Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 11/02/2019
Ngày có hiệu lực 11/02/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Lê Ngọc Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Lào Cai, ngày 11 tháng 02 năm 2019

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Trong thời gian qua, hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cơ bản đã được hoàn thiện, là công cụ pháp lý quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đề án số 10-ĐA/TU của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường nói riêng trên địa bàn tỉnh đã được các sở, ngành và địa phương quan tâm thực hiện, qua đó đã đạt những kết quả nhất định, như: Chất lượng môi trường sống được kiểm soát; cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường dần được đầu tư đồng bộ (có 02/03 KCN, CCN đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải; các khu vực đô thị như thành phố Lào Cai đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, thị trn Sa Pa chuẩn bị được đầu tư hệ thống xử lý nước thải...), các chỉ tiêu môi trường được xác định là một trong những yếu tố quan trọng đxem xét, đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; xử lý chất thi đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo quy định; bảo vệ môi trường nông thôn được quan tâm, bước đầu đã có một số xã hoàn thành tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới; các nguồn thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp đã được kiểm soát (đặc biệt khí thải được thực hiện kiểm soát tự động)...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì tình trạng ô nhiễm, xảy ra sự cố về môi trường vẫn tiếp diễn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân và tình hình an ninh trật tự tại nơi xảy ra sự cố, điển hình như: Ô nhiễm tiếng ồn, khí thải phát sinh từ hoạt động của một số nhà máy tại khu công nghiệp Tằng Loỏng (nhà máy gang thép Lào Cai; nhà máy của Công ty CP Hóa chất Đức Giang Lào Cai...); đặc biệt hoạt động nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương của Công ty CP Tứ Đỉnh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân, gây bức xúc cho Nhân dân và dư luận; ngoài ra, phát sinh thêm một số sự cố môi trường như sự cố gãy cánh phai đập hồ thải nhà máy tuyển quặng Apatit Bắc Nhạc Sơn của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, sự cố tràn, vỡ bờ bao bãi thải Gyps của nhà máy sản xuất DAP số 2, sự cố tràn đập hồ thải tại mỏ khai thác cao lanh fenpat, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng của Công ty CP Khai Phát... Đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ (hệ thống thu gom, xử lý rác thải, quy hoạch các ga rác; hệ thống thoát và xử lý nước thải tại đô thị, KCN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế). Công tác quản lý, xử lý chất thải ở địa bàn nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực nông thôn còn thấp...

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các chủ đầu tư dự án chưa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ sản xuất của các dự án lạc hậu, ngày một xuống cấp, lạc hậu; một số sở, ban, ngành, địa phương chưa thực hiện đy đủ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý nhà nước. Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì còn có nguyên nhân từ sự chưa thống nhất, đồng bộ giữa Luật bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan, dẫn đến trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đôi khi chưa thống nhất...

Để tăng cường trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các cấp và các chủ đầu tư dự án trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về môi trường, chủ động giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiu nguy cơ các sự cố gây ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo:

1. Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 25/4/2013 của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường...

- Tăng cường chỉ đạo, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; nơi nào để xảy ra sự cô nhiễm môi trường thì thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tại huyện đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền cho phù hợp từng đối tượng; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin truyền thống đại.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Đề án số 10/ĐA-TƯ “Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020”. Cụ thể: Chủ trì đề xuất, tham mưu UBND tỉnh kế hoạch, giải pháp thực hiện thắng lợi Đề án trong năm 2019, năm 2020; trong đó xác định rõ nhu cầu nguồn vốn, phân rõ các nguồn vốn (ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, nguồn vốn khác), đề xuất, tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí thực hiện. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ đánh giá sức chịu tải môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 02 bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên...

- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường (giai đoạn thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động). Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác nhận việc đã hoàn thành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án trước khi đi vào vận hành chính thức. Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo thống nhất, không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý cương quyết, nghiêm minh các đơn vị, cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; lập danh mục cơ sở cần kiểm soát đặc biệt các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao về môi trường (trong Khu, cụm công nghiệp nhất là KCN Tằng Loỏng; các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; thủy điện). Yêu cầu tất cả các dự án thuộc đối tượng lắp đặt quan trắc tự động phải hoàn thành việc lắp đặt và kết nối với hệ thống giám sát chung của tỉnh; phải thu gom triệt để nước mặt bị ô nhiễm, nước thải sản xuất và đấu nối với hệ thống xử lý nước thải; Chất thải rắn, bãi thải gyps phải được xử lý theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017, Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 và những nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư (hoặc Quyết định chủ trương đầu tư). Xử phạt nghiêm khắc, chặt chẽ, đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với những trường hợp cố tình gây ô nhiễm hoặc những hành vi vi phạm được lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp khắc phục; kiên quyết đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng phải có trách nhiệm xem xét đến tất cả các yếu ttác động đến môi trường. Kiên quyết không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các công trình chưa đáp ng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa và thành phố Lào Cai triển khai thực hiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tăng cường sự phối hợp giữa các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: Kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh liên quan lĩnh vực môi trường của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2025.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư 2014 về thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư.

- Đối với các dự án đầu tư mới, yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định không chấp nhận dự án có thiết bị, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Đcao vấn đề môi trường trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Việc quyết định đầu tư phải nêu rõ hơn về các giải pháp bảo vệ môi trường và đã được xem xét klưỡng và thấu đáo về giải pháp bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các cơ chế khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; đẩy nhanh việc xã hội hóa trong công tác BVMT, nhất là lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tham mưu UBND tỉnh phương án ưu tiên, đảm bảo kinh phí cho công tác bo vệ môi trường (kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải; đầu tư trạm quan trắc khí thải tự động; đầu tư năng lực trang thiết bị quan trắc, phân tích; kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 10/ĐA-TU……).

- Xem xét tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí thường xuyên chi sự nghiệp môi trường hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.

5. Sở Công thương

- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý ngành thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tăng cường công tác thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý (Vật liệu nổ công nghiệp; khai thác chế biến khoáng sản; luyện kim; phân bón; hóa chất; an toàn vệ sinh lao động - phòng chng cháy n; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng....). Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh. Nếu đơn vị cố tình không chấp hành đúng các quy định pháp luật lập biên bản xử lý vi phạm, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

[...]