Chỉ thị 58/2002/CT.UBBT về chấn chỉnh hoạt động cưa xẻ, chế biến hàng mộc gia dụng, tổ chức quản lý và phân công nhiệm vụ cung ứng gỗ trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 58/2002/CT.UBBT
Ngày ban hành 23/12/2002
Ngày có hiệu lực 23/12/2002
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Huỳnh Tấn Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2002/CT.UBBT

Phan Thiết, ngày 23 tháng 12 năm 2002

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC: CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG CƯA XẺ, CHẾ BIẾN HÀNG MỘC GIA DỤNG, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CUNG ỨNG GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ trên địa bàn toàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp có quy hoạch, có đăng ký hành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, việc cấp phép hành nghề kinh doanh, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế trên từng địa bàn cụ thể, chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu cung ứng cho hoạt động này; việc quản lý các cơ sở cưa xẻ, chế biến hàng mộc còn nhiều hạn chế, tình trạng mua bán, cưa xẻ gỗ trái phép vẫn xảy ra ở nhiều cơ sở, một số cá nhân đã lợi dụng việc bãi bỏ giấy phép chế biến gỗ và lâm sản để lắp đặt xưởng cưa không đúng theo nội dung cho phép của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Mặc dù cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm nhiều lần nhưng không ngăn chặn có hiệu quả, trong đó nguyên nhân là sự phối hợp các ngành chức năng của tỉnh chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, tạo sơ hở cho các cơ sở lợi dụng hoạt động cưa xẻ, mua bán gỗ trái phép.

Để thực hiện tốt Phương án bố trí mạng lưới cưa xẻ, chế biến và cung ứng cho nhu cầu gỗ trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu cung ứng gỗ xây dựng cơ bản, tàu thuyền, hàng mộc gia dụng, phát triển ổn định ngành chế biến lâm sản; quản lý có hiệu quả đối với ngành nghề cưa xẻ, chế biến, góp phần tích cực ngăn chặn việc phá rừng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển gỗ trái phép, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ thị:

1/ Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp & PTNT:

1.1-Phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư hướng dẫn Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức cho các cơ sở kinh doanh cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng đăng ký kê khai: năng lực, phương tiện chế biến, nhu cầu gỗ tròn, sản phẩm chế biến và đăng ký hành nghề kinh doanh. Tùy theo quy mô của mỗi cơ sở mà hướng dẫn họ lập thủ tục để được cấp phép.

1.2-Việc cung ứng gỗ cho đóng sữa tàu thuyền, giao Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp nắm chắc nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở từng khu vực để có phương thức tổ chức cung ứng, bảo đảm đáp ứng phần lớn nhu cầu phát triển nghề cá tại địa phương.

1.3-Thẩm định các phương án cung ứng, tiêu thụ gỗ từ các nguồn khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng; xây dựng phương án cung ứng gỗ để tham mưu UBND Tỉnh và tổ chức kiểm tra việc thực hiện phương án này.

1.4-Phối hợp Chi cục kiểm lâm, Sở Kế hoạch - đầu tư và UBND các huyện, thành phố kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biến, cưa xẻ gỗ.

1.5-Chịu trách nhiệm tổng hợp, theo dõi hoạt động cưa xẻ, chế biến , tiêu thụ gỗ, có báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và các ngành liên quan biết.

2/ Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp – PTNT hướng dẫn Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức cho các cơ sở kinh doanh cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng đăng ký kê khai: năng lực, phương tiện chế biến, nhu cầu gỗ tròn, sản phẩm chế biến và đăng ký hành nghề kinh doanh. Tùy theo quy mô của mỗi cơ sở mà hướng dẫn họ lập thủ tục để được cấp phép, nếu là doanh nghiệp thì sở Kế hoạch – Đầu tư, nếu là hộ kinh doanh nhỏ theo Nghị định 02/2000/CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì do huyện cấp phép, nếu không thuộc 2 đối tượng trên thì đăng ký với UBND phường, xã sở tại để theo dõi quản lý hoạt động. Trước khi cấp phép cần lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp- PTNT (nếu do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp phép) và của Phòng Nông nghiệp-PTNT (nếu huyện cấp phép).

Đối với những nơi mà nhu cầu cưa xẻ gỗ chưa thật cần thiết thì tạm thời không cấp phép thành lập doanh nghiệp cưa xẻ gỗ để từng bước sắp xếp lại theo quy hoạch.

Sau khi cấp phép hoạt động kinh doanh phải sao gửi cho cơ quan thuế một bản để phối hợp theo dõi, quản lý thu thuế.

3/ Giao Chi cục Kiểm lâm:

3.1-Chỉ đạo các Hạt kiểm lâm hướng dẫn các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cưa xẻ gỗ, chế biến hàng mộc gia dụng và các cơ sở buôn bán gỗ về thủ tục nhập, xuất gỗ; phân công công chức kiểm lâm thường xuyên kiểm tra các cơ sở cưa xẻ gỗ, sản xuất hàng mộc dân dụng và các cơ sở buôn bán gỗ, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ, sản xuất hàng mộc gia dụng nào tàng trữ gỗ trái phép hoặc hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ nhưng không làm thủ tục nhập gỗ hay gỗ không có nguồn gốc hợp pháp thì xử phạt vi phạm hành chính: phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tước quyền sử dụng giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Trường hợp phát hiện giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng thẩm quyền hoặc hoạt động kinh doanh không đúng nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lắp đặt máy cưa trái phép (không đúng nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp) thì thu hồi ngay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và báo cho cơ quan cấp phép biết để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2-Tham gia cùng các ngành liên quan thẩm định việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh của các cơ sở chế biến và cung ứng gỗ.       

4/ Giao Sở Tài chính – Vật giá:

4.1-Chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thực hiện chủ trương bán gỗ thu bắt từ nhóm II đến nhóm VIII như tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.

4.2-Chủ trì phối hợp với Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thuế tỉnh thống nhất quy định việc thi công xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước có sử dụng gỗ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định mới được thanh toán.

5/ Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:

Hướng dẫn cho các cơ sở đăng ký hành nghề kinh doanh cưa xẻ, chế biến gỗ nộp thuế; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu đầy đủ các khoản thuế theo quy định của Nhà nước, xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm Luật thuế và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề kinh doanh.

6/ Lực lượng cảnh sát kinh tế và quản lý thị trường tỉnh:

Lực lượng cảnh sát kinh tế và quản lý thị trường tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biến, cưa xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc gia dụng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình. Qua kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý lâm sản thì tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao hồ sơ vi phạm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

7/ Chính quyền các cấp:

7.1-Cấp huyện, thành phố có trách nhiệm:

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: hướng dẫn các hộ chuyên kinh doanh cưa xẻ, chế biến gỗ đăng ký kê khai: năng lực, phương tiện chế biến, nhu cầu gỗ tròn, sản phẩm chế biến và đăng ký hành nghề kinh doanh; khi cấp phép hành nghề phải lấy ý kiến của Phòng Nôngnghiệp –PTNT; các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thuộc diện đăng ký hành nghề theo Nghị định 02, phải đăng ký hoạt động cưa xẻ, chế biến tại phường, xã và cũng phải có ý kiến của Phòng Nông nghiệp –PTNT.

- Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện khi cấp phép hành nghề kinh doanh cưa xẻ, chế biến gỗ thuộc thẩm quyền phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải xác định được nhu cầu, nguồn gốc gỗ đưa vào chế biến. Sau khi cấp phép hoạt động kinh doanh phải sao gửi cho cơ quan thuế một bản để phối hợp theo dõi, quản lý thu thuế.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ