Chỉ thị 17/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 17/2014/CT-UBND
Ngày ban hành 01/12/2014
Ngày có hiệu lực 11/12/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Nguyễn Hoàng Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2014/CT-UBND

Cao Bằng, ngày 01 tháng 12 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC NUÔI CON NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Thực hiện Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong những năm qua, việc cho và nhận con nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhìn chung, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt; nhiều người, nhiều gia đình hiếm con có cơ hội được thực hiện quyền làm cha, mẹ, đồng thời, cũng phát huy được truyền thống tương thân, tương ái trong nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết đăng ký việc nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số sai sót, hạn chế như: có trường hợp lợi dụng việc làm con nuôi của người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; có trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế nhưng không đăng ký theo quy định của pháp luật về cho, nhận nuôi con nuôi mà chỉ có sự thỏa thuận của hai bên; còn tồn tại nhiều hình thức nuôi con nuôi mà chỉ có sự thỏa thuận của hai bên; còn tồn tại nhiều hình thức nuôi con nuôi khác nhau như: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi tình nghĩa….; nhiều trường hợp, đến nay, con nuôi đã quá tuổi quy định, không đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; thành phần hồ sơ của người nhận và người được giới thiệu làm con nuôi chưa đầy đủ theo quy định; công tác phối hợp của các cơ quan liên quan trong giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước còn gặp nhiều khó khăn, việc xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi cho làm con nuôi nước ngoài chưa đảm bảo thời gian theo quy định, kết quả xác minh chưa cụ thể, rõ ràng….

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức về các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực công tác nuôi con nuôi của một số cán bộ Tư pháp hộ tịch còn hạn chế; tâm lý e ngại, không đi đăng ký việc nuôi con nuôi của người dân… Để khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả quản lý công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chỉ thị:

1. Sở Tư pháp

a) Chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung về mục đích nuôi con nuôi, nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi, thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, các hành vi bị cấm, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết nuôi con nuôi….

b) Kiểm tra, hướng dẫn và hoàn thiện lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vấn đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bảo đảm tính nhân đạo của hoạt động này, tránh lợi dụng việc cho, nhận con nuôi để mua bán trẻ em.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, công chức Tư pháp hộ tịch các xã, phường, thị trấn tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện tốt việc đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký nuôi con nuôi thực tế, đăng ký nuôi con nuôi ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách trẻ em trên địa bàn tỉnh cần tìm gia đình thay thế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ nhằm phát hiện, khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai sót trong việc giải quyết nuôi con nuôi.

e) Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi, nuôi con nuôi thực tế và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.

2. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và UBND cấp huyện tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã; trên cơ sở đó, tham mưu cho UBND tỉnh phương án kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã; bố trí những người có năng lực, trình độ đạt tiêu chuẩn theo quy định để đảm nhiệm công việc.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với đơn vị liên quan căn cứ quy định hiện hành và thực trạng nguồn lực địa phương, cân đối báo cáo UBND tỉnh quyết định dự toán kinh phí cho công tác nuôi con nuôi.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, trong đó cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh và cho trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, bảo đảm đúng đối tượng quy định của pháp luật.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Bảo trợ xã hội lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế gửi Sở Tư pháp theo định kỳ; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, kiểm tra, theo dõi việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân vì mục đích bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng.

Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến nội dung về Luật Nuôi con nuôi và các văn bản pháp luật liên quan đến các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo, thực hiện thông báo miễn phí các trường hợp cần tìm gia đình thay thế cho trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Công an tỉnh

a) Tổ chức quán triệt, triển khai nội dung cơ bản của Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị liên quan trong ngành; xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

b) Thực hiện thẩm tra, xác minh hồ sơ nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi và trả lời kết quả cho Sở Tư pháp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tiếp tục tuyên truyền những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng các hình thức và biện pháp thích hợp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn huyện, thành phố.

b) Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác nuôi con nuôi cho đội ngũ công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã, kiện toàn Phòng Tư pháp đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng; chỉ đạo Phòng Nội vụ thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Tư pháp hộ tịch đáp ứng yêu cầu công việc.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, vi phạm, đặc biệt là vi phạm về mục đích nuôi con nuôi trong các đăng ký nuôi con nuôi ở cơ sở.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ