Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý tàu cá, phòng ngừa ứng phó sự cố khi tàu thuyền hoạt động trên biển do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 18/08/2022
Ngày có hiệu lực 18/08/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tuấn Phong
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀU CÁ, PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ KHI TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN

Trong thời gian qua, công tác quản lý tàu cá trong khai thác, dịch vụ thủy sản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc trước khi xuất bến ra biển hoạt động được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến các sự cố tàu thuyền, tai nạn làm chết người, ngư dân bị rơi xuống biển mất tích không rõ nguyên nhân khi hoạt động khai thác hải sản trên biển có xu hướng gia tăng, chưa có biện pháp hữu hiệu để kéo giảm.

Thực hiện Công văn số 5017/BNN-TCTS ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để tăng cường công tác quản lý tàu cá, phòng ngừa ứng phó khi có sự cố tàu thuyền hoạt động trên biển, giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số công việc sau đây:

1. Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản, tổ chức vận động ngư dân sản xuất theo tổ - đội khai thác thủy sản trên biển; nghiêm túc chấp hành và hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an toàn trước khi hành nghề trên biển và phòng, tránh thiên tai.

- Củng cố Tổ đoàn kết, nghiệp đoàn nghề cá trên biển của địa phương để thông tin, chia sẻ lộ trình đánh bắt, giữ liên lạc cùng nhau trên biển, kịp thời xử lý các tình huống sự cố trên biển.

- Hàng ngày, nắm tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, nhất là tình hình gió mạnh, sóng lớn trên biển do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam hoặc rãnh thấp, với các hình thái thời tiết nguy hiểm đan xen từ các cơ quan khí tượng thủy văn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân trước khi có kế hoạch ra biển hoạt động hoặc đang hoạt động trên biển biết, tìm chỗ tránh trú an toàn, di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế sự cố tàu thuyền.

- Huy động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng trên địa bàn tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển và tiếp nhận, sơ cứu cứu người bị nạn; phối hợp với Ban Quản lý Cảng để tiếp nhận, bảo vệ, quản lý phương tiện bị nạn được tập kết tại địa phương.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

a) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh:

- Củng cố bộ phận chuyên trách thường trực phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố, cứu hộ, cứu nạn trên biển chuyên ngành thủy sản trực thuộc Sở. Tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển thông qua hệ thống giám sát tàu cá bằng thiết bị VMS; kịp thời phát hiện, xử lý tốt các tình huống tàu cá bị tai nạn khi hoạt động trên biển.

- Rà soát, kiểm tra các quy định về đăng ký, đăng kiểm; nắm chắc tần số liên lạc của các tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày; quản lý tàu thuyền, nắm chắc số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển. Quản lý, theo dõi hoạt động của các tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp để mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển.

- Tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc các trường hợp tàu cá không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, không có đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Kiên quyết không cho tàu cá rời cảng/xuất bến nếu không đủ điều kiện an toàn theo các quy định của pháp luật.

- Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên tàu cá, việc thay đổi thuyền viên theo chuyến biển. Các thuyền viên phải đảm bảo các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; không sử dụng lao động trẻ em trên các tàu cá. Yêu cầu chủ tàu phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và lao động trên tàu cá.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản.

- Phối hợp với sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu cá .

- Định kỳ tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố tàu cá và phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và xử lý tình huống khi có áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai, sự cố, tai nạn trong hoạt động khai thác thủy sản, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, an toàn giúp ngư dân an tâm sản xuất.

b) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh):

- Tiếp nhận và truyền phát kịp thời tin bão, áp thấp nhiệt đới, các bản tin thời tiết nguy hiểm, gió mạnh, sóng lớn trên biển của Đài Khí tượng thủy văn, các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Thường trực và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để theo dõi hoặc tham mưu, chỉ đạo xử lý kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển để nắm rõ vị trí, tọa độ các tàu, thuyền đang hoạt động đánh bắt xa bờ, số lượng thuyền viên, tình trạng của tàu và các thiết bị được trang bị trên tàu để liên lạc trước, trong và sau thiên tai hoặc các hình thái thời tiết nguy hiểm trên biển.

- Báo cáo, tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành các Công điện, quyết định để chỉ đạo công tác phòng, tránh, khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố gây ra kịp thời.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Cơ quan thường trực tìm kiếm, cứu nạn - cứu hộ cho người và tàu thuyền trên biển)

- Duy trì thông tin liên lạc thông suốt từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến các đồn, trạm biên phòng và các lực lượng hiệp đồng (Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,...); giữa Bộ đội Biên phòng với tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Chủ động tiếp nhận và xử lý hiệu quả các thông tin liên quan đến tai nạn, sự cố tàu thuyền xảy ra trên biển.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện khi gặp sự cố, thiên tai xảy ra trên biển. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều động tàu thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh và huy động tàu thuyền, ngư dân tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển quản lý chặt chẽ tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày. Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá (VMS) trong quản lý, theo dõi hoạt động của tàu cá. Duy trì thông tin liên lạc giữa tàu cá, gia đình chủ tàu với các lực lượng chức năng đảm bảo nắm thông tin kịp thời, chủ động phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới..., giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, phương tiện khi hoạt động trên biển.

- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng ứng phó cho chủ tàu cá, thuyền trưởng và ngư dân khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để nắm, trao đổi thông tin, tình hình, đề nghị tham gia hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn.

[...]