Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 20-TTg năm 1963 về việc xây dựng và ban hành các định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật do Thủ tướng ban hành

Số hiệu 20-TTg
Ngày ban hành 20/03/1963
Ngày có hiệu lực 04/04/1963
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1963 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ KỸ THUẬT

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Trong các lĩnh vực sản xuất, vận tải và xây dựng cơ bản, chúng ta đều dùng rất nhiều vật tư. Số lượng vật tư tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn (trên 70%) trong giá thành các sản phẩm công trình xây dựng và trong phí vận tải. Nếu chúng ta giảm bớt được lưọng tiêu dùng vật tự (dù chỉ vài %) trong quá trình sản xuất, xây dựng, vận tải thì có thể tiết kiệm được một số tài sản lớn, sẽ làm tăng thêm của cải cho xã hội, đẩy mạnh hơn nữa cuộc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó cần phải tích cực phấn đấu giảm bớt lượng tiêu dùng vật tư.

Định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật là biện pháp hiệu quả nhất để thực hành tiết kiệm vật tư. Nó còn là cơ sở khoa học cho công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, cho việc thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế và cải tiến quản lý xí nghiệp.

Trong các phong trào cải tiến quản lý xí nghiệp, xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trước đây và phong trào thi đua với Duyên hải hiện nay, các Bộ, các ngành và các cơ sở bước đầu đã có xây dựng một số định mức tiêu dùng vật tư cho các sản phẩm, nhưng các ngành chưa chú ý tổng kết kinh nghiệm trong việc tiêu dùng vật tư để xây dựng những định mức tiên tiến.

Về xây dựng cơ bản Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã ban hành định mức sử dụng vật liệu số 1080 từ năm 1959 và bản định mức số 277 tháng 02-1961, nhưng các công trường xây dựng chưa thực hiện được đầy đủ.

Vì vậy nên các định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật từ trước đến nay ở các Bộ, các ngành và các cơ sở xây dựng lên mới chỉ là những tài liệu tham khảo, chưa có tác dụng chỉ đạo sản xuất.

Hội đồng Chính phủ trong phiên họp từ ngày 17 đến 20-11-1962 nhận định rằng: việc xây dựng và ban hành các định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật trong sản xuất, vận tải, xây dựng cơ bản và quản lý chặt chẽ các định mức đó theo hướng không ngừng phấn đấu làm cho các định mức ngày càng tiến bộ, chẳng những có ý nghĩa quan trọng mà còn là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Bắt đầu từ năm 1963 chúng ta cần tiến hành tổng kết lại việc tiêu dùng vật tư ở các cơ sở, tiến hành xây dựng và lần lượt ban hành một cách có hệ thống các định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật chủ yếu, đồng thời phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện các định mức ấy, để làm đà cho việc phát triển toàn diện và đưa dần công tác định mức vào nề nếp đặng phục vụ việc kế hoạch hoá và quản lý nền kinh tế quốc dân ngày càng tốt hơn.

I. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG VẬT TƯ KỸ THUẬT

a) Nội dung cụ thể của định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật gồm:

1. Định mức tiêu dùng các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và điện lực:

- Cho sản xuất một đơn vị sản phẩm, đơn vị công việc;

- Cho xây dựng một đơn vị khối lượng công trình;

- Cho một đơn vị kinh doanh vận tải (tấn km, hành khách km).

- Cho sửa chữa.

2. Định mức sử dụng công suất thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải, bốc dỡ trong sản xuất, khai thác, vận tải và thi công.

3. Định mức tồn kho vật tư ở cơ quan cung cấp và dự trữ vật tư cho sản xuất ở đơn vị cơ sở (sẽ có thông tư hướng dẫn riêng).

Tính chất của công tác định mức rất phức tạp, nhất là việc định mức sử dụng công suất thiết bị, máy móc có nhiều khó khăn, nên trong năm 1963 chúng ta cần tiến hành trước các định mức tiêu dùng các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, điện lực và định mức tồn kho vật tư, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sang năm 1964 tiếp tục tiến hành định mức sử dụng công suất thiết bị, máy móc được tốt.

b) Phạm vi định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật:

Do tình hình kinh tế của ta phát triển chưa đều, trình độ kỹ thuật giữa các thành phần (quốc doanh và hợp tác xã) cũng như giữa các khu vực kinh tế (trung ương và địa phương) còn chênh lệch nhau nhiều, nhiều xí nghiệp còn ở trình độ bán cơ giới sản phẩm chưa theo đúng quy cách mẫu mực thống nhất, nên việc định mức không thể làm toàn diện một lúc. Vì vậy, trong lúc đầu phạm vi định mức cần hướng vào các trọng điểm sau đây:

1. Về sản phẩm:

Chủ yếu là định mức tiêu dùng vật tư đối với những sản phẩm làm theo thiết kế hay công thức chế tạo của các cơ quan kỹ thuật trong nước, hoặc nước ngoài cung cấp. Trong xây dựng cơ bản thì chủ yếu là định mức đối với các khối lượng xây dựng, lắp máy, đặt diện và đường ống thông dụng ở nhiều công trường (bảng danh mục các sản phẩm và công trình cần định mức sẽ do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, các Bộ, các ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ duyệt).

2. Về Vật tư:

Chủ yếu định mức các loại vật tư do Nhà nước quản lý và phân phối (bảng danh mục này cũng do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, các Bộ, các ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ duyệt).

3. Về cơ sở:

Chủ yếu tiến hành định mức ở những xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, bao gồm các xí nghiệp công nghiệp, lâm nghiệp, nông trường, trạm máy kéo, xí nghiệp vận tải và công trường xây dựng cơ bản.

[...]