Chỉ thị 19-LĐ/LT năm 1957 hướng dẫn việc ký kết hợp đồng giữa người làm công và chủ xí nghiệp trong các xí nghiệp tư doanh do Bộ trưởng Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu 19-LĐ/LT
Ngày ban hành 04/09/1957
Ngày có hiệu lực 19/09/1957
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Lê Đắc Vinh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19-LĐ/LT

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1957 

 

CHỈ THỊ

HƯỚNG DẪN VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIỮA NGƯỜI LÀM CÔNG VÀ CHỦ XÍ NGHIỆP TRONG CÁC XÍ NGHIỆP TƯ DOANH

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi: Các ông Giám đốc các Khu, Sở lao động các ông Trưởng ty, phòng lao động

I. - MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VIỆC HƯỚNG DẪN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIỮA NGƯỜI LÀM CÔNG VÀ CHỦ XÍ NGHIỆP TRONG CÁC XÍ NGHIỆP TƯ NHÂN

Việc ký kết hợp đồng tập thể giữa người làm công và chủ xí nghiệp tư nhân là một phương pháp cần thiết để thi hành. Bản điều lệ lao tư một cách cụ thể sát với hoàn cảnh thực tế của mỗi xí nghiệp, theo từng thời gian, nhằm mục đích:

a) Ổn định tư tưởng cho người làm công và chủ xí nghiệp để đẩy mạnh việc kinh doanh sản xuất.

b) Điều chỉnh quyền lợi giữa hai bên cho hợp lý.

Do đó phải:

- Bố trí lại tổ chức sản xuất trong xí nghiệp làm cho người làm công tham góp ý kiến trong kế hoạch sản xuất (chế biến nguyên vật liệu, đảm bảo phẩm chất và khối lượng hàng hóa) nâng cao ý thức lao động và tôn trọng kỷ luật chấp hành đúng nội quy. Đồng thời bảo vệ sức lao động, khuyến khích kỹ thuật cho người làm công.

- Cải tiến lề lối quản lý và tổ chức xí nghiệp để tăng mặt hàng, hạ dần giá thành, đảm bảo sự đãi ngộ xứng đáng và kịp thời cho người làm công, đồng thời chú ý đảm bảo mức lợi hợp pháp và quyền quản lý xí nghiệp của chủ.

Làm được như vậy tức là điều chỉnh quan hệ lao tư tốt: người làm công và chủ đều có lợi, củng cố được sự đoàn kết để đẩy mạnh sản xuất, phục vụ quốc kế dân sinh.

II. - VIỆC VẬN DỤNG BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRONG CÁC XÍ NGHIỆP TƯ DOANH PHẢI SÁT ĐÚNG VỚI HOÀN CẢNH THỨC TẾ, CỦA MỖI XÍ NGHIỆP

Căn cứ vào điều 26, 27, 28 của bản điều lệ tạm thời, các xí nghiệp đúng tiêu chuẩn (từ 20 công nhân trở lên (thủ công) 7 công nhân trở lên có máy động lực) đều phải thi hành đầy đủ bản điều lệ, đối với các xí nghiệp dưới tiêu chuẩn chỉ áp dụng theo tinh thần bản điều lệ. Nói chung các xí nghiệp đúng và dưới tiêu chuẩn đều ký hợp đồng. Riêng các cơ sở gia đình độc lập là không thi hành điều lệ. Tình hình các xí nghiệp tư nhân hiện nay còn nhiều phức tạp; sản xuất chưa ổn định, có nhiều loại nhiều ngành khác nhau, mỗi loại có nhỏ, to, vốn liếng khác nhau, có xí nghiệp đang thuận lợi, có xí nghiệp còn đang gặp khó khăn. Có xí nghiệp có quan hệ với Mậu dịch, có xí nghiệp tự sản tự tiêu, có loại sản xuất có tính chất bán công, bán nông v.v… Do đo, việc điều chỉnh và ký kết hợp đồng không thể rập khuôn được mà phải tùy theo tình hình thực tế của mỗi xí nghiệp.

a) Đối với các xí nghiệp do các cơ quan của Chính phủ có gia công đặt hàng:

Các xí nghiệp do cơ quan Chính phủ gia công đặt hàng cần đặc biệt chú ý hướng dẫn kỳ hợp đồng trước. Việc hướng dẫn ký hợp đồng tuy căn bản là dựa vào tình hình sản xuất mà vận dụng điều lệ để điều chỉnh cho sát, nhưng đồng thời phải phối hợp với các cơ quan đặt hàng để có sự điều chỉnh cho ăn khớp (giá gia công, lợi của chủ và các quyền lợi của người làm công hai bên dựa vào nhau để giải quyết).

Đề cao trách nhiệm chung giữa người làm công và chủ xí nghiệp trong việc đảm bảo và sử dụng nguyên vật liệu, bảo đảm phẩm chất, khối lượng, thời gian của cơ quan Chính phủ giao hàng. Cho nên người làm công có đại biểu của mình tham gia khi chủ ký hợp đồng với cơ quan Chính phủ và trong quá trình sản xuất có quyền tham gia việc sử dụng chế biến nguyên vật liệu, tham gia kỹ thuật để đảm bảo phẩm chất, chủ động kế hoạch để cố gắng đảm bảo thời gian v.v… Tránh tình trạng người làm công chỉ làm nhiệm vụ thụ động chưa chưa đem hết khả năng của mình để phục vụ sản xuất xí nghiệp đúng mức, chưa giúp đỡ chủ làm tròn nhiệm vụ với cơ quan Nhà nước.

b) Đối với các xí nghiệp tự sản tự tiêu:

Các xí nghiệp tự sản tự tiêu khi ký hợp đồng cũng căn cứ vào vấn đề sản xuất của xí nghiệp, nhưng các xí nghiệp này chưa có quan hệ công tư, chưa có sự quy định giá cả, cũng như định mức lại hợp pháp của chủ cho nên cũng cần dựa vào những xí nghiệp cùng ngành đã có quan hệ công tư để điều chỉnh quyền lợi sát theo hoàn cảnh sản xuất của xí nghiệp (tránh máy móc rập khuôn).

Để đề cao ý thức lao động, đề cao trách nhiệm trong việc đảm bảo phẩm chất và năng suất, nêu điều chỉnh chú ý đảm bảo trách nhiệm cho người làm công tham gia kế hoạch chế biến và công thức sản xuất từng mặt hàng theo từng thời gian nhất định của xí nghiệp, để đẩy mạnh và phát triển sản xuất giữ vững và hạ dần giá thành sản phẩm.

c) Đối với các xí nghiệp và người làm công có tính chất bán công, bán nông (lò gạch, lò vôi, lò gốm v.v…)

Những xí nghiệp này khi điều chỉnh quyền lợi để ký hợp đồng thì phải tùy theo hoàn cảnh sản xuất tính chất từng loại người làm công mà giải quyết.

Đối với số người làm công thường xuyên cho xí nghiệp thì nên điều chỉnh quyền lợi khi ký hợp đồng với chủ, theo điều lệ đã quy định, nhưng giờ làm ngày nghỉ phải tùy theo yêu cầu sản xuất và tập quán của địa phương. Nếu xí nghiệp sản xuất có mùa chính, mùa rỗi tuy số người làm công này vẫn tiếp tục làm cho chủ nhưng công việc không nặng nề như mùa chính thì tùy theo công việc của thời gian mà điều chỉnh.

Đối với những người làm theo mùa (hết việc đồng áng đi làm thêm và khi có việc đồng áng thì nghỉ), làm việc bất thường thì có thể hướng dẫn bộ phận hoặc cá nhân ký giao kèo với chủ không phải ký hợp đồng.

d) Đối với các xí nghiệp dưới tiêu chuẩn (dưới 7 công nhân có máy động lực, dưới 20 công nhân thủ công):

Căn cứ vào tinh thần của bản điều lệ tạm thời có sự chiếu cố đến điều kiện sản xuất dưới tiêu chuẩn (con nhỏ bé) nên việc điều chỉnh quyền lợi giữa người làm công và chủ xí nghiệp không thi hành đầy đủ bản điều lệ như các xí nghiệp đủ tiêu chuẩn mà chỉ dựa vào bản điều lệ mà điều chỉnh các quyền lợi có châm chước để tạo điều kiện cho xí nghiệp được phát triển thêm.

Các xí nghiệp dưới tiêu chuẩn cũng phải chú ý hướng dẫn ký hợp đồng, nếu xét thực tế điều kiện máy móc dụng cụ, khả năng vốn liếng, khả năng tổ chức sản xuất chưa có thể mở rộng được, hoặc đang gặp khó khăn trở ngại thì cần chú ý điều chỉnh tiền lương để đảm bảo sinh hoạt cho người làm công, cố gắng sản xuất, còn các quyền lợi như: ốm đau, chửa đẻ, tai nạn lao động, giờ làm, ngày nghỉ có thể tạm thời châm chước tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất ổn định và phát triển. Trên cơ sở ấy mà điều chỉnh dần.

Trường hợp xí nghiệp tuy về số lượng người làm công dưới tiêu chuẩn, nhưng thực chất khả năng về máy móc, dụng cụ, vốn liếng lớn, điều kiện sản xuất của người làm công đòi hỏi sức lao động, khả năng kỹ thuật như các xí nghiệp trên tiêu chuẩn thì phải thi hành toàn bộ bản điều lệ như dư trên tiêu chuẩn, tránh tình trạng chủ xí nghiệp bớt số lượng công nhân để được châm chước đãi ngộ cho người làm công như xí nghiệp dưới tiêu chuẩn.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ