Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu | 09/2010/CT-UBND |
Ngày ban hành | 06/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 16/12/2010 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Lữ Ngọc Cư |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2010/CT-UBND |
Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 12 năm 2010 |
CHỈ THỊ
vỀ viỆc tăng cưỜng công tÁc quẢn lý vỀ đo LƯỜNG, cHẤt LƯỢng trong kinh doanh xăng dẦu trên ĐỊa bàn tỈnh ĐẮk LẮk
Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người tiêu dùng. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm; các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có nhiều giải pháp cải tiến để thích ứng các yêu cầu của luật định, vì thế tình hình kinh doanh xăng dầu đã dần dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, qua công tác thanh, kiểm tra, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm về chất lượng, phương tiện đo lường không thực hiện kiểm định đúng thời hạn, tự ý thay đổi các chi tiết, tháo chì niêm, sử dụng nhiều hình thức tinh vi để gian lận, bớt xén xăng dầu của người tiêu dùng v.v... những hành vi này đã gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số: 84/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; và Thông tư số: 11/2010/TT-BKHCN, ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, theo quy định tại Nghị định số: 84/2009/NĐ-CP; đồng thời, nhằm tăng cường công tác quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn và chống hành vi gian lận xăng dầu trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các Sở, ban, ngành liên quan quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu:
a) Bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường;
b) Chỉ được đưa vào lưu thông trên thị trường các loại xăng, dầu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đúng chủng loại với chất lượng được cung cấp từ nhà phân phối, có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại xăng, dầu khi nhập vào do nhà phân phối cung cấp;
c) Thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng có thể kiểm tra phương pháp đo, kết quả đo, chất lượng của xăng, dầu cung cấp cho khách hàng. Sẵn sàng thực hiện phép đo đối chứng khi được yêu cầu;
d) Chịu sự kiểm tra, thanh tra về đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật. Tuân thủ quyết định thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho người tiêu dùng các thông tin về: tên, chủng loại xăng, dầu. Ghi rõ trên cột bơm nhiên liệu hoặc phương tiện phân phối, bán lẻ khác nếu không có cột bơm, các thông tin sau:
- Trị số ốctan (RON) đối với xăng không chì;
- Hàm lượng lưu huỳnh đối với nhiên liệu điêzen;
Đối với nhiên liệu điêzen có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 500mg/kg phải thông báo rõ là không dùng cho phương tiện lưu thông cơ giới đường bộ.
e) Phương tiện đo dùng để xác định lượng xăng, dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định);
- Các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
- Có phạm vi đo phù hợp với lượng xăng dầu cần đo;
- Bảo đảm các yêu cầu sử dụng theo quy định của nhà sản xuất;
Khi một hoặc một số phương tiện đo quy định tại điều này được lắp đặt cùng với các cơ cấu, bộ phận khác tạo thành hệ thống đo dùng để xác định lượng xăng, dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân thì hệ thống đo này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường.
g) Sai số kết quả đo lượng xăng, dầu trong mua bán, thanh toán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong kiểm tra không được vượt quá 1,5 lần giới hạn sai số cho phép của phương tiện đo hoặc hệ thống đo.
i) Tại các điểm bán lẻ phải có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1L, 2L, 5L, 10L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp; sẵn sàng thực hiện phép đo đối chứng khi được yêu cầu. Các ca đong, bình đong và ống đong chia độ này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định;
- Được đặt tại vị trí thuận lợi để người có trách nhiệm hoặc người mua xăng dầu có thể kiểm tra kết quả đo;
- Định kỳ tự kiểm tra phương tiện đo, hệ thống đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm sai số kết quả đo lượng xăng, dầu trong mua bán, thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng theo đúng quy định tại khoản g điều này.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
2.1. Tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN trên địa bàn.
2.2. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra đo lường, chất lượng, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về đo lường, chất lượng tại các đơn vị bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
2.3. Định kỳ tháng 3 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh tình hình kiểm tra và xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng trong hoạt động bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.