Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2014 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 08/09/2014
Ngày có hiệu lực 08/09/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Thị Lệ Thanh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Nghệ An, ngày 08 tháng 9 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2014 - 2015

Căn cứ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được trong năm học 2013 - 2014, khắc phục khuyết điểm, yếu kém; Căn cứ vào tình hình thực tế phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh, đồng thời triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 - 2015.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 - 2015:

1. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Tiếp tục rà soát các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo.

Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế nhằm đổi mới và phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh, của các địa phương và cơ sở.

Rà soát tham mưu bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản về giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành, các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh các huyện, thành, thị trong quản lý giáo dục. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế để các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và các nguồn tài chính chi đầu tư cho giáo dục. Giải quyết tốt vấn đề dôi dư giáo viên.

Tăng cường quản lý các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn theo đúng tinh thần Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Thực hiện đúng chức năng quản lý hành chính đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các Bộ, ngành đóng trên địa bàn; Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo đối với các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, chuyên nghiệp thuộc tỉnh quản lý, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tư thục; Thực hiện tốt việc thẩm định mở mã ngành đào tạo theo đúng quy định để bảo đảm các yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục các trường ngoài công lập.

Tăng cường chỉ đạo công tác tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục. Củng cố bộ máy thanh tra giáo dục các cấp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính. Tăng cường thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục, tập trung thanh tra một số chuyên đề. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tăng cường nắm bắt thông tin qua hoạt động thanh tra, kiểm tra; làm tốt việc nắm tình hình, dự báo những vấn đề nhạy cảm. Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm và thông báo công khai trước công luận.

Tích cực đổi mới công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động giáo dục; chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng gắn với hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Về tổ chức hoạt động giáo dục

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; chú trọng giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, truyền thống, đạo đức, tư tưởng, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình giáo dục công dân, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị, quốc phòng - an ninh trong tất cả các cấp học.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Rà soát, thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tích cực chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập; triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ để Nghệ An đạt tiêu chuẩn phổ cập năm 2015. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục. Tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn tỉnh và từng địa phương. Tiếp tục chỉ đạo triển khai dạy và học ngoại ngữ một cách hiệu quả. Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) cấp tiểu học; triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS. Mở rộng áp dụng dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục ở các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của địa phương; mở rộng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các cấp học phổ thông, nhất là cấp tiểu học.

Thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.

Phát động sâu rộng, nâng cao hiệu quả cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường THPT; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức lao động, chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh; giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục về chủ quyền biển đảo; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Chủ động tham mưu, triển khai tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề cấp huyện. Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập tại các trường Đại học, các trường Cao đẳng, trung cấp nghề, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, hợp tác với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp. Tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp các trường phổ thông với các trường chuyên nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đổi mới việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

3. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tổ chức quán triệt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các chủ trương của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng và hành động thiết thực triển khai các hoạt động đổi mới của ngành.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục gắn với việc thực hiện đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học.

Tiếp tục rà soát, thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm 2016; Tăng cường đào tạo các giảng viên trình độ Tiến sỹ để đáp ứng giảng dạy ở các mã ngành ở các trường Đại học thuộc tỉnh.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Chăm lo công tác đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong trường học. Phấn đấu đến cuối năm học, 100% cơ sở giáo dục đào tạo có tổ chức Đảng.

4. Về tăng nguồn lực đầu tư và cơ chế tài chính giáo dục

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ