Chỉ thị 311-TTg năm 1975 về việc tăng cường chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch, bảo vệ sức khỏe của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 311-TTg |
Ngày ban hành | 29/09/1975 |
Ngày có hiệu lực | 14/10/1975 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Trần Hữu Dực |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
CHÍNH PHỦ |
VIÊT |
Số: 311-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 1975 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH, PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN.
Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Phong trào vệ sinh yêu nước đã được phát động rộng rãi trong quần chúng. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhiều địa phương đã làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch.
Nhưng những năm gần đâym công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch có nhiều thiếu sót; nhiều cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, nhiều ngành kể cả ngành y tế, chưa quán triệt phương châm phòng bệnh là chính, chưa chú trọng chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch. Do đó, việc vận động làm các công trình vệ sinh bị buông lỏng, ở nông thôn, số hố xí làm thê được rất ít, không đủ bù lại số hư hỏng. Năm 1968, có 74% gia đình có hố xí, nay chỉ còn 53%. Việc dùng phân tươi bón ruộng, bón rau, nuôi cá còn phổ biến ở vùng đồng bằng, nhất là ở vùng ngoại thành, ngoại thị. Ở các thành phố và một số thị xã, hố xí thiếu nghiêm trọng; phân, rác, ứ đọng không giải quyết kịp thời; vệ sinh trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu tập thể còn kém. Ruồi, muỗi, chuột phát triển nhanh. Phong trào 3 diệt (diệt ruồi, diệt muỗi. diệt chuột), 3 sạch (ăn sạch, uống sạch, ở sạch) trong nhân dân không được duy trì thường xuyên. Ở miền núi nhiều nơi còn để trâu, bò, lợn, gà....dưới gầm nhà sàn. Vấn đề vệ sinh trong các khâu chế biến, chuyên chở, phục vụ của các cơ sở thực phẩm của quốc doanh, hợp tác xã và tư nhân còn rất nhiều thiếu sót. Công tác tiêm phòng chưa được chặt chẽ; các ổ dịch chưa được phát triển kịp thời, chưa được xử lý triệt để, nên dịch bệnh phát triển. Hệ thống tổ chức vệ sinh phòng bệnh từ trung ương đến cơ sở chưa được củng cố và tăng cường; lực lượng chống dịch chưa đựơc sẵn sàng ; chế độ báo cáo về dịch không được chấp hành nghiêm chỉnh.
Do những thiếu sót trên cộng với thời tiết không bình thường, trong năm 1974, một số bệnh dịch phát triển và kéo dài. Số người mắc bệnh và số người chết tăng lên, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của nhân dân.
Để tăng cường bảo vệ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ to lớn của cách mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các Ủy ban hành chính địa phương tăng cường chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch , phấn đấu không để dịch xảy ra, nếu dịch xảy ra thì dập tắt kịp thời. Phải bảo đảm không được phát trở lại các bệnh dịch tả, dịch hàn, đậu mùa. Phải thanh toán về những căn bệnh bại liệt, bệnh thương hàn, bệnh sốt rét, phải khống chế bệnh lỵ, ỉa chảy, bạch hầu, ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch khác (cúm, sởi, sốt xuất huyết, viêm, não, v.v...)
Cần tập trung làm tốt các việc sau đây:
1. Trong vòng từ 3 đến 5 năm tới phải cố gắng xây dựng đủ các công trình vệ sinh, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Phải củng cố và quản lý tốt các công trình đã có.
a) Ở các thành phố, thị xã, xí nghiệp, cơ quan, trường học, khu tập thể....phải xây dựng đủ hố xí cần thiết.Chỉ được xây dựng 3 loại hố xi: hố xí tự hoại, hố xí bán tự hoại và hố xí 2 ngăn. Phải thay hết hố xí thùng. Những công trình mới, do Nhà nước xây dựng ở các khu vực nội thành, nội thị, khu công nghiệp, chỉ được xây dựng hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại.
Phải giữ gìn hố xí sạch sẽ, sửa chữa hố xí hỏng. Hố xí 2 ngăn phải được giữ kín, khô, sạch và phải cung cấp đủ chất độn và bảo đảm diệt trùng trong phân trước khi đem sử dụng. Chấm dứt việc làm phân tươi để bón ruộng, bón rau, đổ xuống ao, hồ để nuôi cá.
Ở những nơi tập trung, đông người qua lại (chợ, bến xe, công viên, v.v....) cần có đủ hố xí, hố tiểu công cộng và có người làm vệ sinh thường xuyên.
Những nơi không có nước máy, phải làm đủ giếng nước sạch để dùng. Phải làm đủ nhà tắm, nhà vệ sinh kinh nguỵêt theo quy định. Phải sửa chữa và xây đủ cống rãnh cần thiết.
b)Ở nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động phong trào làm 3 công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm). Phấn đấu mỗi gia đình có một hố xí 2 ngăn ủ phân tại chỗ, kín, khô,sạch. Cần phát huy sáng kiến của nhân dân để khai thác vật liệu địa phương làm hố xí, sửa chữa hố xí hỏng hoặc đúng quy cách theo sự hướng dẫn của ngành y tế. Phải coi trọng bảo quản và sử dụng hố xí hợp với yêu cầu vệ sinh. Các hợp tác xã nông nghiệp có trách nhiệm vận động nhân dân làm hố xí, bảo quản hố xí và quản lý chặt chẽ việc sử dụng phân theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế và Uỷ ban Nông nghiệp trung ương về xử lý phân, đảm bảo diệt trùng trước khi đem sử dụng. Phải từng bước thanh toán việc dùng phân bắc chưa được xử lý để bón ruộng bằng cách thanh toan hố xí thùng, làm tốt hố xí 2 ngăn và quản lý chặt chẽ việc sử dụng phân.
Phấn đấu từ 1 đến 3 gia đình có giếng nước sạch và 1 nhà tắm. Nơi nào không đào được giếng có nước sạch, phải xây bể nước lọc, bể chứa nước mưa bảo đảm có nước sạch để dùng. Phải thanh toán dần việc dùng nước ao tù để ăn, uống, tắm, rửa. Ở những vùng chua mặn, vùng không có mạch nước tốt, Bộ Thuỷ lợi và Bộ Xây dựng cần có biện pháp để giải quyết nước dùng trong sinh hoạt cho nhân dân, bằng cách kết hợp làm kênh mương đưa nước ngọt nơi khác về cho đồng ruộng với việc xây bể lọc nước.
c) Ở miền núi, phải tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng và chống dịch
|
K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |