Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về phát động Phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 06/07/2017
Ngày có hiệu lực 06/07/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Gia Lai, ngày 06 tháng 7 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “GIA LAI CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO” GIAI ĐOẠN 2017-2020

Giảm nghèo nhanh và bền vững nhằm cải thiện đời sống của nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tình, nhất là khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 08/3/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, định canh định cư giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 27,56% năm 2010 xuống còn 11,36% vào cuối năm 2015 (theo tiêu chí giai đoạn 2011-2015), 100% đồng bào dân tộc thiểu số được định cư, đất sản xuất cơ bản ổn định; hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao so với bình quân chung cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016- 2020 là 16,55%, trong đó, hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 85,81% (47.133 hộ) tổng số hộ nghèo. Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào kinh và đồng bào dân tộc thiểu số có xu hướng gia tăng, một bộ phận nhỏ người nghèo chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 12/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về giảm nhanh và bền vững tý lệ hộ nghèo trong đong bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được Thủ tướng Chính phủ phát động, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo nhanh, bền vững với các yêu cầu như sau:

1. Mục tiêu:

1.1 Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu s, khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống dưới mức bình quân chung của cả nước.

1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) xuống dưới 7% vào cuối năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 2,55%, trong đó, 04 huyện được hưởng cơ chế, chính sách 30a; các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% và các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% giảm bình quân 4- 5%/năm.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số (theo chuẩn đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) so với tổng số hộ người đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh xuống dưới 15,2% vào cuối năm 2020 (bình quân mỗi năm giảm hơn 5%).

- Phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn tinh có trên 125/184 xã có tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) dưới 7%, đạt tiêu chí hộ nghèo trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo tiêu chí nông thôn mới, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập của người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thành phố Pleiku, thị xã An Khê không còn hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo.

2. Nội dung tổ chức thi đua

- Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đơn vị, địa phương mình để ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” với các hình thức phù hợp, cụ thể, thiết thực phấn đấu thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ được giao về thực hiện chính sách giảm nghèo; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và giai đoạn 2016-2020 của từng địa phương.

- Tổ chức triển khai các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo gắn với nhiệm vụ của ngành, địa phương nhằm tác động thiết thực, hiệu quả giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng thu nhập; tập trung cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Tổ chức thực hiện đồng bộ phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” với các phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể để vươn lên thoát nghèo, giảm nghèo và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

3. Giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua:

3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện phong trào “Gia Lai chung tay vì người nghèo”. Trong tuyên truyền cần chú ý để cả xã hội chung tay vì người nghèo, quan lâm đến người nghèo. Khuyến khích tinh thần tự lực, tự cường, ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cần xác định giảm nghèo là trách nhiệm của bản thân người nghèo, hộ nghèo và người dân toàn tỉnh. Chủ động phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể để vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Một dân tộc, một địa phương tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; lao động sáng tạo, cần cù để vươn lên thoát nghèo”.

3.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng trong thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” phù hợp với Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng của nhà nước đến các tầng lớp nhân dân nhằm động viên khích lệ, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng xã hội để thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội.

3.3 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các nhân tố mới, những điển hình tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo”. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm đánh giá, lựa chọn các điển hình tập thể, cá nhân, hộ gia đình có cách làm hay, sáng tạo, mô hình giảm nghèo hiệu quả để biểu dương, nêu gương tạo sự lan toả rộng lớn trong hội. Tăng cường truyền truyền và nhân rộng các mô hình, tấm gương thoát nghèo, tạo động lực cả về vật chất và tinh thần để các hộ nghèo khác phấn đấu noi theo.

3.4 Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; khen thưởng phải dựa trên kết quả của phong trào thi đua và thành tích thực chất của các tập thể và cá nhân đóng góp cho phong trào thi đua; ưu tiên xét, khen thưởng đối với cá nhân trực tiếp lao động, đối tượng cá nhân, hộ gia đình có tinh thần lao động, sáng tạo, cầnđể giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

4. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua

Hằng năm, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương thông qua tổng kết năm công tác, tiến hành sơ kết phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo”. Đến năm 2020, tổ chức tổng kết phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” giai đoạn 2017-2020. Thông qua sơ kết, tổng kết lựa chọn các điển hình, mô hình tiên tiến xuất sắc để phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng tạo sức lan tỏa trong ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra, hướng dẫn việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “Gia Lai chung tay người nghèo”; chỉ đạo, hướng dẫn đưa tiêu chí giảm nghèo vào bình xét, đề nghị khen thưởng hằng năm.

5. Tổ chức thực hiện

5.1 Việc xây dựng, thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì người nghèo” là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp Ủy đảng, chính quyền, địa phương, vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 cùng cấp thống nhất xây dựng kế hoạch, đề ra các nội dung và biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.

5.2 Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ Chỉ thị và điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch, nội dung thi đua cụ thể, đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện đạt kết quả các chi tiêu, nhiệm vụ được giao hàng năm và giai đoạn 2017-2020; thực hiện sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng hằng năm và khi tổng kết phong trào thi đua đối với tập thể, cá nhân, hộ gia đình đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh.

[...]