Chỉ thị 14/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
Số hiệu | 14/2009/CT-UBND |
Ngày ban hành | 23/07/2009 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/2009 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Nguyễn Chí Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/CT-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 23 tháng 7 năm 2009 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Thời gian qua, các ngành, các cấp tích cực phối hợp thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định, góp phần chống hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, công tác quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ bất cập và hạn chế nhất định; trong đó nổi lên là việc thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan chưa được thường xuyên, trách nhiệm của một số doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, tình trạng quảng cáo không phù hợp với chất lượng công bố; công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, chậm phát hiện và xử lý, …
Để triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; nhằm khắc phục những tồn tại và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật nhằm hình thành trung tâm kiểm định và thử nghiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo hướng tập trung, đạt chuẩn, đủ năng lực phân tích thử nghiệm chất lượng, đánh giá diễn biến tình hình về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh phục vụ tốt vai trò là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho sản phẩm, hàng hoá, quy trình sản xuất thực phẩm an toàn; các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tham gia giải thưởng Chất lượng quốc gia; tham mưu đề xuất cụ thể hoá các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, động viên và khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ lực của tỉnh;
c) Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thực hiện tốt chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
a) Chủ trì, phối hợp với ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, lập kế hoạch, triển khai hướng dẫn sâu rộng các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đến các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ cao; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất, nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm để ngăn chặn, xử lý kịp thời;
b) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy các sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi phân công, phân cấp quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi ngành quản lý, trong đó tập trung các đối tượng sau đây:
- Các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, lâm sản, thủy sản, muối, gia súc, gia cầm và vật nuôi.
- Các loại vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
- Các loại sản phẩm, dịch vụ trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản và muối.
- Các loại phụ gia, hoá chất, kháng sinh được phép sử dụng và hạn chế sử dụng trong nông nghiệp và thủy sản; thuốc bảo vệ động vật, thực vật.
- Các dụng cụ, thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản;
b) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy các sản phẩm thuộc phạm vi phân công quản lý như: giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
a) Chủ trì, phối hợp với ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu khi đưa ra thị trường;
b) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc phạm vi phân công quản lý;
c) Tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh ở tất cả các khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công đến nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
a) Chủ trì, phối hợp với ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu lưu thông trên thị trường; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hoá và các loại hàng hoá không đảm bảo an toàn cho người, động vật, thực vật và môi trường;
b) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy các sản phẩm trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi phân công quản lý như: hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.