Chỉ thị 63-CT năm 1985 về đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện do Hội đồng bộ trưởng ban hành

Số hiệu 63-CT
Ngày ban hành 13/02/1985
Ngày có hiệu lực 28/02/1985
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 63-CT

Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG HUYỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CẤP HUYỆN.

Thi hành các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, của Trung ương và Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị quyết số 33-CP ngày 4-2-1978, số 50-HĐBT ngày 17-5-1983 và nhiều quyết định cụ thể về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện. Đầu tháng 10 năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng đã triệu tập hội nghị cấp huyện toàn quốc để kiểm điểm việc thực hiện và rút kinh nghiệm.

Từ những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 vừa qua đã ra Nghị quyết số 23 ngày 20-12-1984 về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện. Hội nghị Trung ương một lần nữa khẳng định vị trí hết sức trọng yếu, ý nghĩa chiến lược của công tác xây dựng huyện trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và quyết định từ nay đến năm 1990, phấn đấu xây dựng trên 400 huyện phát triển toàn diện, trước hết là các huyện trọng điểm, các huyện có vị trí trọng yếu về kinh tế, quốc phòng...

Để triển khai việc thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định một số việc sau đây để đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện trong thời gian tới.

I. TẬP TRUNG SỨC LÀM TỐT CÔNG TÁC QUY HOẠCH HUYỆN VÀ CƠ SỞ.

Uỷ ban Phân vùng Trung ương và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ, trước hết là các Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Thuỷ lợi, phải phối hợp chặt chẽ, hưỡng dẫn cụ thể Uỷ ban nhân dân của các tỉnh, thành phố chỉ đạo các huyện xây dựng và bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện và quy hoạch cụ thể của các ngành cơ sở đóng trên địa bàn huyện, bảo đảm hoàn thành vào cuối năm 1985.

Từ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện cần chú trọng rà soát lại quy hoạch của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp cho phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, đồng thời xúc tiến quy hoạch của các ngành công nghiệp (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất công cụ, sửa chữa cơ khí, điện, giao thông, vận tải, bưu điện, xây dựng...) phân phối lưu thông và các ngành khác (giáo dục, văn hoá, y tế, an ninh, quốc phòng).

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành của tỉnh cùng với huyện xây dựng quy hoạch ngành ở huyện và có trách nhiệm xét duyệt quy hoạch tổng thể của huyện.

Trong quy hoạch nếu có những vướng mắc về những cơ sở thuộc ngành Trung ương thì Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động lấy ý kiến của Bộ chủ quản; trường hợp không nhất trí thì trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Dưới sự hướng dẫn của các ngành ở Trung ương và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, quy hoạch các ngành ở huyện do giám đốc sở và thủ trưởng ngành xét duyệt.

Uỷ ban nhân dân huyện xét duyệt quy hoạch của cơ sở.

Uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng với Ban Xây dựng huyện Trung ương tổng kết việc xây dựng bổ sung quy hoạch ở các huyện điểm của Trung ương vào đầu quý I năm 1985 để có kinh nghiệm phổ biến rộng rãi.

Trong quý II năm 1985 tất cả các huyện điểm của tỉnh, thành phố phải làm xong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành.

Trên cơ sở hoàn chỉnh công tác quy hoạch , các huyện cần soát xét lại cơ cấu sản xuất (cây trồng, vật nuôi), phát triển ngành nghề trong các hợp tác xã; tập đoàn sản xuất, xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và tiến hành phân công lại lao động cho hợp lý.

Để tạo điều kiện cho cấp huyện có điều kiện sắp xếp lại sản xuất trên địa bàn theo quy hoạch, cần hoàn thành việc phân cấp quản lý và phân giao cơ sở cho huyện theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng như phân cấp tài chính, ngân sách, thương nghiệp, lương thực...; chậm nhất là hết quý I năm 1985 phải tiến hành phân cấp xong những cơ sở còn lại. Hiện nay, vấn đề phân công, phân cấp giữa tỉnh và huyện còn nhiều vướng mắc, cản trở, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần có sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ.

II. HOÀN THÀNH HỢP TÁC HOÁ NÔNG NGHIỆP, CỦNG CỐ QUAN HỆ SẢN XUẤT MỚI.

- Bộ Nông nghiệp cần có kế hoạch đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hoàn thành về cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp trong năm 1985 ở các tỉnh Nam bộ.

Đi đôi với việc cải tạo quan hệ sản xuất cần chú trọng chấn chỉnh công tác tổ chức sản xuất trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng cường kinh tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình đúng hướng để phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới, không ngừng nâng cao thu nhập của xã viên, tập đoàn viên.

- Phải áp dụng rộng rãi và hoàn thiện việc thực hiện chính sách khoán sản phẩm, phát huy vai trò tích cực của các đội chuyên khâu, sắp xếp lại hệ thống tổ chức lao động, nâng cao hiệu lực điều hành của ban quản lý hợp tác xã, của đội sản xuất.

Trong quá trình tổ chức lại và phát triển sản xuất theo quy hoạch nhằm từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, cần củng cố và phát triển các cơ sở quốc doanh sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các công ty dịch vụ sản xuất. Phải hướng hoạt động của các cơ sở kinh tế quốc doanh này đi vào hạch toán kinh tế, chống bao cấp, áp dụng rộng rãi chính sách liên kết kinh tế để kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành với cơ sở.

III. TẠO RA SỰ CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ VỀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LƯU THÔNG

Cần tập trung làm mấy việc chính sau đây:

Đẩy mạnh hoạt động của thương nghiệp xã hội chủ nghĩ bao gồm mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, kết hợp chặt chẽ hoạt động của hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng và hợp tác xã sản xuất để nắm hàng, nắm tiền tận gốc, loại trừ tư thương tranh mua tranh bán với thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và cung cấp tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng đến tay nông dân.

Cùng với nguồn hàng do Trung ương và tỉnh cung cấp, huyện cần có kế hoạch phát triển hàng tiêu dùng tại chỗ (sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay, hàng tiêu dùng thông thường...) để có điều kiện vững chắc thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều, thúc đẩy sản xuất phát triển, trên cơ sở đó tăng thêm khả năng nắm nguồn hàng.

Củng cố các hợp tác xã tính dụng và hợp tác xã mua bán, chú trọng huy động tiền nhàn rỗi của xã viên làm vốn kinh doanh.

Trên cơ sở nắm hàng, nằm tiền, huyện phải phấn đấu thực hiện nhiệm vụ làm chủ thị trường, giá cả trên địa bàn huyện. Phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định phân cấp về quản lý của Nhà nước.

Tiếp tục cải tiến việc xây dựng và quản lý ngân sách làm cho huyện thực sự trở thành cấp quản lý ngân sách.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần giúp cho huyện thăng bằng thu chi và từng bước tăng tích luỹ, hàng năm dành một số vốn cho xây dựng cơ bản để thực hiện mục tiêu của quy hoạch kinh tế - xã hội.

Việc sử dụng nguồn vốn trong những năm đầu cần tập trung cho những công trình trực tiếp phục vụ sản xuất để nhanh chóng tạo ra nguồn thu mới như thuỷ lợi, sức kéo, vận tải, cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu...

Phải có kế hoạch phát triển sản xuất nhằm từng bước tạo ra những mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn và giá trị kinh tế cao; đồng thời phát triển sản xuất những đặc sản của từng địa phương.

Phấn đấu đến năm 1990 bình quân mỗi huyện tạo ra một lượng hàng xuất khẩu có giá trị từ 2 đến 1 triệu rúp-đôla, chủ yếu là hàng nông, lâm, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu địa phương là chính (hiện nay hàng nông sản xuất khẩu của địa bàn huyện chiếm gần 60%, số huyện có từ 1 triệu rúp-đôla trở lên mới có trên 10%).

Bộ Ngoại thương cùng với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho cấp huyện các chủ trương, chính sách xuất nhập khẩu cần thiết, nghiên cứu bổ sung các chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cấp huyện nhằm tạo ra phong trào làm hàng xuất khẩu thật rộng rãi.

IV. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ.

Các huyện cần quán triệt phương hướng phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch và những chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp quản lý kinh tế, phân giao cơ sở cho huyện, về liên kết kinh tế, về cải tiến công tác kế hoạch hoá... để xây dựng kế hoạch năm 1985 và kế hoạch 5 năm 1986-1990 với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo , nhằm phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế.

Các ngành Trung ương và tỉnh cần hướng dẫn việc phát triển kinh tế ngành trên địa vàn huyện và có biện pháp bảo đảm cân đối kịp thời vật tư, hàng hoá tương ứng với nhiệm vụ đã được xác định trong kế hoạch pháp lệnh.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng với các tỉnh, thành phố căn cứ vào chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, hướng dẫn, áp dụng trước ở 85 huyện điểm của các tỉnh, thành phố; cần đặc biệt chú trọng các vấn đề phát huy vai trò chủ động, tích cực của huyện và cơ sở, thực hiện cân đối từ bốn nguồn khả năng và tổ chức rút kinh nghiệm để phổ biến cho các huyện khác.

V. KẾT HỢP CHẶT CHẼ KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ XÃ HỘI.

Bộ Quốc phòng cùng với Ban Xây dựng huyện Trưng ương, các Bộ, các ngành, các địa phương có liên quan sơ kết công tác xây dựng huyện về kinh tế - xã hội kết hợp với xây dựng pháo đài quân sự huyện ở 6 tỉnh biên giới phia Bắc, nhất là 31 huyện, thị xã biên giới và các huyện kế cận.

Rà soát lại việc này ở các huyện hậu phương, chú trọng thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Nghiên cứu bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kết hợp với quốc phòng an ninh trong các lực lượng vũ trang (quân đội, công an).

VI. TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ, KIỆN TOÀN BỘ MÁY.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các ngành của tỉnh và huyện trong năm 1985 kiện toàn xong bộ máy cấp huyện theo Quyết định của Hôi đồng Bộ trưởng, làm xong quy hoạch cán bộ của huyện. Cần có biện pháp cụ thể phát huy chức năng của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã và các đoàn thể quần chúng trong quản lý kinh tế xã hội. Đồng thời, cần tăng cường cán bộ có năng lực cho huyện, kể cả số cán bộ phụ trách ngành, xí nghiệp, công ty...nhất là các huyện điểm và những huyện có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

Ban Tổ chức của Chỉnh phủ sớm tổng hợp tình hình phân bố và sử dụng đội ngũ cán bộ hiện nay theo cơ cấu kinh tế các nhóm huyện về quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh, chú ý việc sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với ngành nghề; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ trình Hội đồng Bộ trường vào quý II năm 1985.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng những kết quả cụ thể về tăng cường đội ngũ cán bộ cho huyện vào cuối quý I năm 1985.

VII. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG HUYỆN

Ban Thi đua Trung ương và Ban Xây dựng huyện Trung ương phối hợp với các tỉnnh, thành phố, theo dõi chặt chẽ phong trào thi đua giữa các huyện và kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng khen thưởng kịp thời những huyện có thành tích xuất sắc trong thời gian vừa qua.

Từ nay, việc khen thưởng thi đua cho các cấp, các ngành phải có thêm tiêu chuẩn về kết quả công tác xây dựng huyện và xây dựng ngành ở huyện.

VIII. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

Các ngành ở Trung ương, các cấp tỉnh, thành phố, nhất là cấp huyện, phải tố chức quản triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa chiến lược của công tác xây dựng huyện đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nắm chắc nội dung xây dựng huyện là xây dựng cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp (nông - lâm - công nghiệp, nông - ngư - công nghiệp) sát với từng vùng. Gắn liền với cơ cấu kinh tế, phải thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới để bảo đảm cho huyện và cơ sở thực sự làm chủ sản xuất, làm chủ phân phối lưu thông, tổ chức tốt đời sống nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ xây dựng huyện của ngành mình; củng cố bộ phân công tác chuyên trách, bố trí một số chuyên viên có năng lực đủ sức triển khai công việc.

Ban Xây dựng huyện Trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai việc thực hiện Nghị quyết; cùng với các Bộ chủ quản, các địa phương sơ kết việc thực hiện Nghị quyết; thường xuyên báo cáo kết quả công tác xây dựng huyện cho Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng.

Công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện đang có những biến chuyển mới. Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện chỉ thị này một cách khẩn trương, vững chắc để tạo nên sự chuyển biến mới ở tất cả các huyện, trước hết là các huyện điểm và những huyện trọng yếu về kinh tế, quốc phòng.

 

 

Tố Hữu

(Đã ký)