Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Chỉ thị 31/2005/CT-UBND về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 31/2005/CT-UBND
Ngày ban hành 26/10/2005
Ngày có hiệu lực 26/10/2005
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2005/CT-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2005 

 

CHỈ THỊ

VỀ TẬP TRUNG THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ, CÓ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG NGỪA VÀ ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH CÚM GIA CẦM (H5N1) VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI

Thực hiện Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người; để chủ động đối phó với tinh thần nỗ lực cao nhất, khẩn trương nhất, không để xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường, xã·,thị trấn và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn cấp các việc sau đây :

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia cầm-thủy cầm thµnh phè và quận - huyện

1.1. Nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp, các biện pháp đối phó nhanh, tích cực, hiệu quả để phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trước ngày 30 tháng 10 năm 2005 để khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện phòng, chống dịch với tinh thần chủ động cao nhất.

1.2. Căn cứ kế hoạch hành động khẩn cấp đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, các sở - ngành thành phố có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai ngay kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với dịch bệnh trên tinh thần nỗ lực cao nhất, không để xảy ra dịch.

1.3. Hàng tháng, tiến hành họp giao ban cấp thành phố về tình hình thực hiện Chỉ thị này và triển khai các biện pháp bổ sung để việc phòng và chống dịch có hiệu quả cao nhất.

2. Ủy ban nhân dân các quận - huyện

2.1. Chủ trì phối hợp với ngành Y tế, Thú y, chỉ đạo các phường, xã, thị trấn vàcác đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ tình hình chăn nuôi gia cầm tại địa phương và kiên quyết xử lý như sau :

a) Tiếp tục cấm chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn thành phố.

b) Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi nhỏ lẻ gia cầm, tăng cường giết mổ tự tiêu dùng trong gia đình đến hạn chót ngày 10 tháng 11 năm 2005 và sau đó không nuôi mới trở lại.

c) Yêu cầu các cơ sở, hộ nuôi gia cầm quy mô sản xuất hàng hóa, đã được tiêm phòng phải đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, thường xuyên tiêu độc sát trùng và đi đến việc ngưng nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố; khuyến cáo người chăn nuôi chuyển đổi ngành nghề.

Hạn chót đến ngày 15 tháng 11 năm 2005, các hộ chăn nuôi gia cầm xuất bán hết chuồng và không nuôi mới trở lại.

d) Đình chỉ các hoạt động tham quan chim cảnh tại các khu vui chơi giải trí và đình chỉ kinh doanh chim cảnh (kể cả các địa điểm bán chim phóng sanh) trên toàn địa bàn thành phố cho đến khi có chủ trương mới.

2.2. Tổ chức triển khai khẩn trương, kiên quyết các biện pháp theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố.

2.3. Ủy ban nhân dân các quận - huyện có biện pháp tuyên truyền sâu rộng, đưa nội dung phòng, chống dịch cúm vào sinh hoạt thường xuyên ở khu phố, tổ nhân dân;đảm bảo thông tin đến tận từng người dân để nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ cộng đồng.

2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải chịu trách nhiệm, nếu còn tồn tại các trường hợp chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm trái phép trên địa bàn do mình quản lý.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1. Thông báo các địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng để người dân cung cấp thông tin khi phát hiện những địa điểm kinh doanh trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm, kinh doanh chim cảnh, chăn nuôi thủy cầm hoặc khai báo khi có dịch xảy ra.

3.2. Chỉ đạo Chi cục thú y khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm: Thực hiện công tác giám sát dịch bệnh; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện qui trình tiêu độc sát trùng; chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ và kiểm soát chặt chẽ nguồn gia cầm nhập; chuẩn bị đầy đủ hoá chất tiêu độc sát trùng, cung cấp hoá chất, hướng dẫn cho người chăn nuôi để tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ; khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm phòng vắc xin đúng tiến độ, đúng quy trình và giám sát chặt chẽ dịch tễ đối với đàn gia cầm trong thời gian trước khi chấm dứt nuôi.

3.3. Đối với các cơ sở giống gia cầm của thành phố, đề xuất ngay biện pháp xử lý thích hợp, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.4. Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính, Hội Nông dân thành phố và các quận - huyện đề xuất chính sách hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm sản xuất hàng hoá chuyển sang ngành nghề khác trong tháng 11 năm 2005.

3.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế hoàn tất việc xây dựng hệ thống cảnh báo dịch bệnh, thường xuyên cập nhật theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh trên gia cầm và trên người tại thành phố, trong nước và quốc tế, nhằm kịp thời đối phó với mọi tình huống khi xảy ra.

4. Sở Y tế

4.1. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc chữa bệnh; phân công trách nhiệm các đơn vị trực thuộc, phối hợp với các đơn vị y tế trung ương sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh trong khu vực; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và nâng cấp các cơ sở y tế đủ điều kiện tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi có đại dịch xảy ra, thực hiện phương án “3 tại chỗ”: Lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và xử lý tại chỗ.

4.2. Chỉ đạo thực hiện công tác giám sát tình hình sức khỏe đối với các cá nhân, lao động có tiếp xúc, trực tiếp tham gia chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, sản xuất có liên quan đến gia cầm và sản phẩm gia cầm; kiểm tra bảo hộ lao động, hướng dẫn công tác tiêu độc sát trùng môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh, sản xuất có liên quan đến gia cầm và sản phẩm gia cầm.

4.3. Có kế hoạch, tổ chức tổng diễn tập tình huống xảy ra dịch cúm gia cầm lây cho người.

4.4. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các Đoàn thể, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các Hội Đoàn xây dựng nội dung tuyên truyền, cung cấp nội dung tuyên truyền cho các quận - huyện, phường - xã, thị trấn để tổ chức phổ biến, sinh hoạt trong nhân dân, trường học, cơ quan, doanh nghiệp.

[...]