Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 19/2013/CT-UBND cải thiện môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 19/2013/CT-UBND
Ngày ban hành 07/11/2013
Ngày có hiệu lực 17/11/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Huy Phong
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2013/CT-UBND

Đồng Xoài, ngày 07 tháng 11 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Trong thời gian qua, hiện tượng “taxi dù”, lừa đảo, chèo kéo, đeo bám du khách, tăng giá phòng nghvào mùa cao điểm thường xuyên xảy ra trên địa bàn cả nước làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và du lịch các địa phương nói riêng. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trước tình trạng đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam nhằm chấn chỉnh tình trạng xâm hại đến an toàn và tính mạng của du khách, hướng đến sự hài lòng của khách du lịch.

Đối với tỉnh Bình Phước, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của toàn xã hội, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng; công tác quản lý nhà nước về du lịch từng bước đạt được hiệu quả nhất định, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Thi gian qua, tuy không xảy ra tình trạng cò mồi, ăn xin, bán hàng rong tại các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, nhà hàng, điểm mua sắm trên địa bàn tỉnh nhưng hiện tượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch ở các địa phương khác đến Bình Phước rao bán tua du lịch với giá rẻ sau đó lừa đảo các tổ chức, cá nhân có nhu cầu rồi lấy tiền bỏ trốn, hiện tượng bán không theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lượng... vn còn xảy ra; công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyn khách du lịch và lưu trú vẫn còn nhiều bất cập, chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu văn minh, lịch sự làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Bình Phước nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.

Đ tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với môi trường kinh doanh du lịch tại các khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch ngoài tỉnh có các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nội dung công việc sau đây:

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Tổ chức triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đối với môi trường kinh doanh du lịch trên toàn địa bàn tỉnh, đặc biệt là các địa phương thường xuyên có hoạt động du lịch và lễ hội văn hóa.

b) Định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra công tác triển khai, tăng cường quản lý đối với môi trường kinh doanh du lịch tại các địa phương, báo cáo UBND tỉnh kịp thời htrợ, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện, phát hiện và xử lý các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm.

c) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt là các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh có khách du lịch trong và ngoài nước tham gia.

d) Lập phương án xây dựng và tập trung đào tạo nhân lực cho ngành du lịch; tăng cường tập hun giúp người dân nâng cao ý thức về cải thiện môi trường du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, công nhận những đơn vị đạt chuẩn về kinh doanh du lịch, nêu những vấn đề tồn tại để khắc phục, hướng đến nâng cao chất lượng du lịch Bình Phước.

đ) Duy trì, bố trí cán bộ trực đường dây nóng, bảo đảm xử lý kịp thời thông tin do du khách phản ánh.

e) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả đạt được, giải quyết khó khăn, vướng mắc và đề ra biện pháp đ trin khai ngày càng hiệu quả Chỉ thị này.

2. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch:

a) Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trong việc xúc tiến các hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý đối với môi trường kinh doanh du lịch.

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp kiên quyết không để xảy ra tình trạng đeo bám, chèo kéo, lừa đảo du khách, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi...; kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, dịch vụ du lịch; kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý khi có vi phạm xảy ra.

3. Sở Giao thông vận tải:

a) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị vận tải kê khai giá cước vận tải, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Xử lý nghiêm, đúng quy định các trường hợp tự ý tăng giá mà chưa thực hiện việc kê khai lại giá cước theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá cước vận tải hành khách trên các tuyến, giá dịch vụ vận chuyn khách tham quan du lịch.

c) Chỉ đạo lực lượng, cơ quan quản lý đường bộ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm của phương tiện vận chuyển du lịch. Yêu cầu các doanh nghiệp, khi cho khách du lịch thuê xe phải có hợp đồng thuê/mướn cụ thể, rõ ràng bằng văn bản hoặc hình thức vé cước theo quy định; kiên quyết không cho khách du lịch thuê xe khi không có bằng lái xe và các giấy tờ hợp lệ. Đối với trường hợp cố tình vi phạm, kiên quyết tạm dừng cấp phép theo quy định.

d) Có biện pháp quản lý các phương tiện vận chuyển khách tham quan và lưu trú. Ngăn chặn hoạt động của “taxi dù” bằng việc gắn chíp điện tử.

đ) Rà soát hệ thống giao thông, biển báo dẫn đến các điểm tham quan di tích danh lam, thắng cảnh; kịp thời khắc phục, sửa chữa các đoạn đường, biển báo giao thông hư hỏng, xuống cấp, bảo đảm an toàn thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch tới tham quan tại các khu vực này.

4. Sở Công Thương:

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường, có kế hoạch và biện pháp cụ thể phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện các hành vi gian lận thương mại, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... tại những địa điểm diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, nơi tập trung đông người; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Xem xét, đánh giá kết quả thẩm định về tình hình vệ sinh môi trường; kiến nghị với các sở, ngành kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch.

Phối hợp với SVăn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường du lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững.

6. Sở Y tế:

a) Phối hợp kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, các nhà hàng khách sạn có dịch vụ ăn uống, massage...

[...]