Chỉ thị 22/CT.UB năm 1991 về tiếp tục giải quyết tồn đọng về chính sách sau chiến tranh do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 22/CT.UB
Ngày ban hành 04/11/1991
Ngày có hiệu lực 04/11/1991
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Hữu Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/CT.UB

Long Xuyên, ngày 04 tháng 11 năm 1991

 

CHỈ THỊ

V/V TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT TỒN ĐỌNG VỀ CHÍNH SÁCH SAU CHIẾN TRANH

Sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp nhằm khẩn trương giải quyết những tồn đọng về chính sách đối với những người mất tích, mất tin trong chiến đấu, thương binh, đối tượng hưởng chính như thương binh, khen thưởng đối với cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, công an nhân dân, dân Chánh Đảng, người và gia đình có công với cách mạng.

Từ sau ngày giải phóng đến nay Tỉnh ta đã chỉ đạo việc xem xét công nhận 7.306 liệt sĩ; 3.210 thương binh; 4.271 có công cách mạng và đưa 8.177 hài cốt vào an táng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Đồng thời cũng ban hành nhiều chỉ thị chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ... Nhưng tăng thêm trợ cấp hoặc xây dựng nhà tình nghĩa, cho vay vốn sản xuất... tạo điều kiện thuận lợi giúp cho đối tượng có cuộc sống từng bước ổn định.

Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài nhiều năm để lại hậu quả rất nặng nề, điều kiện quản lý thương vong và bảo đảm thực hiện chính sách của các đơn vị và địa phương còn nhiều phức tạp, việc chỉ đạo giải quyết chính sách chưa đồng bộ, chưa tập trung, nên tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh còn nhiều khó khăn kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đối với chính sách của Đảng và Nhà nước.

Để tiếp tục thực hịên điểm 4 Chỉ thị 105/CT ngày 29.4.1989 và công văn số 551/NC ngày 2/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng “Về việc tiếp tục giải quyết tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh”. Căn cứ vào tình hình thực tế của Tỉnh nhà.

UBND Tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành thực hiện một số công việc say đây:

1) Tổ chức triển khai tinh thần, nội dung công văn số 551 của Hội đồng Bộ trưởng và Biên bản số 300/BB-LB ngày 30.11.1990 của Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động – TBXH trong nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân từ Tỉnh đến huyện xã (kể cả đối tượng chính sách). Để mọi người cùng tham gia phát hiện truy tìm những trường hợp mất tin, mất tích, những liệt sĩ, thương binh, tìm kiếm số mộ lẻ đưa vào nghĩa trang liệt sĩ, khen thưởng những người có công trong các cuộc kháng chiến để được các chế độ, kịp thời kiên quyết xử lý những trường hợp làm sai hoặc tiêu cực.

2) Tổ chức điều tra cơ bản, toàn diện và giải quyết tồn đọng về chính sách ở các địa phương trong toàn tỉnh, thời gian tiến hành trong 2 năm 1991 – 1992 cơ bản cho xong.

- UBND Huyện - Thị xã và các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện việc giải quyết tồn đọng ở địa phương mình. Coi đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, phải tập trung để giải quyết, từng cấp cần có kế hoạch tổ chức triển khai cụ thể, sát với tình hình điều kiện của địa phương, nhưng phải tiến hành khẩn trương tổ chức thực hiện gọn chính sách đúng đối tượng và không bỏ sót.

- Quá trình điều tra giải quyết tồn đọng các cấp, các ngành (nhất là Xã, phường) làm đến đâu dứt điểm đến đó, sớm kết luận những trường hợp đủ yếu tố, làm thủ tục cho đối tượng được hưởng các chính sách và chế độ Nhà nước đã quy định.

3) UBND Tỉnh Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và giao cho Ngành Lao động – TBXH, BCH Quân sự, Ban Thi đua Khen thưởng chịu trách nhiệm thường trực tổ chức thực hiện kế hoạch này. Các ngành như Công an, Tài chính - Vật giá, Văn hóa Thông tin, tùy theo chức năng của mình mà phối hợp thực hiện; quá trình điều tra có kết hợp chặt chẽ với Ủy ban - Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Tỉnh Đoàn Thanh niên, triển khai hướng dẫn các cấp thuộc ngành Lao động – TBXH, BCH Quân sự, Ban Thi đua khen thưởng làm kế hoạch Liên ngành để giải quyết tồn đọng.

Từ nay đến hết tháng 12/1991 triển khai xong - xuống tận xã, phường, thị trấn và tổ chức điều tra ở một số địa phương làm thí điểm; để có cơ sở cho việc điều tra đồng loạt đầu năm 1992.

4) Đi đôi với việc điều tra giải quyết tồn đọng các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện nghiêm chỉ thị 12/CT.UB ngày 10.5.1990 của UBND Tỉnh V/v chăm sóc đời sống các đối tượng hưởng chính sách xã hội và Chỉ thị số 13/CT.UB ngày 18.7.1991 của UBND về việc xây dựng quỹ phong trào căn nhà tình nghĩa tạo điều kiện giúp đỡ chăm sóc các đối tượng nghèo khó khăn, neo đơn không có người nuôi dưỡng, từng bước ổn định cuộc sống, trong điều kiện ngân sách của Tỉnh có hạn, các Huyện, thị xã, cơ quan đơn vị cần vận dụng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng lo” để làm tốt các vấn đề trên.

5) Giải quyết việc tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh có ý nghĩa chính trị rất lớn, hết sức phức tạp, từ đó phải có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các đoàn thể quần chúng, cùng các cơ quan có chức năng phối hợp chặt chẽ bằng biện pháp tổng hợp, đồng bộ.

Nhận được Chỉ thị này, các cấp, các ngành khẩn trương triển khai thực hiện chu đáo, có kế hoạch cụ thể thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo (Sở Lao động – TBXH là cơ quan thường trực tiếp nhận báo cáo); để Ban Chỉ đạo tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh.

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Khánh

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ