Chỉ thị 08/2002/CT-BGDĐT về đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành

Số hiệu 08/2002/CT-BGDĐT
Ngày ban hành 20/03/2002
Ngày có hiệu lực 04/04/2002
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Vọng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2002/CT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2002

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

Thực hiện Chỉ thị số 62/CT-TW ngày 12/2/2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới; Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 1/5/2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng và Thông báo số 265/HĐGDQP-BQP ngày 23/1/2002 của Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, ngành; các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

1. Từ nay đến năm 2005 mỗi trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp phải có ít nhất 1 giáo viên giáo dục quốc phòng làm nòng cốt giảng dạy và đến năm 2010 có đủ giáo viên giáo dục quốc phòng. Các Sở Giáo đục và Đào tạo, các trường trung học chuyên nghiệp cần chủ động xây đựng kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn (6 tháng).

Cán bộ, giáo viên được cử đi đào tạo đã có chuyên môn bậc đại học, có đủ sức khỏe, tuổi đời không quá 45, ưu tiên cử các giáo viên thể dục, giáo dục công dân.

Từ năm 2002, các Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí mỗi năm có ít nhất 30% trong tổng số trường trung học phổ thông có cán bộ, giáo viên được cử đi đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng.

Đối với các trường trung học chuyên nghiệp, mỗi trường có một cán bộ, giáo viên đi đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng. Học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ giáo viên giáo dục quốc phòng sẽ được bố trí giảng dạy kiêm nhiệm môn học hoặc làm công tác quản lý, chỉ đạo ở các Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng:

Từ năm 2002 trở đi, giao nhiệm vụ cho các trường Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Đại học Huế, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hải Phòng, Đại học Cần Thơ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn (6 tháng).

Từ năm học 2002-2003, giao nhiệm vụ cho các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh trên cơ sở mã ngành đào tạo giáo viên thể dục, giáo dục công dân, xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo chính quy loại hình giáo viên ghép môn Thể dục - Giáo dục quốc phòng, Giáo dục công dân - Giáo dục quốc phòng. Loại hình đào tạo giáo viên này được mở rộng đôi với các trường đại học sư phạm khác có mã ngành đào tạo giáo viên thể đục, giáo dục công dân theo hướng ghép môn nêu trên. Chỉ tiêu đào tạo giáo viên ghép môn giáo dục quốc phòng là chỉ tiêu chung của trường được Bộ giao đào tạo giáo viên thể đục, giáo dục công dân.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố chỉ đạo trường Cao đẳng sư phạm liên kết với trường quân sự tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn theo chương trình của Bộ đã ban hành.

3. Cán bộ, giáo viên được cử đi đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng được hưởng các chế độ hiện hành; được phép vận đụng mua sắm quân phục xuân hè theo chế độ giáo viên chuyên trách quy định tại mục II điểm 2 Công văn số 12583/GDQP ngày 14/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viên không do các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cử đi học thì được các cơ sở đào tạo vận dụng công văn nêu trên để bảo đảm quân trang phục vụ học tập.

4. Kinh phí đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn thuộc kinh phí chi sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng theo ngân sách trung ương đối với các trường đại học sư phạm được Bộ giao chỉ tiêu, theo ngân sách địa phương đối với loại hình đào tạo liên kết tại địa phương. Mức chi đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng trước mắt áp dụng như mức chi đối với đào tạo giáo viên của các trường đại học sư phạm theo quy định tại Công văn số 562/TC ngày 08/3/1998 của Bộ Tài chính. Các cơ sở làm nhiệm vụ đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch, báo cáo sử dụng kinh phí đào tạo với Bộ Giáo đục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chủ trương này; các trường trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, ngành báo cáo với cơ quan chủ quản để có sự hỗ trợ về kinh phí; các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo theo chỉ tiêu được giao.

Việc đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay của các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp, góp phần tăng cường tiềm lực và trí thức quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới. Vì vậy Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường, các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Văn Vọng

(Đã ký)

 

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ