Chỉ thị 01/2010/CT-UBND về tăng cường công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 01/2010/CT-UBND
Ngày ban hành 14/01/2010
Ngày có hiệu lực 24/01/2010
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Đỗ Hữu Nghị
Lĩnh vực Thương mại,Vi phạm hành chính,Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2010/CT-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 14 tháng 01 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2008 về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng của Thủ tướng Chính phủ. Trong nhiều năm qua các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác này và đã đạt được kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong tỉnh phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất, người tiêu dùng, từng bước tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tuy nhiên công tác đấu tranh chống hàng giả vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa mang lại hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng kém chất lượng, ... kể cả hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, gây khó khăn cho các nhà sản xuất, tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và sức khoẻ con người. Bên cạnh đó lợi dụng hệ thống pháp lý còn chưa chặt chẽ, bộ máy quản lý Nhà nước còn hạn chế, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả càng có cơ hội phát triển và diễn biến ngày càng phức tạp cả về quy mô, hình thức, thủ đoạn, ... gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư kể cả trước mắt và lâu dài.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả theo tinh thần Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 và Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu:

a) Tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, các lực lượng thực thi nâng cao nhận thức và thấy rõ tầm quan trọng của công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả và những tác hại về nhiều mặt của hàng giả đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và trong tỉnh nói riêng;

b) Đấu tranh chống hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; bên cạnh đó chú trọng tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi thành viên trong xã hội ý thức tham gia chống hàng giả, xem đây là trách nhiệm của cả cộng đồng, không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước;

c) Tổ chức các biện pháp đồng bộ, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn triệt để các loại hàng giả từ quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối và lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm theo pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, các cấp, các lực lượng, hiệp hội, doanh nghiệp, đoàn thể, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng để cùng đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ chống tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả;

d) Ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao vào những ngày lễ lớn trong năm như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, ngày lễ 30/4 và 01/5, 02/9, Tết Trung thu, ... để tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, ...; các sở, ngành, địa phương cần phải lập phương án, kế hoạch kiểm tra cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các địa bàn trọng điểm, nơi phát luồng hàng, chợ, siêu thị, nơi tập trung đông người kinh doanh, mua sắm, ... cần chú trọng các mặt hàng thực phẩm công nghệ, rượu bia, nước giải khát, lương thực thực phẩm, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm, xăng dầu, gas, ... đảm bảo ngăn chặn kịp thời các loại hàng giả lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi sinh, môi trường, ...

2. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề ra các giải pháp, kế hoạch đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường nội tỉnh; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại hàng hoá từ khâu sản xuất đến lưu thông, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, ...;

b) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả; làm tốt công tác dự báo đánh giá tình hình, tăng cường việc giám sát, quản lý địa bàn, nắm bắt thông tin để từ đó có biện pháp đấu tranh phù hợp nhằm ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Công an, Đo lường chất lượng, Bảo vệ thực vật, Y tế, Thú y, ... tăng cường kiểm tra về chất lượng đối với các mặt hàng thiết yếu.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phân công, phân cấp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống kiểm định về chất lượng sản phẩm hàng hoá theo hướng tập trung, đạt chuẩn, đủ năng lực phân tích thử nghiệm chất lượng, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu cho việc giám định chất lượng sản phẩm hàng hoá phục vụ tốt công tác chống hàng giả và quản lý chất lượng trong tỉnh;

c) Vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh cải tiến công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hoá do nước ngoài sản xuất.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, hệ thống lại các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học, hoá chất, kháng sinh (dùng trong trồng trọt, chăn nuôi) giống cây trồng, vật nuôi, ... thuộc danh mục cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, ... thông báo cho các cơ quan chức năng, các huyện, thành phố được biết để cùng phối hợp kiểm tra ngăn chặn;

b) Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, ...) chủ trì và phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức các đợt kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, gia công, chế biến, sang chiết, đóng gói, nhập khẩu, phân phối các loại vật tư nông nghiệp, thủy sản nói trên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các loại hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, ... tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh, môi trường, cây trồng, vật nuôi, ...;

c) Hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp nói trên ký cam kết không kinh doanh các loại hàng hoá cấm sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, ...;

d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y) làm đầu mối tiếp nhận các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y giả, ngoài danh mục được phép sử dụng, ... do các cơ quan chức năng thu giữ để có phương án tiêu hủy theo quy định.

5. Sở Y tế:

a) Chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng chuyên ngành và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý các cơ sở phân phối, đại lý bán lẻ thuốc phòng chữa bệnh cho người, kể cả tại các cơ sở khám, chữa bệnh; thông báo kịp thời cho các cơ sở kinh doanh, phân phối thuốc, các cơ quan chức năng, ... danh mục các loại thuốc (tân dược, đông dược, ...) không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, thuốc giả, thuốc chưa đăng ký (kể cả thuốc nhập khẩu), ... để cùng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn, thu hồi; không để lưu thông, tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng;

b) Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, việc chấp hành các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

6. Công an tỉnh:

a) Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất kinh doanh hàng giả. Trong đó, lực lượng ngành cần tập trung theo dõi, điều tra khám phá các tổ chức, đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại hàng giả, hàng nhái; đặc biệt chú ý các loại hàng giả là: tiền, giấy tờ, hoá đơn, tem, ... và các loại ấn phẩm khác có giá trị như tiền; kịp thời xử lý, truy tố hình sự những vụ việc vi phạm có tổ chức, quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội, ...;

b) Kịp thời hỗ trợ khi có yêu cầu của các lực lượng khác trong công tác đấu tranh chống hàng giả đối với những vụ việc phức tạp; cần phải có sự phối hợp điều tra, xử lý của nhiều cơ quan chức năng.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ