Chỉ thị 04/CT-BYT năm 2010 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 04/CT-BYT
Ngày ban hành 31/05/2010
Ngày có hiệu lực 31/05/2010
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 04/CT-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ

Trong thời gian qua, các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), sốt xuất huyết, tả, viêm não vi rút, Ebola, sốt thung lũng Rift…

Tại Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2010 ghi nhận 07 trường hợp nhiễm vi rút cúm A(H5N1) tại 06 địa phương, tử vong 02; bệnh sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức độ cao đặc biệt tại các tỉnh phía Nam; các trường hợp tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đã được ghi nhận ở 09 địa phương trong cả nước, nguy cơ dịch bùng phát và lan rộng ra nhiều địa phương khác là rất lớn. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như tay chân miệng, sốt phát ban, liên cầu lợn ở người… luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lan rộng.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh bùng phát trong mùa hè 2010, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch chủ động đối với các bệnh dịch thường có ở địa phương; báo cáo kịp thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch và công tác phòng, chống dịch tại địa phương;

b) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

c) Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch hoạt động bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách được cấp;

d) Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm A(H5N1), tả, sốt xuất huyết…, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong; củng cố các đội cơ động chống dịch, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ;

e) Chỉ đạo các cơ sở điều trị trên địa bàn quản lý chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị… để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch lớn. Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân;

f) Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân hiểu và tự giác tham gia các hoạt động phòng chống dịch;

2. Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các địa phương, đơn vị phát động chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sâu rộng trong cộng đồng.

b) Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur cập nhật diễn biến các bệnh truyền nhiễm gây dịch, tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị y tế dự phòng thực hiện kế hoạch phòng chống dịch. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trên phạm vi toàn quốc.

3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ biến chứng và tử vong;

b) Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác điều trị, tăng cường các cơ sở điều trị trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

4. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các bệnh dịch lây truyền qua thực phẩm. Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, nguồn lực để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

b) Chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong phạm vi cả nước, đặc biệt các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, kem, nước đá, các cơ sở kinh doanh ăn uống, thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể.

c) Chỉ đạo và tăng cường công tác giám sát, làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh dịch lây truyền qua thực phẩm.

5. Cục Quản lý Môi trường y tế:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình, nơi công cộng.

b) Chỉ đạo các địa phương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, chú trọng công tác vệ sinh môi trường sau lũ lụt, đảm bảo người dân trong vùng lũ được sử dụng nước sạch.

6. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm:

Tổng hợp, tham mưu, điều phối nguồn lực, kinh phí, bảo đảm hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị trong các hoạt động phòng chống dịch.

7. Các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur có trách nhiệm:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ