Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 31/03/2022
Ngày có hiệu lực 31/03/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Cao Bằng, ngày 31 tháng 3 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt; ý thức trách nhiệm của các chủ rừng và người dân được nâng lên. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở được triển khai một cách đồng bộ, chủ động, quyết liệt; tình hình khai thác, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán lâm sản trái phép đã được kiểm soát; các vụ cháy rừng đã được phát hiện sớm, chữa cháy kịp thời, không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng. Do đó, diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh ngày một tăng, môi trường sinh thái tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra ở một số nơi; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng. Đ tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, chủ động ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ sau:

1. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố:

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017. Quán triệt sâu sắc việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy chữa cháy rừng; Kế hoạch số 3276/KH-UBND ngày 12/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 28/4/2017 của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đối với sự phát triển bền vững của tỉnh.

- Xây dựng, củng cố phong trào quần chúng bảo vệ rừng trong từng cộng đồng dân cư đảm bảo hoạt động hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; gắn trách nhiệm của các chủ rừng và Nhân dân trong công tác bảo vệ rừng với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.

- Rà soát, kiểm tra, thanh tra, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; xác định, truy quét các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật; kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.

- Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- Chỉ đạo, rà soát, hướng dẫn các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định. Xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống mới phát sinh, không để xảy ra cháy rừng và cháy lớn.

- Tổ chức lực lượng, bố trí phương tiện vận chuyển thiết bị chữa cháy và xây dựng, lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm ở những nơi có nguy cơ. Thiết lập mạng thông tin liên lạc phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là công tác chỉ huy chữa cháy. Đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ vào thời kỳ cao điểm cháy rừng, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan truyền thông, báo chí, Đài phát thanh tăng cường hoạt động tuyên truyền, tăng cường thời lượng phát sóng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và Nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

- Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Địa phương nào để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Thành phố nơi có rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành (Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tài nguyên và Môi trường) và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng trong từng cộng đồng dân cư.

- Tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng thống nhất với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, với quy hoạch tổng thể Quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo việc quản lý rừng bền vững, hiệu quả; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân làm lâm nghiệp.

b) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh:

- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp ngay từ cơ sở; bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát trên các khu rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, địa bàn có diễn biến phức tạp về tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp theo quy định.

- Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố chủ động tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng, các lực lượng liên quan, chính quyền cấp xã thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng; giám sát chặt chẽ việc đưa phương tiện, công cụ, cơ giới vào rừng; quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra chủ rừng xây dựng, thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, không để xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Tổ chức, tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn.

- Tăng cường cán bộ Kiểm lâm xuống các khu vực trọng điểm về cháy rừng, tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm Trung ương để phát hiện sớm các điểm cháy rừng.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ rừng và Nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng.

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.

4. Công an tỉnh:

Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp cần thiết; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp, gây cháy rừng để xử lý kịp thời, đảm bảo theo quy định của pháp luật.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ