng hơn và đã trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động và người sử dụng lao động cũng như các cơ sở đào tạo.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Việc triển khai thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Bạc Liêu gặp một số khó khăn nhất định, cụ thể là trong năm 2020, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến trong năm 2020.
- Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên qua từng năm, nhưng chất lượng lao động được đào tạo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng, lao động hạn chế về tác phong, kỷ luật lao động.
- Việc khai thác nguồn dữ liệu điều tra cung - cầu lao động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân. Hoạt động cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động ở khu vực nông nghiệp nên hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao. Mức cho vay Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016 - 2020 còn thấp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn để người lao động đầu tư phát triển, duy trì việc làm bền vững trong điều kiện kinh tế, dịch bệnh biến động như hiện nay.
- Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều chuyển biến, tuy nhiên chưa thường xuyên và chưa đến với người lao động đầy đủ, người lao động chưa mạnh dạn tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tin thị trường lao động ở một số nước có điều kiện làm việc tốt chưa thực hiện kịp thời, đầy đủ.
3. Nguyên nhân:
- Một số địa phương chưa chủ động phát huy nguồn nội lực hiện có, phần lớn hoạt động phải dựa vào ngân sách cấp tỉnh và Trung ương; tính chủ động trong xây dựng kế hoạch thực hiện và kinh phí hoạt động còn hạn chế.
- Các doanh nghiệp có phát triển về số lượng nhưng phần lớn có vốn đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ và thu hút lao động ít; tỷ lệ dịch chuyển lao động theo ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ còn chậm. Việc làm trong doanh nghiệp thiếu sự ổn định, tiền lương còn thấp, các chế độ đối với người lao động chưa hấp dẫn nên hiệu quả tạo việc làm không cao.
- Việc ủy thác nguồn vốn của địa phương qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn vốn Trung ương bổ sung vào Quỹ quốc gia giải quyết việc làm còn hạn chế nên vốn vay cho lao động chưa nhiều, mức vay thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.
- Công tác hướng nghiệp, dạy nghề vẫn chưa được chú ý đúng mức, lao động qua đào tạo nghề chưa thật sự gắn đào tạo với địa chỉ sử dụng nên dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp.
- Việc thu thập thông tin về cung - cầu lao động còn thiếu sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở.
CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Điều 35, Hiến pháp năm 2013;
- Bộ luật Lao động năm 2019;
- Luật Việc làm năm 2013;
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
- Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về Trung tâm Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Thông tư số 01/2020/TT-BLĐTBXH ngày 10/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
II. DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2025
- Dự báo dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2021 có trên 918.800 người, dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 530.475 người. Dự báo đến năm 2025, dân số khoảng 939.664 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 542.528 người, chiếm hơn 57,7% so với tổng dân số của tỉnh.
- Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 513.064 lao động đang làm việc trong nền kinh tế, cơ cấu lao động tuy có chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm và chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch, đến năm 2025 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,64%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,79%; dịch vụ chiếm 34,05% trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Giai đoạn 2021 - 2025, dự báo mỗi năm có khoảng 14.000 người bước vào độ tuổi lao động,cung cấp một nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe và năng động và có khoảng 20.000 người có nhu cầu về việc làm, đem lại nhiều cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch theo hướng phù hợp với cơ cấu kinh tế, đến năm 2025, lao động ngành dịch vụ chiếm 32,78%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,65%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44,57% trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế là 525.427người. Đồng thời, trung bình mỗi năm có khoảng 7.600 lao động thất nghiệp. Điều này tạo ra áp lực trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.
- Từ kết quả dự báo cung - cầu lao động, công tác giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2021 - 2025 còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Dịch bệnh COVID-19 và diễn biến thời tiết bất thường tác động đến việc làm của người lao động.
- Giai đoạn này, nhu cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp đã làm giảm bớt một lượng đáng kể diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt việc áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này sẽ làm cho một bộ phận lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất hoặc thiếu việc làm. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp người lao động tìm kiếm, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có năng suất lao động cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao ngày càng lớn và tỷ trọng các ngành có năng suất lao động thấp giảm đi sẽ tác động đến quá trình phân công lại lao động xã hội. Những lao động không đáp ứng yêu cầu của công việc dần dần sẽ bị đào thải và được thay thế bằng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp, năng suất lao động cao. Do đó, triển khai các chương trình phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp người lao động nói chung và các đối tượng yếu thế trong xã hội như lao động là phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thanh niên, lao động ở khu vực nông thôn... có điều kiện tìm kiếm việc làm ổn định trên thị trường.
- Theo Bộ luật Lao động năm 2019, số tuổi lao động nam và nữ sẽ nghỉ hưu muộn hơn, chính vì vậy thời gian tới lực lượng lao động bước ra khỏi độ tuổi lao động sẽ giảm so với giai đoạn cũ, điều này cũng tạo thêm áp lực mới cho việc giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh.
- Vì vậy, để giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và các ngành kinh tế có đủ lao động đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, nâng cao năng lực cho Trung tâm Dịch vụ việc làm và các hoạt động dịch vụ việc làm, công chức làm công tác quản lý việc làm các cấp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thông tin thị trường lao động trong thời gian đến.
1. Mục tiêu:
- Giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng hưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa tỉnh phát triển khá.
- Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm; khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.
2. Chỉ tiêu:
- Giải quyết việc làm giai đoạn 2021 - 2025 cho 94.000 lao động, trong đó bình quân mỗi năm giải quyết cho 18.800 lao động, cụ thể:
+ Tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh 92.500 lao động (trong đó, hỗ trợ tạo việc làm cho 7.500 hộ thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm).
+ Đưa 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,36%, tỷ lệ thất nghiệp nông thôn 2,62%.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,35%.
- 100% người lao động đến với Trung tâm Dịch vụ việc làm được tư vấn về chính sách, việc làm và học nghề, trong đó có 50% người lao động được giới thiệu việc làm.
- 70% số người lao động được giới thiệu việc làm tìm được việc làm, nâng tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm lên 35%.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đối tượng áp dụng: Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương và các tổ chức có liên quan.
2. Phạm vi áp dụng: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Chương trình việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025 gồm các hoạt động sau:
1. Tạo việc làm thông qua tuyển lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
2. Tạo việc làm trong lĩnh vực phi chính thức.
3. Tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
4. Tạo việc làm thông qua hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề, dịch vụ.
6. Lao động tự tạo việc làm.
7. Tạo việc làm thông qua lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
8. Tạo việc làm thông qua hoạt động thông tin thị trường lao động, giao dịch việc làm.
VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm:
- Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh và các quyết định, chương trình, đề án, dự án do UBND tỉnh ban hành để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết việc làm giai đoạn 2021 - 2025 cho 94.000 lao động.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, nguồn lực của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao, thu hút nhiều lao động.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế so sánh, tiến tới sớm hình thành và khẳng định thương hiệu của tỉnh; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Đẩy mạnh phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở thành ngành trọng điểm của tỉnh.
- Phát triển nhanh khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu - cụm công nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển các cụm liên kết công nghiệp tại các vùng có lợi thế về giao thông, địa lý, tài nguyên, lao động; trở thành động lực tăng trưởng và lôi kéo phát triển công nghiệp nông thôn. Thúc đẩy di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư vào đầu tư mở rộng sản xuất tại các cụm công nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững trên cơ sở đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản. Trên cơ sở xây dựng nông thôn mới, phối hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến công... Đẩy mạnh phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, đặc biệt hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, ưu tiên cho các đối tượng lao động phải chuyển đổi nghề do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển nhanh, mạnh mạng lưới doanh nghiệp và doanh nhân để tạo việc làm mới, đồng thời ổn định việc làm thông qua xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
+ Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh; hỗ trợ việc thành lập mới và chuyển hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới, phát triển mạnh kinh tế tư nhân...
+ Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các dự án trọng điểm triển khai, hoàn thành đúng tiến độ; thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy hình thành, phát triển mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp; tiếp nhận, xử lý kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp, tổ chức và công dân; thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là cắt giảm các thủ tục không cần thiết. Hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý.
+ Bảo đảm việc làm ổn định thông qua phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của tổ chức Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
+ Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, gắn với giải quyết việc làm sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm, làm cơ sở vững chắc cung cấp dịch vụ lao động trên địa bàn, nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm. Cụ thể:
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ... và các văn bản pháp quy đã ban hành; cho vay tại các Ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng khác để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc.
+ Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác đối với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả của các chương trình cho vay vốn khác như: Vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay học sinh - sinh viên, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Hàng năm, xem xét ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị xã, thành phố để cho vay tạo việc việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
+ Tăng cường công tác quản lý việc sử dụng lao động, thực hiện nghiêm túc kỷ cương pháp luật về lao động, việc làm.
3. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội, đoàn thể đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho người dân.
- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tập trung cung ứng lao động chủ yếu vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức...
- Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm các thủ tục cần thiết cho người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tạo điều kiện để người lao động không thuộc diện chính sách được vay vốn với lãi suất ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn ủy thác của ngân sách tỉnh cho Ngân hàng chính sách xã hội.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để hình thành một số cơ sở đào tạo nghề, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm giảm chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đẩy mạnh công tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng lao động bằng việc vận động những người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh chủ động phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức các sàn giao dịch việc làm nhằm tư vấn, kết nối cung cầu, tư vấn, giới thiệu cho người lao động để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở ngoài theo hợp đồng của tỉnh (theo hướng dẫn Trung ương nếu có).
- Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ giải pháp này thực hiện theo Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
4. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động:
- Đầu tư nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; đồng thời, kết nối với các tỉnh khác trong toàn quốc.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; duy trì thường xuyên, định kỳ, nâng cao tần suất, chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, chuyên đề để kết nối cung - cầu và tư vấn việc làm cho người lao động; xây dựng website kết nối cung cầu lao động trực tuyến; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về cầu và cung lao động nhằm làm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm của người lao động.
- Thực hiện tốt công tác điều tra cung - cầu lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động.
5. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm:
- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, giáo trình, đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề đồng bộ, nhất là các ngành nghề cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từng bước nâng chuẩn đào tạo tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với việc giải quyết việc làm sau khi người học hoàn thành khóa học.
- Làm tốt hơn nữa công tác định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, thu hút được nhiều người tham gia học nghề, tạo điều kiện cho người học được trang bị kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, thái độ nghề nghiệp, đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và nước ngoài.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp... nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người lao động.
6. Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình việc làm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức như: Tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các tổ dân phố, thôn, bản..., thông qua hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giải quyết việc làm.
- Tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển các Trung tâm Dịch vụ việc làm có đủ năng lực hoạt động, tạo cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp được tiếp cận thông tin thị trường lao động.
- Tăng cường năng lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm ở các cấp, các ngành; giao chỉ tiêu, kế hoạch về giải quyết việc làm cho các cấp, các ngành phấn đấu thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý sai phạm trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
7. Tăng cường công tác quản lý thực hiện Chương trình việc làm:
- Tăng cường quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; thường xuyên nắm bắt thực tiễn để bổ sung, sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách, điều chỉnh các biện pháp thực hiện Chương trình việc làm phù hợp với từng năm. Thành lập Ban Chỉ đạo ở 03 cấp: Tỉnh, huyện và xã.
- Tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình việc làm giai đoạn 2021 - 2025. Giám sát, kiểm tra theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các chương trình kiểm tra, giám sát khác. Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá: Giám sát từ trên xuống, giám sát từ cơ sở, tự giám sát...
- Tổ chức thu thập thông tin về tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm và kết thúc Chương trình có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện; đồng thời, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình và đề xuất phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
- Tăng cường hoạt động và nêu cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp, vai trò quản lý nhà nước cấp huyện. Các cơ quan chức năng cấp huyện tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp; phát hiện kịp thời, giải quyết dứt điểm những hiện tượng tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các cuộc tranh chấp lao động và đình công xảy ra nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tích cực tại doanh nghiệp đảm bảo việc làm và an sinh xã hội.
- Các cơ quan, ban, ngành địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo nghề, tuyển dụng lao động.
- Tổ chức đào tạo cho người lao động trên cơ sở trang thiết bị, máy móc và có thể sử dụng của doanh nghiệp. Thực hiện ký kết và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
- Việc phát triển nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động thông qua việc liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp, nhà trường, các đơn vị có chức năng đào tạo và dưới sự quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư để được cấp giấy phép đầu tư, thì làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để xác định nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 241.018 triệu đồng
Trong đó:
1. Ngân sách Trung ương: 131.300 triệu đồng
- Tăng nguồn vốn huy động Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động, đặc biệt là những lao động yêu thê, người dân tộc thiểu số, thanh niên lập nghiệp, bộ đội xuất ngũ,... để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm tại địa phương; cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hỗ trợ đầu tư xây mới; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mở rộng và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sàn giao dịch việc làm, lưu trữ, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động của Trung tâm Dịch vụ việc làm.
2. Ngân sách tỉnh: 109.718 triệu đồng
- Kinh phí ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm là 100.000 triệu đồng; bình quân cho vay mỗi lao động là 35 triệu đồng; trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ cho vay khoảng 2.857 lao động từ nguồn ủy thác của tỉnh để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Chi cho các hoạt động phục vụ trực tiếp cho công tác giải quyết việc làm ở địa phương.
- Hỗ trợ hoạt động của sàn giao dịch việc làm; thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực của tỉnh.
- Truyền thông nâng cao năng lực, hoạt động quản lý Chương trình.
(Cụ thể tại phụ lục 03)
I. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Thành lập các Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm ở 03 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã) do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND các cấp làm Trưởng Ban, thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng Ban và các thành viên là lãnh đạo các ngành có liên quan để chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình có kết quả.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình việc làm; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm, ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch đào tạo, sử dụng, chuyển đổi nghề nghiệp cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động chuyển đổi nghề nghiệp, bộ đội xuất ngũ, thanh niên...; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. Kịp thời nắm bắt tình hình cung - cầu lao động để đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình việc làm đảm bảo mục tiêu đã được phê duyệt, kế hoạch bổ sung ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm gửi Sở Tài chính, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện; phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tham mưu UBND tỉnh phân bổ và đánh giá, tổng hợp chỉ tiêu tạo việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với các Sở, Ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình việc làm trên phạm vi toàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình việc làm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, Ngành có liên quan dự báo nhu cầu đào tạo, giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và từng thời kỳ.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xác định nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động.
3. Sở Tài chính:
Trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan, tổng hợp trình UBND tỉnh bố trí, phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên để thực hiện Chương trình hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; trường Đại học Bạc Liêu; các trường Cao đẳng:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; tư vấn, hướng dẫn học sinh có định hướng đúng đắn về học nghề, chủ động lựa chọn các loại hình nghề sau phổ thông; chủ động tổ chức phân luồng học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.
- Thực hiện các chính sách, dự án về phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động vào làm việc; thực hiện tốt các Chương trình khuyến công.
6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:
Thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giải ngân, thu hồi, xử lý nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (kể cả đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) từ Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn huy động, ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo đúng quy định và thẩm quyền. Ưu tiên hỗ trợ giải quyết cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh:
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu thị trường, tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, định hướng đúng hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng và thực hiện cơ chế ưu tiên tuyển dụng lao động Bạc Liêu.
- Chủ động thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp đến các địa phương; hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động; vận động các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào làm việc. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xác định nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động.
8. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu:
- Phối hợp với các Sở, Ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực lao động - việc làm; tổ chức tuyên truyền, đưa tin bài, ảnh; nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay hiệu quả góp phần tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình Việc làm này.
9. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành để xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, thu hút lao động. Chủ động phối hợp với các ngành khác, các địa phương đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm; tạo thêm việc làm mới và giải quyết những bức xúc về vấn đề việc làm của ngành.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu thị trường; tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, đổi mới công nghệ theo hướng tăng năng suất lao động, hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm bền vững cho người lao động, đặc biệt tăng cường việc làm có năng suất và thu nhập cao.
- Khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tiếp nhận lao động tại địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp, đặc biệt là lao động yếu thế, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và Chương trình việc làm này, chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm cho người lao động của địa phương. Tổ chức thực hiện lồng ghép Chương trình việc làm với Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác để giải quyết việc làm có hiệu quả.
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn; có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức làm công tác lao động - việc làm ở địa phương.
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tạo việc làm, hỗ trợ tạo việc làm để người lao động hiểu rõ; phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
11. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp - xã hội, tổ chức xã hội:
- Phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về việc làm, Chương trình Việc làm đến với đoàn viên, hội viên và người lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời, căn cứ vào nội dung Chương trình này để xây dựng kế hoạch thực hiện và định kỳ báo cáo cho cơ quan thường trực về tình hình thực hiện theo quy định.
- Làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay đã ký kết với Ngân hàng Chính sách Xã hội góp phần nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm.
- Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Chương trình việc làm ở các cấp.
1. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh căn cứ nhiệm vụ được phân công trong Chương trình để xây dựng kế hoạch triển khai, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/6 (báo cáo 06 tháng) và trước ngày 15/12 (báo cáo năm).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ 06 tháng (trước ngày 25/6) và cả năm (trước ngày 25/12).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này.
Chương trình này thay thế Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 27/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
I. SỐ LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM:
Đơn vị tính: Người
STT |
Diễn giải |
Số lao động giải quyết việc làm qua các năm |
|||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
||
1 |
Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài |
305 |
306 |
339 |
355 |
160 |
1.465 |
2 |
Tạo việc cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh |
15.219 |
16.946 |
18.855 |
18.989 |
16.764 |
86.773 |
3 |
Tạo việc làm qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương |
5.581 |
5.871 |
5.709 |
5.601 |
4.170 |
26.932 |
- |
Trong đó: Tạo việc làm thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm |
387 |
334 |
292 |
340 |
228 |
1.581 |
- |
Tạo việc làm thông qua vốn vay giải quyết việc làm |
2.281 |
2.157 |
1.639 |
2.888 |
3.116 |
12.081 |
II. SỐ LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CỦA TRUNG ƯƠNG, TỈNH
Năm Chính sách hỗ trợ |
Đơn vị tính |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng |
Số người được hưởng chính sách hỗ trợ |
|||||||
1. Số người được vay vốn ưu đãi |
Người |
0 |
0 |
10 |
27 |
15 |
52 |
2. Số người được hỗ trợ chi phí đào tạo, làm thủ tục |
Người |
0 |
0 |
21 |
60 |
24 |
105 |
Trong đó: Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
Người |
0 |
0 |
7 |
10 |
3 |
20 |
Số tiền được hỗ trợ |
|||||||
1. Số tiền hỗ trợ vay vốn |
Triệu đồng |
0 |
0 |
539 |
2.341 |
1.219 |
4.099 |
2. Số tiền hỗ trợ chi phí không hoàn lại |
Triệu đồng |
0 |
0 |
78,1 |
223,3 |
78,7 |
380,1 |
MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
1 |
Giải quyết việc làm |
Người |
18.800 |
18.800 |
18.800 |
18.800 |
18.800 |
94.000 |
1.1 |
Tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh 92.500 lao động |
Người |
18.500 |
18.500 |
18.500 |
18.500 |
18.500 |
92.500 |
|
Trong đó, hỗ trợ tạo việc làm thông qua cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm |
Hộ |
1.500 |
1.500 |
1.500 |
1.500 |
1.500 |
7.500 |
|
Tổng kinh phí cho vay |
Triệu đồng |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
200.000 |
|
Trong đó, vốn của địa phương ủy thác sang NHCSXH |
Triệu đồng |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
100.000 |
1.2 |
Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
Người |
300 |
300 |
300 |
300 |
300 |
1.500 |
2 |
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị |
% |
3,03 |
2,89 |
2,68 |
2,53 |
2,36 |
|
|
Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn |
% |
2,37 |
3,19 |
2,98 |
2,82 |
2,62 |
|
3 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
65,54 |
67,63 |
69,70 |
71,75 |
73,35 |
|
4 |
Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm lên 35%. |
% |
35 |
35 |
35 |
35 |
35 |
|
KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nội dung hoạt động |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
||||||||||||
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
Tổng cộng |
NSTW |
NSĐP |
||
1 |
Bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm |
51.000 |
31.000 |
20.000 |
40.000 |
20.000 |
20.000 |
40.000 |
20.000 |
20.000 |
40.000 |
20.000 |
20.000 |
40.000 |
20.000 |
20.000 |
211.000 |
111.000 |
100.000 |
2 |
Đầu tư Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc ngành LĐTBXH |
3.000 |
3.000 |
- |
4.000 |
4.000 |
- |
4.000 |
4.000 |
- |
4.000 |
4.000 |
- |
4.000 |
4.000 |
- |
15.000 |
15.000 |
- |
3 |
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động |
1.886 |
500 |
1.386 |
2.693 |
800 |
1.893 |
2.653 |
900 |
1.753 |
2.193 |
700 |
1.493 |
2.193 |
700 |
1.493 |
11.618 |
3.600 |
8.018 |
- |
Tổ chức sàn giao dịch việc làm (phiên giao dịch việc làm lưu động, cố định, Ngày hội việc làm) |
386 |
100 |
286 |
386 |
100 |
286 |
846 |
300 |
546 |
386 |
100 |
286 |
386 |
100 |
286 |
2.390 |
700 |
1.690 |
- |
Hỗ trợ hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động (Cung-Cầu) |
1.200 |
300 |
900 |
1.507 |
500 |
1.007 |
1.507 |
500 |
1.007 |
1.507 |
500 |
1.007 |
1.507 |
500 |
1.007 |
7.228 |
2.300 |
4.928 |
- |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực |
300 |
100 |
200 |
800 |
200 |
600 |
300 |
100 |
200 |
300 |
100 |
200 |
300 |
100 |
200 |
2.000 |
600 |
1.400 |
4 |
Truyền thông, nâng cao năng lực (tuyên truyền, phóng sự, Hội nghị, Hội thảo, tờ rơi...) |
200 |
100 |
100 |
400 |
200 |
200 |
400 |
200 |
200 |
400 |
200 |
200 |
400 |
200 |
200 |
1.800 |
900 |
900 |
5 |
Hoạt động quản lý (Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, xăng xe, công tác phí...) |
200 |
100 |
100 |
200 |
100 |
100 |
400 |
200 |
200 |
400 |
200 |
200 |
400 |
200 |
200 |
1.600 |
800 |
800 |
TỔNG CỘNG: |
56.286 |
34.700 |
21.586 |
47.293 |
25.100 |
22.193 |
47.453 |
25.300 |
22.153 |
46.993 |
25.100 |
21.893 |
46.993 |
25.100 |
21.893 |
241.018 |
131.300 |
109.718 |