Chỉ thị 7124/CT-BNN-TY năm 2015 xử lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 7124/CT-BNN-TY |
Ngày ban hành | 31/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 31/08/2015 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7124/CT-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2015 |
VỀ VIỆC XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM XẾP LOẠI C THEO THÔNG TƯ 45/2014/TT-BNNPTNT.
Ngày 29/5/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 4211/CT-BNN-TY về việc tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật, nhiều địa phương đã và đang triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, trong 1010 cơ sở giết mổ động vật được kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT có tới 977 cơ sở xếp loại C (chiếm 96,73%); đã có 702 lượt tái kiểm tra đối với cơ sở giết mổ động vật xếp loại C, xong chỉ có 01 cơ sở lên loại B (chiếm 0,14%). Việc xử lý đối với các cơ sở giết mổ xếp loại C chưa triệt để, đặc biệt tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc còn tồn tại quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát và cơ sở xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (chi tiết tại Phụ lục 1) dẫn đến nguy cơ cao mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: (1) Chính quyền địa phương chưa thực hiện hoặc chưa triển khai thực hiện việc quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể về xây dựng mới hoặc nâng cấp các cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch; (2) sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật chưa chặt chẽ; (3) Chính quyền địa phương chưa công khai danh sách và có biện pháp kiên quyết đóng cửa cơ sở giết mổ xếp loại C; (4) công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở giết mổ chưa được tiến hành theo quy định; (5) công tác thông tin, tuyên truyền đối với người kinh doanh và tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa tốt.
Để xử lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C và thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thực hiện đầy đủ, có kết quả các giải pháp, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghiêm Điều 17 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, trong đó có việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở xếp loại C và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình chỉ đạo nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
SỐ LƯỢNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ NHỎ LẺ TOÀN QUỐC
VÀ TỶ LỆ KIỂM SOÁT
(Kèm theo Chỉ thị số 7124/CT-BNN-TY ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Địa phương/tỉnh |
Số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ |
Số CSGM được kiểm soát |
Tỷ lệ % số cơ sở kiểm soát |
1 |
Hà Nội |
2.417 |
0 |
0 |
2 |
Nam Định |
2.060 |
0 |
0 |
3 |
Ninh Bình |
1.341 |
0 |
0 |
4 |
Hà Nam |
654 |
33 |
5,05 |
5 |
Hòa Bình |
559 |
533 |
95,35 |
6 |
Sơn La |
407 |
405 |
99,51 |
7 |
Điện Biên |
207 |
207 |
100 |
8 |
Lai Châu |
213 |
213 |
100 |
9 |
Lào Cai |
372 |
21 |
5,65 |
10 |
Yên Bái |
638 |
0 |
0 |
11 |
Phú Thọ |
1.263 |
02 |
0,16 |
12 |
Vĩnh Phúc |
969 |
8 |
0,83 |
13 |
Hải Phòng |
1.571 |
0 |
0 |
14 |
Hải Dương |
588 |
25 |
4,25 |
15 |
Hưng Yên |
1.125 |
1 |
0,09 |
16 |
Thái Bình |
1.919 |
23 |
1,19 |
17 |
Bắc Ninh |
164 |
0 |
0 |
18 |
Bắc Giang |
2.133 |
1 |
0,04 |
19 |
Quảng Ninh |
866 |
0 |
0 |
20 |
Lạng Sơn |
577 |
0 |
0 |
21 |
Cao Bằng |
326 |
214 |
65,64 |
22 |
Bắc Cạn |
866 |
31 |
3,58 |
23 |
Thái Nguyên |
5 |
5 |
100 |
24 |
Tuyên Quang |
804 |
0 |
0 |
25 |
Hà Giang |
257 |
0 |
0 |
26 |
Thanh Hóa |
2.879 |
873 |
30,32 |
27 |
Nghệ An |
2.709 |
10 |
0,37 |
28 |
Hà Tĩnh |
415 |
415 |
100 |
29 |
Quảng Bình |
611 |
611 |
100 |
30 |
Quảng Trị |
236 |
236 |
100 |
31 |
Thừa Thiên-Huế |
35 |
35 |
100 |
32 |
Đà Nẵng |
15 |
15 |
100 |
33 |
Quảng Nam |
161 |
110 |
68,32 |
34 |
Quảng Ngãi |
439 |
439 |
100 |
35 |
Bình Định |
722 |
- |
- |
36 |
Phú Yên |
275 |
268 |
97,45 |
37 |
Khánh Hòa |
148 |
138 |
93,24 |
38 |
Kon Tum |
112 |
104 |
92,86 |
39 |
Gia Lai |
215 |
2 |
0,93 |
40 |
Đắc Lắc |
152 |
152 |
100 |
41 |
Đắc Nông |
45 |
45 |
100 |
42 |
Lâm Đồng |
429 |
163 |
37,99 |
43 |
Tp Hồ Chí Minh |
2 |
2 |
100 |
44 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
25 |
25 |
100 |
45 |
Đồng Nai |
59 |
59 |
100 |
46 |
Ninh Thuận |
66 |
29 |
43,94 |
47 |
Bình Thuận |
117 |
12 |
10,26 |
48 |
Bình Dương |
11 |
11 |
100 |
49 |
Bình Phước |
6 |
6 |
100 |
50 |
Tây Ninh |
33 |
33 |
100 |
51 |
Long An |
1 |
1 |
100 |
52 |
Tiền Giang |
0 |
0 |
|
53 |
Bến Tre |
215 |
- |
- |
54 |
Tp. Cần Thơ |
0 |
0 |
|
55 |
Đồng Tháp |
89 |
89 |
100 |
56 |
Vĩnh Long |
20 |
20 |
100 |
57 |
Trà Vinh |
140 |
130 |
92,86 |
58 |
An Giang |
35 |
35 |
100 |
59 |
Hậu Giang |
33 |
33 |
100 |
60 |
Sóc Trăng |
54 |
54 |
100 |
61 |
Kiên Giang |
71 |
71 |
100 |
62 |
Bạc Liêu |
19 |
- |
- |
63 |
Cà Mau |
0 |
0 |
|
1 |
Tổng |
32.895 |
5.948 |
|
Ghi chú: (-): Không có số liệu
CHÍNH SÁCH BIỆN PHÁP CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
(Kèm theo Chỉ thị số 7124/CT-BNN-TY ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. UBND các tỉnh ban hành những chính sách phù hợp, khuyến khích và thu hút được các nhà đầu tư tham gia trong công tác quy hoạch giết mổ (hỗ trợ tài chính, chính sách ưu đãi về thuế và đất đai; hỗ trợ các cơ sở giết mổ xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ đó thu hút được các nhà đầu tư; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ di dời vào khu quy hoạch).
2. Thông tin về quy hoạch, địa điểm phê duyệt quy hoạch được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung công tác quy hoạch giết mổ được triển khai tới các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật để thực hiện.
3. UBND tỉnh phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng liên kết chuỗi ngành hàng giữa sản xuất, giết mổ và phân phối tạo được lòng tin cho người tiêu dùng vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất; nâng cao vai trò chủ đạo của hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, lưu thông.
4. UBND các tỉnh này thành lập ban chỉ đạo sắp xếp giết mổ các cấp, đặc biệt là cấp xã để quản lý hiệu quả hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; tổ chức quản lý vệ sinh ATTP theo chuỗi và thực hiện đồng bộ trên toàn tỉnh; tổ chức sắp xếp những điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, đảm bảo điều kiện trong kinh doanh và thuận tiện cho người tiêu dùng.
5. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; đồng thời công bố thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và giám sát.
6. Nguồn kinh phí cho hoạt động thanh kiểm tra thường xuyên được dự trù và bố trí đủ để đảm bảo các hoạt động kiểm tra được thực hiện hiệu quả và liên tục trên địa bàn tỉnh.
7. Hàng quý tổ chức hội nghị giao ban rút kinh nghiệm, bàn giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác quản lý giết mổ, quản lý kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.