Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 22/CT-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/CT-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIN KINH T HP TÁC TRONG NÔNG NGHIP, NÔNG THÔN GẮN VI MC TIÊU XÂY DNG NÔNG THÔN MỚI TNH NGH AN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trong thời gian qua, kinh tế hợp tác đã có nhng đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời nhằm mục tiêu khuyến khích, tạo điu kiện thúc đy phát triển hợp tác xã kiu mới, định hướng phát triển cho các hợp tác xã hoạt động theo đúng bản chất HTX, nâng đỡ kinh tế hộ phát triển, nhất là hợp tác, liên kết thực hiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản hàng hóa. Tuy nhiên sau 3 năm thực hiện tổ chức lại hoạt động HTX theo Luật, một số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, sự liên kết giữa hợp tác xã với thành viên còn thiếu chặt chẽ; vốn ít, lợi nhuận, doanh thu và chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã còn thấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa theo kịp cơ chế thị trường. Chưa thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp chỉ thực hiện dịch vụ đầu vào mà chưa quan tâm tổ chức tiêu thụ, chế biến sản phẩm; việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp còn hạn chế,....

Đthực hiện tốt việc đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Kết luận số 56/KL-TW, ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội: Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã và các văn bản, chính sách phát triển kinh tế tập thể của Trung ương, của tỉnh đã được ban hành.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi mới phát triển Hợp tác xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 5980/QĐ-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020.

3. Củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh và cấp huyện. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở Sở Nông nghiệp - PTNT và các huyện, thành, thị. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong các hợp tác xã. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật HTX 2012 và các chính sách hiện hành để nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực nông thôn.

4. Chú trọng xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo các xã đạt chuẩn nông thôn mới có 100% hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả thực chất. Nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hợp tác xã có vai trò tích cực trong xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề, làng có nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện các hợp tác xã liên kết với nhau, hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Rà soát các quy định, chính sách hiện hành nhằm tham mưu HĐND, UBND tỉnh các chính sách, chương trình, đề án nhằm hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp cho từng lĩnh vực sản xuất phát triển theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Trung ương và địa phương.

c) Định kỳ hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đối thoại với các hợp tác xã để phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho hợp tác xã trong tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

d) Chú trọng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo nghề cho xã viên hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo 100% cán bộ hợp tác xã nông nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực giai đoạn 2017 - 2020; tăng cường tham quan, học tập mô hình các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong và ngoài tỉnh cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác và cán bộ hợp tác xã để phổ biến nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh;

e) Tham mưu để UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp hàng năm từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho phát triển hợp tác xã.

g) Thường xuyên đưa tin, bài về kinh tế hợp tác, kinh tế hộ trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT (website) để cung cấp thông tin thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cân đối vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan; tổng hợp nhu cầu, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn để hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để hỗ trợ các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

b) Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các cấp có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; nghiên cứu, kiến nghị biện pháp xử lý và hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh có chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết với các hợp tác xã để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

7. Liên minh HTX tỉnh: Tham mưu BCĐ phát triển kinh tế tập thể tỉnh chỉ đạo các huyện, thành, thị trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã làng nghề gắn với các làng chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các HTX dịch vụ thương mại trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp cho các tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh phát triển.

8. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; gắn liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh với việc xây dựng nông thôn mới và kinh phí để thực hiện việc phát triển Hợp tác xã nông nghiệp theo các chính sách hiện hành.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị rà soát, hướng dẫn việc sử dụng đất, thủ tục cấp Quyền sử dụng đất ổn định cho các hợp tác xã đã có nguồn gốc đất từ trước và thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn để tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên xây dựng chương trình phối hợp về giám sát thi hành Luật Hợp tác xã, tăng cường tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

12. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An:

a) Phối hợp với các ban, ngành của tỉnh đề nghị Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng thêm chỉ tiêu thành lập Quỹ tín dụng nhân dân hàng năm để thành lập các Quỹ tín dụng mới ở nhng địa bàn chưa có Quỹ tín dụng nhân dân, nếu ở đó đáp ứng đủ điều kiện đđược cấp phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

[...]