Chỉ thị 22/2010/CT-UBND tăng cường sử dụng phần mềm mã nguồn mở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu | 22/2010/CT-UBND |
Ngày ban hành | 29/10/2010 |
Ngày có hiệu lực | 08/11/2010 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Lê Diễn |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2010/CT-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 29 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
Phần mềm mã nguồn mở là các sản phẩm phần mềm công khai mã nguồn (source code). Người dùng có quyền xem, sửa đổi, cải tiến, nâng cấp phần mềm mã nguồn mở. Việc xây dựng và triển khai các ứng dụng phần mềm mã nguồn mở là một trong những giải pháp tối ưu giúp giảm thiểu tối đa kinh phí mua bản quyền phần mềm, góp phần hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm.
Thực hiện Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 42/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin sản xuất trong nước bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông chỉ thị:
1. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị):
a) Triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho cơ quan, đơn vị, cụ thể:
Trước ngày 30/06/2011, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị sự nghiệp có hoạt động về công nghệ thông tin được cài đặt phần mềm mã nguồn mở. 100% cán bộ công chức, viên chức có thể sử dụng thành thạo và có khả năng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị khác về PMNM.
Trước ngày 31/12/2011 các cơ quan, đơn vị còn lại đảm bảo 70% máy trạm được cài đặt PMNM, 70% cán bộ công chức, viên chức được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ công chức, viên chức sử dụng PMNM trong công việc.
Trước ngày 30/06/2012 hầu hết các cán bộ trong các cơ quan đơn vị đều sử dụng PMNM trong công việc.
Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch từng bước xây dựng lộ trình thực hiện từ công tác giáo dục, tập huấn, trang bị, cài đặt, xoá dần thói quen dùng phần mềm hiện tại (cơ bản là vi phạm bản quyền) thay vào đó sử dụng PMNM để xử lý thông tin, soạn thảo...
b) Hàng năm, chủ động bố trí và dành một phần trong tổng kinh phí về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của cơ quan mình để xây dựng kế hoạch đào tạo sử dụng PMNM cho cán bộ công chức, viên chức kết hợp với xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan, đơn vị mình; có cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cán bộ công chức, viên chức tham gia học tập, nghiên cứu, triển khai sử dụng sản phẩm PMNM.
c) Thực hiện nghiêm túc các quy định về ưu tiên đầu tư, mua sắm sử dụng các sản phẩm PMNM theo quy định tại Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006, Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 42/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở của cán bộ công chức, viên chức trong công việc, coi đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hành tiết kiệm. Từng cơ quan phải đưa hoạt động này vào tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng hàng năm.
e) Định kỳ (mỗi năm một lần) tổ chức đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức về phát triển PMNM; lồng ghép, đưa các nội dung đào tạo, tập huấn thúc đẩy sử dụng PMNM vào kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, đồng thời chủ trì tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ công chức, viên chức về sử dụng PMNM.
b) Tổ chức hội thảo, soạn thảo và phát hành các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm mã nguồn mở; chỉ đạo, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho Báo Đăk Nông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các đơn vị thông tin trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền phổ biến các văn bản, quy định có liên quan về sử dụng PMNM nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích sử dụng phần mềm mã nguồn mở; vận động ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên địa bàn tỉnh.
c) Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Trước mắt ưu tiên triển khai, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm PMNM cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước ban hành kèm theo Thông tư số 41/2009/TT- BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách để hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp kinh doanh Phần mềm mã nguồn mở và các dịch vụ liên quan. Hỗ trợ, thúc đẩy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm PMNM trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra nhắc nhở, xử lý theo quy định của pháp luật về bản quyền phần mềm và sở hữu trí tuệ.
Bố trí kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác tăng cường sử dụng và phát triển PMNM, góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm, đặc biệt là trong hoạt động của cơ quan nhà nước của tỉnh.
a) Triển khai việc cài đặt, sử dụng các PMNM phục vụ cho Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Đề án 30) cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định thi đua, khen thưởng về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có việc sử dụng PMNM vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
Nghiên cứu đưa các nội dung đào tạo sử dụng sản phẩm PMNM vào chương trình đào tạo các cấp phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 08/2010/TT- BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.