Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 03/CT-UBND
Ngày ban hành 29/03/2019
Ngày có hiệu lực 29/03/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 29 tháng 3 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động từng bước được nâng cao, tần suất tai nạn lao động có giảm, môi trường, điều kiện lao động đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, vẫn còn những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người như vụ tai nạn do hàn điện gây cháy, nổ xảy ra ngày 21/12/2018, tại phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh làm 07 người chết. Nguyên nhân chủ yếu do các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phương tiện bảo vệ cá nhân, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế, thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tuy có sự phối hợp thực hiện giữa các các cấp, các ngành nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Để phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất trong thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động đặc biệt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, khai thác khoáng sản, hóa chất, sản xuất chế biến gỗ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.

b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Phối hợp Công an tỉnh điều tra kịp thời, xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định pháp luật; đặc biệt là những vụ nghiêm trọng làm chết người để kịp thời giải quyết các chế độ cho người lao động và có biện pháp khắc phục những nguyên nhân nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.

2. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, tập huấn sơ cấp cứu.

b) Chỉ đạo các trung tâm y tế, bệnh viện tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động như: Khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

c) Kiểm tra, giám sát việc quan trắc môi trường lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ động, phối hợp Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi; thuốc phòng, chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện trong sản xuất trong nông nghiệp và trong các làng nghề.

4. Sở Xây dựng, Sở Công Thương

a) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các công trình trọng điểm, các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng.

5. Công an tỉnh

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra kịp thời và xác định rõ nguyên nhân xảy ra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ tai nạn lao động, đặc biệt là xử lý hình sự người đứng đầu và những cá nhân liên quan để xảy ra tai nạn lao động làm chết người khi có dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Bộ luật Hình sự nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.

6. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai

a) Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp.

b) Báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp theo quy định.

7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

a) Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn khu công nghiệp, Công đoàn viên chức hướng dẫn các tổ chức Công đoàn cơ sở phối hợp chủ doanh nghiệp:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để người lao động hiểu được mục đích, ý nghĩa, tính chất và tham gia tích cực vào công tác bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn tại doanh nghiệp.

- Thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại doanh nghiệp theo quy định để đảm bảo 100% công đoàn cơ sở có lực lượng an toàn vệ sinh viên.

- Phát động phong trào xanh, sạch, đẹp ở các doanh nghiệp, cơ quan trong tỉnh.

b) Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh nhằm điều tra kịp thời và xác định nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn để giải quyết các chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ