Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước

Số hiệu 13/CT-UBND
Ngày ban hành 05/10/2015
Ngày có hiệu lực 05/10/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Huy Phong
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT-UBND

Bình Phước, ngày 05 tháng 10 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015-2016 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Đthực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của ngành Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

I. VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015-2016 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

1. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường li của Đảng, chính sách của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phối hợp vi các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Chú ý tiếp thu góp ý của xã hội đkịp thời điều chỉnh chính sách, điều chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương; đồng thời, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời sửa đổi những chủ trương, chính sách chung cho phù hp với tình hình thực tế.

Nâng cao hiệu quả công tác phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ca các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo địa phương, nhất là thực hiện nhiệm vụ, tchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức kim tra, giám sát việc thực hiện quy chế công khai hóa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh, đảm bảo tính minh bạch trong công tác tổ chức, tài chính và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, của các tổ chức. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục và đào tạo các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kim tra nội bộ của cơ sở giáo dục và đào tạo; xử lý nghiêm các sai phạm và thông báo công khai trước công luận

Đy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp sau trung học cơ sở, trung học phthông và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.

Phát triển, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền, phi hợp với các tchức chính trị, xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.

2. Về tổ chức hoạt động giáo dục

2.1. Nhiệm vụ chung của các cấp học

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.

Tiếp tục thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phấn đấu hoàn thành Đán trong năm 2015 theo kế hoạch; củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, kết quả xóa mù chữ; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phthông; đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh là người dân tộc thiu số, học sinh ở miền núi, biên giới, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2.2. Giáo dục mầm non

Củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhất là mở rộng hệ thống trường mẫu giáo, mầm non ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư; tăng cường đu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường hiệu quả quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các nhóm/lớp mm non độc lập, tư thục ở các khu chế xuất và khu công nghiệp.

Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan đim giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cu của xã hội hiện đại và truyn thng văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

2.3. Giáo dục ph thông

Tiếp tc triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tin, phát triển năng lực sáng tạo và tự học. Tiếp tục triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.

Tăng cường vận động học sinh bỏ học trở lại trường; giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tỷ lệ học sinh đạt các giải học sinh giỏi quốc gia và đậu vào các trường đại học, cao đẳng; tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được hòa nhập học tập. Tuyên truyền, vận động và có giải pháp hỗ trợ để tất cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế trong năm học.

Tổ chức, đẩy mạnh các mặt hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, hoạt động thể dục, thể thao nâng cao thể chất, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Nâng cao hiệu quả triển khai Đán “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Tiếp tục mở rộng triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) cấp tiểu học, triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS.

Tiếp tục thực hiện đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư s 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014.

[...]