Chỉ thị 25-CT/TW năm 2008 tăng cường công tác xây dựng đảng trong cơ quan báo chí do Ban Bí thư ban hành
Số hiệu | 25-CT/TW |
Ngày ban hành | 31/07/2008 |
Ngày có hiệu lực | 31/07/2008 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Ban Bí thư |
Người ký | Trương Tấn Sang |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BAN
BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 25-CT/TW |
Hà Nội, Ngày 31 tháng 7 năm 2008 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
Trong những năm qua, báo chí nước ta ngày càng thể hiện tốt vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí tiếp tục phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ làm báo, số lượng người đọc; cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính được tăng cường; tác động, ảnh hưởng của báo chí được mở rộng. Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, chống "diễn biến hoà bình"... góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động báo chí đã bộc lộ một số yếu kém, khuyết điểm mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm được khắc phục; có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá; có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt…
Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm nêu trên là do công tác quản lý bị buông lỏng, chỉ đạo bị động, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của báo chí; công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, trách nhiệm, tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên và người đứng đầu cơ quan báo chí chưa được đề cao.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" đã xác định: “Coi trọng, chăm lo công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí. Đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động báo chí”.
Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí phải được tăng cường mạnh mẽ nhằm đảm bảo mục đích, yêu cầu và thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp sau:
1- Làm cho các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan báo chí nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò quan trọng của báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí.
2- Xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các cơ quan báo chí vững mạnh, thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo, tổ chức cho cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên thực hiện đúng và nghiêm túc các quan điểm, chủ trương, đường lối, điều lệ, các quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tôn chỉ, mục đích của báo chí; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, xây dựng, rèn luyện đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ có đạo đức trong sáng, góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam.
3- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, khắc phục những biểu hiện lệch lạc về chính trị, tư tưởng, xa rời tôn chỉ, mục đích của báo chí.
- Cần phân công công việc, sắp xếp lịch công tác của đảng viên trong cơ quan báo chí một cách hợp lý để duy trì có nền nếp lịch sinh hoạt chi bộ, cấp uỷ; đảm bảo thực hiện tốt nội dung sinh hoạt theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW, ngày 25-5-2007 của Ban Tổ chức Trung ương; khắc phục sự trùng lặp nội dung sinh hoạt đảng với nội dung sinh hoạt chuyên môn; tăng cường sinh hoạt theo chuyên đề trong sinh hoạt đảng, cần chú trọng nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm nghề nghiệp của người làm báo trước pháp luật, xã hội và trước sự nghiệp chung của đất nước; việc thực hiện 9 điều "Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam"; quy định của pháp luật về nội dung các trang web, các blog; về những điều đảng viên không được làm...
- Cấp uỷ cơ quan báo chí cần nghiên cứu, phổ biến đầy đủ đến mọi đảng viên và thực hiện nghiêm Quy định số 165-QĐ/TW, ngày 21-4-2006 của Ban Bí thư (khoá IX) về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí; xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để thực hiện.
- Bên cạnh việc quản lý đảng viên trong chi bộ, cần kết hợp với việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá về đảng viên của quần chúng trong cơ quan báo chí, của cấp uỷ nơi gia đình cư trú, nơi đến cư trú hoặc ở cơ sở đào tạo...
- Giáo dục đảng viên kết hợp với công tác giáo dục đoàn viên, hội viên, quần chúng (công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nhà báo...) trong các cơ quan báo chí. Nội dung giáo dục cần hướng vào việc nâng cao kiến thức chính trị - xã hội, pháp luật, trách nhiệm xã hội, tác phong công tác, cách thức ứng xử tình huống...
- Có kế hoạch giáo dục, rèn luyện phóng viên, biên tập viên trẻ tuổi để họ sớm đứng trong hàng ngũ của Đảng. Tăng cường công tác phát triển đảng viên trong các cơ quan báo chí.
- Trong công tác tuyển chọn phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên và trong quy trình bố trí cấp uỷ, bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí, phải đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện đúng Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.
- Xây dựng tiêu chuẩn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà báo về phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành luật pháp, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn và quy tắc ứng xử của nhà báo đối với các vấn đề xã hội nhạy cảm.
- Phóng viên, biên tập viên trước khi được giao việc, nhất thiết phải được bồi dưỡng một số kiến thức cơ bản về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kinh nghiệm xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, hệ trọng, những nội dung thông tin liên quan đến bí mật quốc gia…
3- Thống nhất mô hình tổ chức cơ sở đảng và bố trí bí thư cấp uỷ.
Tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí cần được tổ chức đồng bộ, thống nhất với tổ chức hành chính của cơ quan; bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ và lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội như Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) đã đề ra.
- Thực hiện chủ trương người đứng đầu cơ quan báo chí trực tiếp làm bí thư cấp uỷ; trong trường hợp không thể bố trí được thì bí thư cấp uỷ phải là một đồng chí trong ban lãnh đạo cơ quan báo chí. Người được lựa chọn làm bí thư cấp uỷ phải là người có năng lực, nhiệt tình với công tác đảng, nhạy bén về chính trị. nắm chắc công tác đảng, có sức tập hợp, thuyết phục đảng viên và quần chúng. Kết hợp chặt chẽ công tác chuẩn bị nhân sự cấp uỷ với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở cơ quan báo chí để thực hiện chủ trương này .
- Cần bố trí một cán bộ giúp bí thư cấp uỷ về công tác đảng và có chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ này.
- Các cơ sở đào tạo về báo chí phải thực sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; bố trí nội dung, chương trình học tập, nhất là về chính trị sát hợp với các định hướng của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước. Tăng cường công tác phát triển đảng trong đội ngũ sinh viên nhằm tạo nguồn cung cấp đảng viên cho các cơ quan báo chí.
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các học viện trực thuộc; trung tâm bồi dưỡng chính trị của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; trường chính trị các tỉnh, thành phố; các cơ sở đào tạo về báo chí; cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị riêng cho lãnh đạo và những người làm báo; hằng năm mở các lớp chuyên đề cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên theo phân cấp quản lý cán bộ.