Chỉ thị 04/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2011 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 04/2011/CT-UBND
Ngày ban hành 10/02/2011
Ngày có hiệu lực 17/02/2011
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Trung Tín
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2011/CT-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ CÂY PHÂN TÁN NĂM 2011

Thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; do hiện tượng biến đổi khí hậu, thời tiết mùa khô năm nay diễn biến phức tạp, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có rừng, Thủ trưởng các cơ quan Sở - ngành có liên quan tập trung thực hiện những nội dung sau:

1. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã theo tinh thần Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 94/2001/TT-BNN-TCCB ngày 21 tháng 9 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

1.1. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quân đội… trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, chống các hành vi mua bán trái phép gỗ và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố; tăng cường lực lượng phối hợp tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt những nơi thường dễ cháy như: huyện Bình Chánh, Củ Chi và rừng phòng hộ Cần Giờ; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, của đơn vị tập thể, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và của cộng đồng dân cư, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh chống các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, đảm bảo diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ của thành phố.

1.2. Cần triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có rừng và các Sở - ngành có liên quan tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Nơi có rừng trong vùng trọng điểm (quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn) cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện:

a) Kiện toàn Ban Chỉ huy về Phòng cháy, chữa cháy rừng của cấp mình (do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách), kịp thời xử lý mọi tình huống cháy xảy ra trên địa bàn; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nắm chắc diện tích rừng và chủ sở hữu các khu rừng trồng phân tán ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp và cây trồng tập trung dễ cháy khác (cao su, mía) để có biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của địa phương.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng, quán triệt tinh thần “Lấy phòng cháy là chính” và phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

c) Thường xuyên nhắc nhở các chủ rừng, các đơn vị chủ quản, các dự án kinh tế, các cá nhân, tổ chức, các điểm tham quan du lịch có rừng tăng cường thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống cháy rừng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra cháy, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân và tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn do mình quản lý.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng), Chi cục Lâm nghiệp, đơn vị chủ rừng, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi thực hiện:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo cấp nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng tại chỗ.

b) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở mọi cá nhân, tổ chức hoạt động trong vùng có rừng thực hiện các chế độ, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và cần kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố cho giai đoạn 2011 - 2015; có kế hoạch trang bị máy định vị (GPS) và chuyển giao dữ liệu bản chuyên đề phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố và các quận - huyện có rừng trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao.

d) Tăng cường các biện pháp chủ động phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ tại các quận - huyện trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao.

đ) Thực hiện các biện pháp quản lý vận hành các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết nước đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy tại những khu vực có rừng và cây trồng dễ cháy khác vào các tháng mùa khô.

3. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố chỉ đạo các bộ phận tham mưu, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các quận - huyện tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy nói chung; có kế hoạch tiếp ứng chữa cháy rừng khi có yêu cầu; hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng tại chỗ.

4. Công an thành phố, Bộ Tư lệnh thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đóng quân trên địa bàn nơi có rừng thường xuyên tổ chức quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ, đội viên tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo đảm an toàn khi sử dụng lửa trong sinh hoạt và trong diễn tập, gắn công tác phòng, chống cháy, nổ với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; lập kế hoạch tổ chức phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

5. Các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo chí thành phố tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy trong nhân dân. Đài Truyền hình thành phố phối hợp Chi cục Kiểm lâm thường xuyên thông tin dự báo cấp độ nguy cơ cháy rừng trên địa bàn thành phố để mọi người biết và có biện pháp chủ động ứng phó.

6. Sở Tài chính kịp thời xét cấp, bảo đảm kinh phí hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và nhu cầu thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy đối với diện tích rừng phòng hộ của thành phố theo quy định.

7. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy 2203 - Chi cục Kiểm lâm) có kế hoạch phối hợp cùng các cơ quan chức năng là thành viên Ban Chỉ huy tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; theo dõi tình hình thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có chỉ đạo kịp thời.

8. Các cơ quan chuyên trách các cấp về phòng cháy, chữa cháy và các đơn vị chủ rừng tổ chức trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ trong ngày suốt các tháng mùa khô; thực hiện chế độ báo cáo và báo cháy, cụ thể:

a) Hàng ngày (từ 15 giờ đến 16 giờ) các đơn vị chủ rừng báo cáo nhanh tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy 2203 để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Trung ương.

b) Trong trường hợp xảy ra cháy rừng hoặc cháy thảm thực vật trên địa bàn quản lý cần thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng theo số điện thoại sau:

- Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp: 114;

- Chi cục Kiểm lâm (Văn phòng Thường trực BCH 2203) : 38.552.501;

- Phòng Kinh tế quận 9: 38.973.224;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ