Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh Long An
Số hiệu | 06/2007/CT-UBND |
Ngày ban hành | 20/03/2007 |
Ngày có hiệu lực | 30/03/2007 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Long An |
Người ký | Dương Quốc Xuân |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/CT-UBND |
Tân An, ngày 20 tháng 3 năm 2007 |
Trong những năm qua, việc thực hiện An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Điều kiện làm việc, môi trường lao động của người lao động từng bước được cải thiện, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các vụ cháy nổ.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động chưa cao. Tình trạng vi phạm các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động và các vụ cháy nổ vẫn còn xảy ra, có vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và trong sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới; Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 08/6/2004 của Thủ Tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Để tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm môi trường sản xuất nông nghiệp ngày càng tốt hơn; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị, như sau:
Tổ chức học tập và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ lao động đến các cơ sở trực tiếp sản xuất; nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành, người sử dụng lao động và người lao động; phản ánh thực tế môi trường, điều kiện làm việc của người lao động; các nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ. Đổi mới việc tổ chức và nâng cao hiệu quả Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN hàng năm; hướng tới “Xây dựng xã hội an toàn lao động”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương; biểu dương các điển hình thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; phê phán và xử lý các hiện tượng vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Tăng cường quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và nông thôn nhằm kiềm chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phòng chống cháy nổ.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác ATVSLĐ - PCCN. Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức tập huấn cán bộ, phổ biến kiến thức ATVSLĐ - PCCN cho người sử dụng lao động, người lao động và người dân trong sản xuất về bảo hộ lao động, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, phòng chống cháy nổ tại cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kịp thời phát hiện và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATVSLĐ - PCCN theo quy định của pháp luật.
Hàng năm chủ động, kịp thời tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN trên địa bàn tỉnh. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện, hướng dẫn và tổ chức thi đua- khen thưởng công tác ATVSLĐ - PCCN theo quy định.
Tổ chức diễn tập phòng cháy - chữa cháy; tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy; kết hợp với các ngành liên quan kiểm tra hệ thống điện, hệ thống báo cháy, hệ thống chống sét, chú ý những cơ sở dễ xảy ra cháy nổ.
Có kế hoạch triển khai đến cơ sở các nội dung về tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; kết hợp với Sở Lao động - TBXH, Liên đoàn Lao động tỉnh kiểm tra các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, đề xuất biện pháp khắc phục môi trường nơi làm việc xấu có thể gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có yếu tố độc hại vượt quá mức cho phép, mà việc bảo vệ người lao động không được thực hiện đầy đủ, phải kiên quyết xử lý đúng quy định pháp luật, có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, điều trị, điều dưỡng những người làm công việc nặng nhọc, độc hại dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
5. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
Chỉ đạo, hướng dẫn các Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cơ sở có kế hoạch, biện pháp tuyên truyền về công tác ATVSLĐ - PCCN; thực hiện tốt cơ chế giám sát tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN theo chỉ đạo của tỉnh. Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND huyện - thị xã, Hội nông dân xây dựng chương trình hành động về ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, và UBND các huyện, thị tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đánh giá tác động môi trường, kiểm tra ngăn ngừa các đơn vị doanh nghiệp vi phạm về môi trường.
Phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các cơ quan chức năng liên quan thường xuyên kiểm tra về công tác bảo hộ lao động tại các công trình xây dựng.
Phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các ngành liên quan kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ - PCCN.
Chỉ đạo, kiểm tra về công tác bảo hộ lao động tại các công trình xây dựng đường dây điện thoại, ngăn ngừa tai nạn lao động.