Chỉ thị 08/CT-BCT năm 2024 triển khai Công điện số 99/CĐ-TTg về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 08/CT-BCT
Ngày ban hành 27/09/2024
Ngày có hiệu lực 27/09/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2024

 

CHỈ THỊ

TRIỂN KHAI CÔNG ĐIỆN SỐ 99/CĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CUNG ỨNG XĂNG DẦU CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu, điều hành giá xăng dầu bám sát biến động của giá thế giới, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước 9 tháng đầu năm 2024 được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tiềm ẩn những yếu tố khó đoán định, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sự bất ổn chính trị tại các khu vực, quốc gia trên thế giới chưa có dấu hiệu cải thiện, có nhiều ý kiến trái chiều về biến động của thị trường xăng dầu...

Triển khai thực hiện Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân đầu mối sản xuất và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau đây:

1. Vụ Thị trường trong nước

a) Theo dõi thường xuyên việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu xăng dầu trên địa bàn. Đánh giá, dự báo tình hình, cân đối cung cầu xăng dầu trong những tháng cuối năm, dự kiến thực hiện cả năm 2024 để xem xét báo cáo Lãnh đạo Bộ việc điều chỉnh tổng nguồn phù hợp với tình hình thị trường và yêu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

b) Xây dựng kế hoạch tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 và chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu có kế hoạch, phương án kinh doanh, bán lẻ xăng dầu khoa học, hợp lý, khả thi, bảo đảm đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường; thực hiện nghiêm dự trữ xăng dầu theo quy định; bố trí đủ nhân lực, tổ chức trực hoặc tăng ca để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, liên tục cho thị trường, nhất là các dịp lễ, Tết.

c) Thường xuyên theo dõi sát các diễn biến thị trường hàng hóa thế giới và trong nước, tình hình thiên tai, bão, lụt để có kế hoạch, bảo đảm cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

d) Phối hợp với Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) điều hành giá xăng dầu theo tín hiệu thị trường, bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

đ) Phối hợp với các cơ quan thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tiếp cận nguồn vốn để khuyến khích doanh nghiệp tạo nguồn hàng, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo đúng quy định pháp luật, không để lợi dụng vi phạm pháp luật.

e) Phối hợp với Vụ Dầu khí và Than và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, có kế hoạch, phương án sản xuất, phân phối, dự trữ, điều tiết, bán lẻ xăng dầu phù hợp, kịp thời, hiệu quả, khoa học, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.

g) Phối hợp với các địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, vận chuyển, lưu thông, phân phối xăng dầu và bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định.

h) Phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin thường xuyên về nguồn cung xăng dầu, công tác điều hành thị trường xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, tạo tâm lý ổn định.

i) Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, bảo đảm khoa học, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai dự trữ quốc gia xăng dầu theo kế hoạch, lộ trình tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 về việc Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2024 về phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030; bổ sung tài chính cho việc mua thông tin phục vụ công tác điều hành giá xăng dầu.

3. Vụ Dầu khí và Than

Theo dõi sát tình hình sản xuất của 02 Nhà máy lọc dầu trong nước, đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường theo Kế hoạch đã đăng ký. Trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến sản lượng của 02 Nhà máy, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xem xét, có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Tổng cục Quản lý thị trường

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

b) Chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Công Thương địa phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch, thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp; Xử lý nghiêm các hành vi găm hàng chờ tăng giá, trục lợi buôn lậu xăng dầu qua biên giới, vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu; Phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của đơn vị kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Vụ Pháp chế

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động rà soát, đề xuất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, cần thiết sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, quy định của pháp luật hiện hành.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến quy định trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về việc bổ sung nhân sự cho Vụ Thị trường trong nước để triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới.

7. Các đơn vị báo chí thuộc Bộ Công Thương

[...]