Chỉ thị 10/2011/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu | 10/2011/CT-UBND |
Ngày ban hành | 08/08/2011 |
Ngày có hiệu lực | 18/08/2011 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Lữ Ngọc Cư |
Lĩnh vực | Thương mại,Vi phạm hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2011/CT-UBND |
Đắk Lắk, ngày 08 tháng 8 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHÔNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ Chính phủ về đấu tranh chống sảm xuất và buôn bán hàng giả; Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ban hành chỉ thị số 20/2002/CT-UB ngày 21 tháng 11 năm 2002 về tăng cường công tác chông buôn lậu, hàng giả và hàng gian lận thương mại; trong thời gian qua, được sự quan tâm, của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh; Sự nỗ lực của triển khai của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị, các tổ chức, cá nhân sảm xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; do vậy công tác chông buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự bình ổn của thị trường, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Tuy vậy, hiện nay tình trạng sảm xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả và hàng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; đặc biệt là thời gian gần đây, lợi dụng biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đã xuất hiện nhiều hành vi gian lận thương mại tinh vi gây tác hại nghiêm trọng đến sảm xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khẻo, quyền lợi của người tiêu dùng.
Để công tác chống buôn lậu, hàng giả và hàng gian lận thương mại đạt hiệu quả cao và khắc phục tình trạng nêu trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, tổ chức, cá nhân sảm xuất, kinh doanh thực hiện tốt một số biện pháp sau đây :
1. Phải xác định công tác chống buôn lậu, hàng giả và hàng gian lận thương mại là những nhiệm vụ quan trọng, cấp báp hàng đầu hiện nay và thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, nắm bắt thông tin, chủ động, kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu, sảm xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và hàng gian lận thương mại từ quá trình sảm xuất, nhập khẩu, đến phân phối và lưu thông hàng hóa. Nơi nào để xẩy ra tình trạng buôn lậu, sảm xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và hàng gian lận thương mại thì Thủ trưởng Sở, ban, ngành , Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã , thành phố nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ban Chỉ đạo 127 tỉnh cần tăng cường công tác chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên đối với từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
3. Các Sở, ban. ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với thường trực Ban Chỉ đạo 127 tỉnh tập trung chỉ đạo và huy động các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hành vi, vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, gian lận về chất lượng, đo lường, đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt và các vi phạm khác trên thị trường. Đặc biệt là các mặt hàng bình ổn giá phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân như : lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tây, sữa… Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ nhưng không được gây cản trở hoạt động sảm xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân.
4. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Y tế, Chi cục vệ sinh An toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra các kho chứa, nơi tập kết hàng hóa, kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, ổ nhóm chuyên buôn lậu, sảm xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và gian lận thương mại. Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vị phạm, những vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải củng cố hồ sơ chuyển cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Các tổ chức, cá nhân sảm xuất, kinh doanh : Nghiêm túc thực hiện các quy định về công bố chất lượng về sảm xuất hàng hóa, xác lập quyền sở hữu công nghệ, ghi nhãn hàng hóa; cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm hàng hóa và hoạt động sảm xuất, kinh doanh đầy đủ, trung thực, kịp thời và phối hợp để các cơ quan chức năng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do mình sảm xuất, kinh doanh.
6. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 127 tỉnh thường xuyên năm bắt tình hình diễn biến của thị trường để chủ động xử lý theo thẩm quyền; trường hợp cần thiết tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi buôn lậu, sảm xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và hàng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
7. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở các đợt tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng , Nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đăng tải công khai toàn văn Chỉ thị này để toàn dân biết, thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Chỉ thị số 30/2002/CT-UB ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các Thủ trưởng Ban, ngành, thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |