Chỉ thị 25/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Số hiệu | 25/2009/CT-UBND |
Ngày ban hành | 28/04/2009 |
Ngày có hiệu lực | 08/05/2009 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Nguyễn Ngọc Phi |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2009/CT-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 28 tháng 04 năm 2009 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Trong những năm qua, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã đạt được 1 số kết quả quan trọng, phục vụ tích cực cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn có những yếu kém, bất cập. Công tác quy hoạch triển khai còn chậm, chưa khoanh định được các vùng khai thác, vùng cấm và vùng tạm cấm khai thác khoáng sản; trình tự, thủ tục liên quan tới việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản có khâu chưa đảm bảo thuận lợi, còn gây phiền hà cho công dân, tổ chức; tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khai thác trái phép, khai thác không theo quy định diễn ra khá phổ biến…gây thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản, làm mất an toàn lao động, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới các công trình đê, kè, hệ thống giao thông, gây bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân đối với công tác quản lý khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực này chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thấp; trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ; trình độ, năng lực của người làm công tác quản lý tài nguyên môi trường ở các cấp, các ngành chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức chấp hành pháp luật của không ít tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản chưa tốt; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, nhằm tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, bảo đảm khai thác lâu dài, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Sở Tài
nguyên & Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tuyên truyền sâu rộng Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp trong quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong khai thác tài nguyên khoáng sản;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương tham mưu cho UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp được thừa kế theo thẩm quyền;
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương, và UBND các huyện thực hiện Đề án quy hoạch khai thác cát sỏi lòng sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy để làm cơ sở cho công tác quản lý, cấp phép, khai thác cát sỏi phục vụ cho nhu cầu xây dựng của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2009;
d) Phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương, UBND cấp huyện và cấp xã lập quy hoạch các điểm mỏ khai thác khoáng sản; khoanh định các điểm cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản; đề xuất chính sách bồi thường, thu hồi đất một lần, tạo quỹ đất khai thác phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng và phương án quản lý đất sau khai thác để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh việc phải bồi thường nhiều lần gây thất thoát, lãng phí;
đ) Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã;
b) Phối hợp với UBND cấp huyện và cấp xã giúp UBND tỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường tại khu vực khai thác khoáng sản theo quy định pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành, các cấp rà soát, tham mưu để UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 18/5/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành và tổ chức cá nhân trong việc quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trình UBND tỉnh vào trung tuần tháng 5/2009;
e) Phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý các vi phạm trong khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
a) Chủ trì, phối hợp với các sở: Tài nguyên & Môi trường, Công thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã lập, hoàn thiện quy hoạch các điểm mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trước mắt tập trung quy hoạch các điểm mỏ khai thác đất san lấp trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/4/2009. Thực hiện nghiêm việc công khai các quy hoạch đã được phê duyệt, thông qua theo quy định pháp luật;
b) Phối hợp với các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công thương và UBND các huyện thực hiện Đề án quy hoạch khai thác cát, sỏi lòng sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy để làm cơ sở cho công tác quản lý, cấp phép, khai thác cát sỏi phục vụ cho nhu cầu xây dựng của tỉnh.
3.
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các Sở: Xây Dựng, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông vận tải rà soát các điểm đê xung yếu trên các đoạn sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy để khoanh vùng các khu vực cấm khai thác cát, sỏi, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng tới đê điều và các công trình bảo vệ đê khi khai thác cát, sỏi; các đoạn sông cần phải nạo vét khơi thông dòng chảy để cấp phép khai thác tận thu;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường, sở Xây dựng thẩm định, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các dự án khai thác hạ cos đất san nền, cải tạo đất của các địa phương và các tổ chức cá nhân;
c) Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm; đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão.
4. Sở Giao
thông vận tải có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện giao thông đường thuỷ tham gia khai thác cát, sỏi lòng sông; kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ phương tiện giao thông có phương tiện giao thông tham gia khai thác, vận chuyển khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, phương tiện vận chuyển quá khổ, quá tải trọng thiết kế hoặc không đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch khảo sát định kỳ lòng sông, khoanh định các đoạn sông cần khơi thông, nạo vét kết hợp khai thác tận thu cát, sỏi; phối hợp với sở Tài nguyên & Môi trường lập hồ sơ cấp phép khai thác tận thu cho các tổ chức cá nhân tham gia hút, nạo vét lòng sông theo quy định.
5. Sở Công
thương có trách nhiệm:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn công nghiệp, quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quy trình, quy phạm và kỹ thuật khai thác chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản đổi mới công nghệ, tận thu các khoáng sản có ích nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.