Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 10/10/2011
Ngày có hiệu lực 10/10/2011
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Văn Hữu Chiến
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Đà Nng, ngày 10 tháng 10 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thi gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác cải cách hành chính (CCHC) nói riêng đã thu được nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các s, ban, ngành và UBND quận, huyện đã duy trì các website và xây dựng mô hình công sở điện tử, góp phần tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; các phường, xã đã sử dụng phần mềm một cửa điện tử phục vụ công tác tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính. Đáng chú ý, đến nay có 92 dịch vụ hành chính công (DVHCC) trực tuyến mức độ 3 và 4 đã được triển khai và bước đầu có hiệu quả một số đơn vị. Việc ứng dụng các DVHCC trực tuyến cùng với mô hình một cửa điện tđã góp phần hình thành một phương thức mới trong giao tiếp và phục vụ công dân, tổ chức. Những nỗ lực đó đã góp phần làm cho thành phố Đà Nng ln thứ ba liên tiếp dẫn đầu cả nước về chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế về ứng dụng CNTT vào công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, Công tác chỉ đạo, điều hành và chính sách thúc đy phát triển CNTT tại các đơn vị chưa đồng đều và thực sự mạnh mẽ. Nhiu giải pháp đã được triển khai nhưng chưa phù hợp với thực tiễn công việc và chưa thật sự tạo hiệu quả rõ nét trên thực tế so với chi phí đầu tư (hệ thống quản lý văn bản điều hành, email thành phố, các phần mềm quản lý chuyên ngành...). Slượng dịch vụ hành chính công trực tuyến đã triển khai còn chiếm tỷ lệ thp, chưa hiu quả thậm chí nhiều đơn vị chưa có các dịch vụ trực tuyến. Phần mềm một cửa, một cửa liên thông tại các phường, xã chưa được sử dụng hết tính năng kỹ thuật về tác nghiệp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Nhiu trang thông tin điện tử thiếu cập nhật thông tin, nội dung ứng dụng trực tuyến còn ít.

Để chấn chnh tình trạng trên và tăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC, đẩy mạnh triển khai các DVHCC trực tuyến và tin học hóa quy trình nghip vụ chuyên ngành tại 100% cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện thuộc thành phố trong đó tập trung triển khai mới tại các đơn vị chưa có DVHCC trực tuyến mức 3 triển khai mrộng thêm 50% DVHCC trực tuyến mức 3 tại các đơn vị đã tiến hành, triển khai DVHCC trực tuyến mức 4 tại một số đơn vị, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai một số giải pháp, cụ thể như sau:

1. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện chỉ đạo triển khai các nội dung sau:

a) Triển khai kịp thời, đy đủ các chtrương của thành phố về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ci cách hành chính nhằm thực hiện tt các ch tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định rõ tầm quan trọng về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác này.

b) Từ nay đến ngày 30 tháng 11 năm 2011:

b.1) Nghiên cứu ci thiện giao diện các trang thông tin điện t; cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục hành chính; mrộng các tiện ích trao đi trực tuyến, truy vấn thông tin... hướng đến đối tượng phục vụ là người dân.

b.2) Xây dựng kế hoạch thực hiện “Danh mục các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 triển khai tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nng t nay đến hết năm 2012” (ban hành kèm theo Chỉ thị này).

b.3) Hoàn chnh hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình thông qua ứng dụng hiệu quả phn mm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

Các đơn vị chưa thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và đăng ký Danh mục dịch vụ hành chính công trực tuyến từ nay đến năm 2012 thì khn trương đăng ký b sung (thông qua Sở Nội vụ) theo quy định.

c) Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch UBND các quận, huyện có trách nhiệm:

c.1) Chỉ đạo, đôn đốc và có biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành, đưa vào vận hành và tổ chức khai trương mô hình một ca điện tử của đơn vị theo đúng lộ trình đã được Chủ tịch UBND thành phố quy định.

c.2) Chỉ đạo các phường, xã nghiêm túc sử dụng đầy đủ các tính năng phần mềm mt cửa, một ca liên thông trong công tác tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.

2. Trách nhiệm của Sở Nội vụ và Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Giao SNội vụ ch trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông;

a.1) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các sban, ngành, UBND quận, huyện triển khai nghiêm túc, đầy đDanh mục các dịch vụ hành chính công trực tuyến từ nay đến hết năm 2012.

a.2) Đnh kỳ tiến hành đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong CCHC, lồng ghép trong việc đánh giá xếp hạng CCHC hằng năm.

a.3) Nghiên cứu và đề xuất UBND thành phố phương án triển khai trang thông tin điện tử sử dụng vào mục đích khảo sát mức độ hài lòng của công dân, tổ chức.

a.4) Tham mưu UBND thành phố về phương án triển khai hệ thống phần mềm một ca điện tử tại 100% sở, ngành trong năm 2012 (tiến hành trong quý IV năm 2011).

b) Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

b.1) Chỉ đạo Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin - Truyền thông làm đu mối thường xuyên trong việc hỗ trợ các cơ quan, đơn vị triển khai các dch vụ hành chính công trực tuyến.

b.2) Đề xuất giải pháp tích hợp các dịch vụ hành chính công trực tuyến vào một địa chỉ truy cập thống nhất để tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức tiếp cận thông tin, tra cứu các ứng dụng trực tuyến (tiến hành trong quý IV năm 2011).

b.3) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thống nht về quy trình xây dựng Đề án mở rộng quy mô và mức độ ứng dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức 3 và 4 (tiến hành trước ngày 31 tháng 10 năm 2011).

b.4) Bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển các ứng dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến cho đội ngũ công chức chuyên trách công nghệ thông tin tại các s, ban, ngành, quận, huyện (tiến hành trong quý IV năm 2011).

b.5) Tham mưu UBND thành phố sớm xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu cơ bản của thành phố: doanh nghiệp, lao động, dân cư, nhà và đất, cán bộ công chức... để hỗ trợ quá trình ứng dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các ứng dụng DVHCC trực tuyến:

[...]