Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác lập, triển khai kế hoạch ở các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 11/CT-UBND
Ngày ban hành 14/10/2016
Ngày có hiệu lực 14/10/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Hồ Kỳ Minh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH LỒNG GHÉP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÔNG TÁC LẬP, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH Ở CÁC CẤP, CÁC NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trong thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cụ thể trong các lĩnh vực như nông nghiệp, cấp nước, du lịch - dịch vụ, đô thị, ... Dự báo tình hình khí tượng thủy văn, thời tiết nguy hiểm, nhất là các loại thiên tai như bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở, hạn hán... trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực hiện Chương trình hành động số 27-CT/TU ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thành ủy Đà Nẵng; Kế hoạch hành động số 1349/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ VII Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu ngày 19 tháng 4 năm 2016; để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu:

1. Các sở, ngành, quận huyện, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đẩy mạnh lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác lập, triển khai kế hoạch ở các cấp, ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố, theo tinh thần Chương trình hành động số 27-CT/TU ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thành ủy Đà Nẵng, Kế hoạch hành động số 1349/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2014 của UBND thành phố về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ VII Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu ngày 19 tháng 4 năm 2016.

2. Việc triển khai lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu cần căn cứ trên cơ sở nguồn lực của thành phố, của ngành, đơn vị và huy động tối đa các nguồn hỗ trợ khác, bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Tổ chức đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu, xác định tình trạng dễ bị tổn thương của các lĩnh vực, đối tượng và khu vực;

- Tổ chức cập nhật thông tin, số liệu, xây dựng bổ sung các nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu trong các tiêu chí, bộ chỉ số thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, địa phương;

- Phân tích và lựa chọn mức độ rủi ro có thể chấp nhận đối với các lĩnh vực, khu vực;

- Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Thực hiện điều chỉnh kịp thời các giải pháp quản lý nhà nước nói chung và giải pháp về ứng phó biến đổi khí hậu;

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

3. Các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu UBND thành phố về việc đầu tư sớm các hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với môi trường xung quanh, môi trường nước trên các lưu vực sông và giám sát tập trung đối với các nguồn xả thải lớn theo quy định;

- Chủ trì công tác kiểm kê khí gây hiệu ứng nhà kính, thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện thành phố; Lồng ghép và thúc đẩy các mô hình bảo vệ môi trường có tính đến các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tăng cường các hoạt động đầu tư tái chế, tái sử dụng chất thải;

- Đưa vào kế hoạch thường niên và có hướng dẫn đối với các hoạt động diễn tập như khắc phục ô nhiễm môi trường sau thiên tai, sự cố tràn dầu, sự cố môi trường ở các quy mô khác nhau.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống, ứng phó hiệu quả với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, thường xuyên tổ chức diễn tập, hướng dẫn kỹ năng, kiến thức phòng chống thiên tai đến cán bộ chính quyền và nhân dân;

- Tăng cường các giải pháp ứng phó với thiên tai, trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, trang thiết bị và hệ thống cảnh báo sớm; Nghiên cứu tính toán thủy văn, dòng chảy, nguồn nước có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu; Đề xuất đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đê, kè chống sạt lở và phòng chống thiên tai để chủ động cấp nước hiệu quả cho sinh hoạt, sản xuất và đảm bảo an toàn công trình với thiên tai;

- Hướng dẫn các địa phương chuyển đổi lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và tưới tiêu, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp;

- Tổ chức phòng chống cháy rừng, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Nghiên cứu đầu tư, tăng cường hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm cháy rừng và các giải pháp chữa cháy rừng. Giữ ổn định độ che phủ của rừng từ 45-46% trong giai đoạn đến 2020.

c) Sở Xây dựng

- Nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH đối với các công trình hạ tầng hiện trạng và quy hoạch của thành phố, tham mưu UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch theo định kỳ và khi có tác động của BĐKH; đề xuất phương án, giải pháp xử lý thoát nước, chống ngập ở các khu vực trũng thấp;

- Nghiên cứu đề xuất quy trình thẩm định các đồ án quy hoạch có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, ngập lụt, hướng đến việc đề xuất xây dựng các hướng dẫn, quy chuẩn về xây dựng công trình nhằm khuyến nghị áp dụng đối với khu vực trũng thấp, khu vực dễ bị tổn thương do bão, lũ.

d) Sở Du lịch

- Triển khai lồng ghép hoạt động tuyên truyền của ngành gắn với tuyên truyền về biến đổi khí hậu và vận động các cơ sở lưu trú, kinh doanh, dịch vụ du lịch chủ động thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu như: tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, sử dụng phương tiện giao thông thân thiện môi trường, phát triển mô hình phân loại và giảm thiểu chất thải (3R), áp dụng hệ thống quản lý môi trường, chương trình “nhãn sinh thái", thiết lập các sản phẩm thân thiện môi trường...;

- Nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố ban hành các chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh để các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu đã nêu ở mục trên;

- Thời gian tới, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó chú ý đến tính phù hợp, tính an toàn cho du khách với những thay đổi cực đoan của thời tiết; Mặt khác cần nghiên cứu các hình thức du lịch, dịch vụ mang tính đột phá gắn kết với cộng đồng khi có nguy cơ thảm họa thiên nhiên và môi trường.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ