Chỉ thị 03/2015/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu | 03/2015/CT-UBND |
Ngày ban hành | 20/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | 30/05/2015 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Trần Công Chánh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2015/CT-UBND |
Vị Thanh, ngày 20 tháng 05 năm 2015 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH Ở ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, ngành Nông nghiệp đã phối hợp cùng chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện nhiều hoạt động như giám sát dịch bệnh; tiêm phòng cho vật nuôi; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y,...Qua đó, đã góp phần đáng kể trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật vẫn còn một số hạn chế nhất định như: một số địa phương, công tác thông tin, tuyên truyền tuy có triển khai thực hiện nhưng chưa thật sự sâu rộng; ý thức người dân chưa được nâng cao, vẫn còn tình trạng người dân không chấp hành tiêm phòng cho vật nuôi theo quy định, không khai báo khi có dịch bệnh phát sinh; vứt xác gia súc, gia cầm bệnh, chết ra môi trường,…
Để khắc phục tình trạng trên, từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, xã phường, thị trấn; đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hàng năm, tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động, thực vật (Ban Chỉ đạo) xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật được kịp thời và hiệu quả.
c) Chỉ đạo Chi cục Thú y tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý về các hoạt động chuyên môn chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản; lập dự toán, quản lý, phân phối nguồn kinh phí phòng, chống dịch được cấp đảm bảo kịp thời, đúng quy định; nắm chắc tình hình dịch bệnh ở động vật trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh lân cận để chủ động trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
d) Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra hoặc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh.
đ) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh ở động vật và kết quả phòng, chống dịch về Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật theo quy định.
b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán và thanh quyết toán đúng theo quy định.
a) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng dịch khi có phát sinh dịch bệnh.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường hỗ trợ ngành Thú y trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng dịch.
c) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh ở động vật và phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm.
a) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Thú y, Công an trong đấu tranh ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
b) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh ở động vật và phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng thông điệp truyền thông, tổ chức tuyên truyền trong nhân dân về các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật.
b) Thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi phát hiện dịch bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật theo tinh thần Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với việc sử dụng, thải bỏ các loại hóa chất tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi (bao gồm bao bì chứa hóa chất tiêu độc, khử trùng thuộc thành phần nguy hại); đối với việc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật.
b) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh.