Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 27/05/2020
Ngày có hiệu lực 27/05/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Cao Tiến Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NĂM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 27 tháng 5 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025 CỦA TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016 -2020, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát HĐND tỉnh, sự chủ động điều hành của UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề về môi trường.

Trong giai đoạn tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường trong khi đó kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững, đồng thời tiến hành xây dựng chương hình hành động thực hiện kế hoạch năm 2021-2025 trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp có vốn nhà nước (gọi chung doanh nghiệp) tập trung triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 với các yêu cầu, nhiệm vụ nội dung chủ yếu sau:

A. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025:

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch 5 năm 2021-2025 phù hợp với mục tiêu phát triển chung của các Bộ, ngành, Trung ương. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, gồm:

I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020:

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016-2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, các Sở, ngành và địa phương đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý; trong đó, cần bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; đánh giá đầy đủ, thực chất, chính xác các kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ được các thành tựu nổi bật của giai đoạn 2016-2020), các yếu kém, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân (về thể chế, tổ chức thực thi thể chế...), trách nhiệm và bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục (nhất là các biện pháp về hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi thể chế) cho giai đoạn tới, trong đó có đánh giá các tác động của thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19. Các nội dung cần tập trung đánh giá bao gồm:

1. Các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Đại hội X của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

2. Tình hình thực hiện chủ trương, chính sách lớn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh theo từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Trong đó, tập trung:

a) Đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ được giao: Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ/nhóm nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế của Sở, ngành và địa phương được giao tại Chương trình hành động số 10303/CTr-UBND ngày 09/10/2017 về thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 31/8/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao chất lượng tăng trưởng năng suất lao động sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Nghị quyết 24).

b) Thực hiện cơ cấu lại của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu, chủ lực; việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,...

c) Thực hiện cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm, gồm: đầu tư công; các tổ chức tín dụng; doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước; Cơ cấu lại các ngành kinh tế (cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại các ngành công nghiệp, và cơ cấu lại các ngành dịch vụ); khu vực công; đơn vị sự nghiệp công lập.

d) Nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ số; năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2016 -2020.

3. Tình hình và kết quả thực hiện 3 đột phá lớn về (i) Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hiệu quả các công trình hạ tầng xã hội và dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; trong đó, ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình cấp nước sạch, thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở phục vụ nhân dân; (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào các ngành nghề chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đầu tư phát triển giáo dục mầm non theo Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015 - 2020; (iii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng xây dựng nền hành chính hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh, cần nêu rõ những kết quả cụ thể đã đạt được, như: nghiên cứu tham mưu xây dựng chính sách; xây dựng các đề án, chương trình kế hoạch triển khai; huy động các nguồn lực; tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng của tỉnh.

4. Tình hình thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng; thu chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công, nợ chính quyền địa phương; xuất nhập khẩu, năng lượng, đặc biệt là điện.

5. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, như: vốn ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; vốn từ khu vực dân cư; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vốn huy động khác.

6. Những kết quả về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Trong đó, đi sâu đánh giá tình hình phát triển và đổi mới giáo dục đào tạo; trình độ khoa học công nghệ, đánh giá về các kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thực tiễn; đóng góp của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ.

7. Tình hình thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, như: công tác bảo đảm an sinh xã hội, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; chăm sóc người có công; chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tình trạng già hóa dân số; nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tạo việc làm; thông tin, văn hóa; thể dục thể thao; thực hiện các quyền của trẻ em, phát triển thanh niên, thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; phòng, chống tệ nạn xã hội, nạn tin giả; phòng, chống cháy nổ.

8. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch và phát triển vùng, liên kết vùng; phát triển đô thị; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới.

9. Tình hình thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; ngăn ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt tình hình khai thác cát sỏi trái phép, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tình hình hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn, tình trạng ở nhiễm môi trường đô thị và ngập úng ở các đô thị lớn.

10. Tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.

11. Tình hình tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chất lượng đội ngũ cán bộ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; sắp xếp và tinh gọn bộ máy; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

12. Kết quả trong công tác chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

13. Trên cơ sở tổng kết đánh giá các nội dung cụ thể nêu trên, đánh giá tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, những kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém; các nguyên nhân chủ quan và khách quan; rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Căn cứ đặc điểm, tình hình và lĩnh vực, địa bàn quản lý, các sở, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp có vốn nhà nước tiến hành đánh giá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp và đầy đủ với tình hình của đơn vị và địa phương.

II. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ