Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 29/CT-UBND
Ngày ban hành 27/12/2022
Ngày có hiệu lực 27/12/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Lê Duy Thành
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 12 năm 2022

CHỈ THỊ

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực; các cấp chính quyền đã nâng cao vai trò, trách nhiệm và phát huy được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản vẫn còn những bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu: Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa chặt chẽ; quá trình khai thác khoáng sản không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; còn có các điểm mỏ khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng thời hạn việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ theo quy định; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thời gian vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; việc tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt để…

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên là do sự chưa có vào cuộc quyết liệt của của một số ngành, cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương, thậm chí còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào các cơ quan cấp trên; chưa kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác khoáng sản trái phép; chưa kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về khoáng sản; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản chưa chặt chẽ.

Để chấn chỉnh ngay tình trạng này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đảm bảo việc thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo sau:

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản. Không tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cấp giấy phép mới hoặc gia hạn Giấy phép thăm dò, khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Kiên quyết đề xuất UBND tỉnh đình chỉ khai thác và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân vi phạm.

b) Khẩn trương thực hiện việc hướng dẫn chi tiết về nội dung của Thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản (Thời gian khai thác; giờ khai thác trong ngày; trữ lượng khai thác; nơi tiêu thụ sản phẩm khoáng sản; số lượng và số hiệu, biển kiểm soát của phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển; các giải pháp về bảo vệ môi trường sẽ thực hiện trong quá trình khai thác…) và có văn bản yêu cầu Chủ điểm mỏ thực hiện để các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và nhân dân biết, tham gia giám sát thực hiện.

c) Chỉ đạo, đôn đốc tất cả các chủ điểm mỏ thực hiện lắp đặt trạm cân; lắp camera… và phối hợp với UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai nội dung Thông báo khai thác khoáng sản để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và người dân tham gia giám sát việc chấp hành của các chủ điểm mỏ. Trường hợp chủ điểm mỏ chưa thực hiện hoặc không thực hiện phải kiên quyết báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản.

c) Khẩn trương tổ chức rà soát, đôn đốc tất cả các mỏ đã khai thác hết trữ lượng hoặc đã hết hạn khai thác thực hiện ngay việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và yêu cầu thực hiện đóng cửa mỏ để bàn giao cho địa phương, chủ sử dụng đất quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

d) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

e) Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh đã được ký kết và Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

f) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản ở các điểm mỏ không theo đúng nội dung giấy phép, vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; các điểm mỏ được phép cấp phép đã hết hạn hoặc hết trữ lượng... mà không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và thực hiện đóng cửa mỏ để bàn giao cho địa phương, chủ sử dụng đất quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Sở Giao thông Vận tải:

a) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện vận chuyển khoáng sản và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quá khổ, quá tải trọng cho phép theo quy định, đặc biệt là ở những tuyến đường mà các phương tiện vận chuyển khoáng sản từ điểm mỏ đi qua.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý các bến bãi tập kết cát, sỏi. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh tình trạng lập bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép. Kiên quyết xử lý dứt điểm các bến bãi tập kết cát, sỏi; bến thủy nội địa trái phép, tự phát không đảm bảo theo quy định. Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy thuộc thẩm quyền và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, sỏi trái phép, thi công không đúng chuẩn tắc thiết kế và thời gian quy định.

c) Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền các cấp trong việc quản lý, ngăn chặn và xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép.

3. Sở Xây dựng:

a) Rà soát, thống kê và cập nhật nhu cầu về sử dụng vật liệu san lấp phục vụ thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cập nhật vào quy hoạch tỉnh hoặc khoanh định các điểm mỏ khai thác để quản lý, xem xét cấp phép phục vụ thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, tránh lãng phí tài nguyên khoáng sản và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu sản xuất của các cơ sở, nhà máy sản xuất gạch và việc sử dụng vật liệu san lấp của các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng vật liệu là khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và từ hoạt động khai thác trái phép.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, lực lượng chức năng, Công an các huyện, thành phố và Công an các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép và vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác đất, cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an ninh, trật tự.

b) Chủ động điều tra, đấu tranh, xử lý hình sự và triệt phá các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép và các vụ việc trốn thuế đối với hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự do cơ quan Thuế và các cơ quan có liên quan kiến nghị giải quyết.

c) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tải trọng xe và kiên quyết xử lý nghiêm các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, xe quá khổ, xe quá tải và vi phạm quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong vận chuyển. Đặc biệt tăng cường lực lượng tuần tra, lập chốt kiểm soát ở những tuyến đường mà các phương tiện vận chuyển khoáng sản thường xuyên đi qua.

d) Giám đốc Công an tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác đất, cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh. Đồng thời gắn rõ trách nhiệm của từng đơn vị nghiệp vụ, Công an cấp huyện, Công an cấp xã và cán bộ, chiến sỹ được phân công quản lý theo lĩnh vực, địa bàn và xử lý về trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm về khai thác đất, cát, sỏi, đất san lấp trái phép và sử dụng các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tại trọng quy định.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, UBND cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý, bảo vệ đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hành lang an toàn đê điều để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trên diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hoạt động tập kết cát sỏi vi phạm hành lang an toàn đê điều, ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão. Thực hiện các biện pháp bảo vệ lòng, bờ bãi sông gắn với yêu cầu về chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan ven sông theo quy định tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND huyện, thành phố thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư có liên quan đến việc hạ cốt đất nông nghiệp và lâm nghiệp, nạo vét công trình thủy lợi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không để lợi dụng việc hạ cốt, nạo vét để khai thác khoáng sản đất san lấp.

c) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc trồng rừng thay thế đối với các diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng để khai thác đất san lấp và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về trồng rừng thay thế.

d) Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra việc lợi dụng các dự án hạ cốt đất nông nghiệp và lâm nghiệp, nạo vét công trình thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, khai thác đất trái phép trên diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Công Thương:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ