Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chỉ thị 07/2013/CT-UBND về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu 07/2013/CT-UBND
Ngày ban hành 14/10/2013
Ngày có hiệu lực 24/10/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Nguyễn Liên Khoa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07 /2013/CT-UBND

Vị Thanh, ngày 14 tháng 10 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16 tháng 7 năm 1998 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu đạt được qua nhiều năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), tiếp tục phát triển phong trào bền vững, có chiều sâu. Hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền; vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp ngày càng được nâng cao; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp; phát huy ý thức tự nguyện, tự giác của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng, tạo cơ chế quản lý đồng bộ để phong trào phát triển bền vững. Đặc biệt, các cơ quan chức năng đã thể hiện tốt vai trò phối hợp trong việc thực hiện các phong trào hiện có, tạo sức mạnh tổng hợp của Phong trào TDĐKXDĐSVH; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phong trào phù hợp với đặc điểm, tình hình ở từng địa phương trong tỉnh; thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn tham gia; thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội hóa văn hóa đã được các tầng lớp xã hội quan tâm, đồng tình hưởng ứng và thu được nhiều kết quả đáng trân trọng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định.

Tuy nhiên, vừa qua ở một vài địa phương, công tác vận động, tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên; việc phát động các đối tượng, thành phần đăng ký, bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm còn có dấu hiệu chạy theo thành tích, tính bền vững chưa cao; có một vài nơi tội phạm, tệ nạn xã hội chưa giảm; một số thanh thiếu niên không tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; tệ nạn tổ chức đánh bạc, thành lập băng, nhóm xảy ra và diễn biến phức tạp. Học sinh bỏ học còn nhiều, bạo lực trong học đường, tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, bạo lực với trẻ em vẫn còn xảy ra; việc thực hiện Luật hôn nhân gia đình chưa tốt; mô hình sản xuất phát triển kinh tế và các mô hình tiêu biểu khác chậm được nhân rộng; đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giải pháp thoát nghèo chưa bền vững, nhất là giá cả các mặt hàng tiêu dùng không ổn định; các Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao, Nhà văn hóa ấp, khu vực tuy được đầu tư xây dựng, nhưng thiếu phương tiện, kinh phí hoạt động; sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thường xuyên, nên chất lượng hoạt động chưa tốt; một số thiết chế văn hóa đã xuống cấp, việc chỉ đạo nâng chất, nâng cấp chưa kịp thời.

Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và để Phong trào TDĐKXDĐSVH thật sự đi vào cuộc sống, có chiều sâu, chất lượng tốt và phát triển bền vững và phong trào được nhân rộng khắp trong tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo (BCĐ) các cấp theo Quyết định số 794/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào TDĐKXDĐSVH trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào TDĐKXDĐSVH và Ban vận động Trung ương Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

2. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng chất, nâng cấp các danh hiệu văn hóa hàng năm, tập trung một số nội dung cụ thể như sau:

2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nội bộ và nhân dân, tập trung vào các nội dung:

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục mục đích, ý nghĩa, nội dung gương ‘Người tốt, việc tốt”; “Gia đình văn hóa”; “Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu”; “Ấp, khu vực văn hóa”; “Xã văn đạt chuẩn hóa nông thôn mới”; “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và “Xã nông thôn mới” phải được công khai, dân chủ.

b) Tổ chức liên hoan, hội thi, hội nghị:

- Tổ chức Liên hoan gương “Người tốt việc tốt”, gương “Người tốt, việc tốt tiêu biểu”; “Gia đình văn hóa”, “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo tinh thần Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

- Tham dự Hội nghị biểu dương gương “Người tốt, việc tốt” và “Gia đình văn hóa” tiêu biểu xuất sắc toàn quốc.

- Tổ chức có hiệu quả thiết thực Cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” ở các cấp.

c) Chỉ đạo nâng chất các danh hiệu văn hóa mà trọng tâm là gương “Người tốt, việc tốt”; “Gia đình văn hóa”, chỉ đạo chặt chẽ, đúng quy trình phát động đăng ký, bình xét công khai, đảm bảo tính dân chủ, đúng tiêu chuẩn, không chạy theo số lượng.

Đặc biệt: hàng năm, ngày 19 tháng 5 (ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) và Tết Nguyên đán (ngày tết cổ truyền của dân tộc), mỗi địa phương đều phát động 100% hộ có lập bàn thờ Tổ quốc (có ảnh chân dung Bác Hồ và lá cờ nước), đặt nơi trang trọng.

d) Nâng cấp, nâng chất lượng hiệu quả hoạt động các Trung tâm văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp, khu vực hiện có và phát huy hiệu quả các thiết chế này; từng bước trang bị đầy đủ các phương tiện và kinh phí hoạt động, trang trí đúng hướng dẫn; đầu tư xây dựng mới Trung tâm văn hóa - thể thao xã theo đúng Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa - thể thao xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp, khu vực theo đúng Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.

2.2. Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đẩy mạnh và làm tốt công tác phục vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; ở mỗi xã phải xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ; điều chỉnh, bổ sung hoặc soạn thảo nội dung mới các Quy ước ấp, khu vực cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và đúng với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo 100% ấp, khu vực đều có nội dung Quy ước được phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai cho nhân dân thực hiện; củng cố các Tổ nhân dân tự quản; đặc biệt, mỗi xã, phường, thị trấn chỉ đạo xây dựng một Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu theo Quy chế quy định.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố củng cố, kiện toàn BCĐ các cấp và Ban vận động ấp, khu vực theo hướng dẫn như sau:

3.1. Cấp huyện:

* Tên gọi: BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH.

* Cơ cấu nhóm thường trực BCĐ:

- Trưởng Ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối Văn hóa - Xã hội.

- Các Phó Trưởng Ban:

+ Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin (làm Thường trực).

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo.

- Các Ủy viên Thường trực:

[...]