Chỉ thị 13/2006/CT-BCN về việc nâng cao an toàn trong khai thác than do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
Số hiệu | 13/2006/CT-BCN |
Ngày ban hành | 01/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ CÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-BCN |
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2006 |
VỀ VIỆC NÂNG CAO AN TOÀN TRONG KHAI THÁC THAN
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu tăng cao về sản lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất. Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đề ra nhiều giải pháp như tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, cơ giới hóa khâu đào lò, giảm bớt đào lò bằng thủ công; Tổ chức lại và từng bước hoàn thiện đội ngũ làm công tác an toàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo quyết liệt các đơn vị thực hiện các giải pháp đã đề ra. Các đơn vị đã từng bước áp dụng công nghệ mới trong khai thác than, tạo ra sự tăng trưởng về sản lượng và đảm bảo ổn định đời sống của người lao động. Tuy nhiên về lĩnh vực an toàn lao động còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện tượng vi phạm quy trình, quy phạm vẫn xảy ra nhiều dẫn đến sập đổ lò, bục nước, cháy nổ khí… Trong 6 tháng đầu năm 2006 TKV đã để xảy ra 142 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 175 người bị nạn, trong đó có 64 vụ làm 69 người bị TNLĐ nặng; 20 vụ TNLĐ chết người làm chết 34 người, điển hình là vụ cháy nổ khí mê tan ngày 6/3/2006 tại Công ty than Thống Nhất và vụ bục nước ngày 31/3/2006 tại Công ty than Mông Dương làm chết 12 người, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành và ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành về công tác an toàn trong khai thác than tại TKV, các đơn vị thành viên đã thực hiện tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, nhưng hiệu quả mang lại chưa nhiều. Nguyên nhân là do các quy trình, tài liệu huấn luyện còn sơ sài, chưa sát công nghệ và thiết bị của đơn vị; Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp, giám sát viên an toàn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất; Công tác huấn luyện chưa hiệu quả, người lao động chưa hiểu rõ và còn coi thường việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy trình, quy phạm về an toàn; Còn thiếu nhiều lao động có kinh nghiệm trong khai thác hầm lò; Chưa nghiêm khắc xử lý cá nhân, đơn vị vi phạm quy trình, quy phạm.
Để nâng cao an toàn trong khai thác than nhất là trong khai thác than hầm lò, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp yêu cầu TKV chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị thành viên thực hiện các nội dung sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan để chấm dứt các hiện tượng khai thác than trái phép, khai thác than tại khu vực lộ vỉa cần được bảo vệ an toàn cho khai thác than hầm lò;
b) Xây dựng và ban hành các quy trình, nội quy an toàn, tài liệu huấn luyện, hộ chiếu, nhật lệnh, các mẫu sổ ghi chép… áp dụng thống nhất trong TKV;
c) Đầu tư thiết bị để thực hiện đầy đủ việc thăm dò đi trước gương than, kiểm soát khí mỏ, bảo đảm các đường lò đủ lưu lượng gió theo thiết kế. Chấm dứt việc sử dụng cột chống thủy lực, giá thủy lực không theo thiết kế, kiểm soát áp lực đầu cột không theo quy định;
d) Đầu tư, đưa công nghệ mới vào sản xuất theo hướng cơ giới hóa, tập trung khai thác. Đầu tư đồng bộ công nghệ, thiết bị phụ trợ với công nghệ, thiết bị khai thác.
a) Đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng và nhận thức của người lao động theo phương châm: đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện;
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực về quản lý và an toàn của cán bộ trực tiếp điều hành sản xuất, giám sát an toàn viên; Tăng cường tập huấn, đào tạo phổ biến kỹ năng và kinh nghiệm cho bậc thợ mới vào nghề;
c) Xây dựng quy trình và tiêu chí kiểm tra, giám sát an toàn để đánh giá nhanh, đủ, đúng việc thực hiện các quy định về an toàn. Từ đó đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời các nguy cơ không an toàn, các hiện tượng vi phạm quy định.
a) Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng VLNCN từ kho tới khai trường;
b) Đào tạo, huấn luyện chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, cán bộ quản lý và những người có liên quan đến VLNCN đúng theo quy định;
c) Củng cố các kho VLNCN theo quy định tại TCVN 4586:1997.
5- Xây dựng tiêu chí an toàn cho doanh nghiệp khai thác than.
Bộ Công nghiệp yêu cầu TKV lập kế hoạch triển
khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này, hoàn thành trước ngày
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |