TRỤ SỞ TIẾP
CÔNG DÂN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 91/BC-TDTW
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 07 năm 2013
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TIẾP CÔNG
DÂN PHỤC VỤ KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XIII TỪ NGÀY 20/5/2013 ĐẾN 21/6/2013
Kính
gửi: Tổng Thanh tra Chính phủ
I. Tình hình công dân khiếu
nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội
trong thời gian qua.
Cuối năm 2012, tình hình khiếu nại,
tố cáo của công dân giảm về số lượng vụ việc cũng như đoàn đông. Tuy nhiên, sau
khi địa phương tổ chức thực hiện việc rà soát, đối thoại
với công dân theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ
thì tình hình có diễn biến phức tạp, gia tăng, xuất hiện nhiều đoàn đông người,
phức tạp, khiếu kiện với thái độ bức xúc, có biểu hiện quá
khích, có sự liên kết với nhau nhằm tạo áp lực buộc các cấp phải giải quyết
theo yêu cầu. Nguyên nhân một phần do ý thức chấp hành pháp luật của công dân, bên
cạnh đó phải đề cập đến việc giải quyết của chính quyền
địa phương ở nhiều nơi vẫn mang tính áp đặt, thực hiện chưa đúng hướng dẫn của
Thanh tra Chính phủ.
Chỉ trong Quý I năm 2013, Trụ sở Tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 2.812 lượt công dân khiếu nại,
tố cáo, phản ánh, kiến nghị, có 104 đoàn đông người, nhiều đoàn khiếu kiện với
thái độ gay gắt, bức xúc: công dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông; công dân huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai; công dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; công
dân ở các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông,
thành phố Hà Nội;...
Trước tình hình trên, Trụ sở tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã chủ động tham mưu giúp lãnh đạo
TTCP tổ chức hội nghị họp bàn phối hợp trong công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo với một số bộ, ngành và 23 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có công dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp,
bức xúc tại Trụ sở. Trên cơ sở kết qua Hội nghị, TTCP đã ban hành Kế hoạch số
934/KH-TTCP ngày 26/4/2013 về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp
của Trung ương và Quốc hội, triển khai tới các bộ, ngành, địa phương; Trụ sở
tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước xây dựng Kế hoạch
số 39/KH-TDTW ngày 07/5/2013 phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở trong thời gian
diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Các bộ, ngành, địa phương cũng sớm
xây dựng Kế hoạch, thành lập Tổ công tác, gửi báo cáo đến
Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại
Hà Nội để thực hiện việc phối hợp tiếp
công dân phục vụ kỳ họp Quốc hội. Trong thời gian diễn ra
kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Trụ sở đã thường xuyên bố trí cán bộ trực
trong những ngày thứ 7, Chủ nhật và trường hợp đột xuất để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân; thực hiện chế độ báo cáo
ngày, báo cáo tuần, tổng hợp về tình hình và kết quả công
tác tiếp công dân tại Trụ sở với Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và các cơ quan
Trung ương, đảm bảo thông tin kịp thời về tình hình tiếp công dân tại Trụ sở
đến các cơ quan Trung ương biết, chỉ đạo.
II. Kết quả công tác tiếp công dân phục vụ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII
1. Trụ sở Tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội.
Trong tháng diễn ra kỳ họp thứ 5,
Quốc hội khóa XIII, số lượng công dân, số vụ việc cũng như đoàn đông người khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước
ở Hà Nộì đều tăng so với kỳ họp thứ 4. Cụ thể, Trụ sở đã tiếp 3.110 lượt người
(tăng 166,5%) với 704 vụ việc (tăng 33,6%), có 93 lượt
đoàn đông người (tăng 32,86%).
Trong số 704 vụ việc có: 429 việc
khiếu nại, 178 việc tố cáo, 41 việc kiến nghị, 05 việc phản ánh, nội dung khác
là 51 việc. Các cơ quan đã tiếp và xử lý theo trách nhiệm được phân công:
- Thanh tra Chính phủ:
|
456 việc;
|
- Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
|
103 việc;
|
- Văn phòng Chính phủ:
|
82 việc;
|
- Ủy ban kiểm tra Trung ương:
|
23 việc;
|
- Ban Nội chính Trung ương:
|
35 việc;
|
- Văn phòng kiểm tra TW Đảng:
|
05 việc.
|
Số lượt đoàn
công dân khiếu kiện đông người của các địa phương tại Trụ sở là: Hà Nội (24),
Hải Phòng (1), Đà Nẵng (5), Cần Thơ (1),
Tiền Giang (8), Bắc Giang (6), Hưng Yên (6), Lào Cai (6), Bắc Ninh (5), Hà Nam
(5), Nam Định (5), Hải Dương (4), Ninh Bình (4), An Giang (3), Phú Thọ (3),
Đồng Nai (3), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Thái Nguyên (2), Bình Dương (1),
Bình Phước (1), Lạng Sơn (1), Trà Vinh (1), Tuyên Quang (1), Vĩnh Phúc (1).
2. Trụ sở Tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước HCM đã tiếp 418 lượt công dân đến trình bày 114 vụ việc,
trong đó: khiếu nại 111 việc, tố cáo 03 việc. Có 14 lượt đoàn đông người. Các
cơ quan đã tiếp và xử lý theo trách nhiệm được phân công:
- Ban dân nguyện Quốc hội: 31 việc
- Văn phòng
Chính phủ: 01 việc
- Thanh tra Chính phủ: 82 việc
Số lượt đoàn công dân khiếu kiện đông
người của các địa phương tại Trụ sở là: Đồng Nai (3), Long An (2), Cần Thơ (2),
Bến Tre (2), Bình Phước (2), Hồ Chí Minh (1), Bình Thuận
(1), Tiền Giang (1).
Từ số liệu trên
có thể thấy áp lực trong công tác tiếp công dân, phối hợp
đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Trụ sở Hà Nội là rất lớn, số lượng người, vụ việc cũng như đoàn đông người chiếm trên 80%
tại Hà Nội, chỉ có khoảng 14% tập trung khiếu kiện tại tp. Hồ Chí Minh trong
thời gian diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
3. Nội dung và thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân.
Trong tổng số
818 vụ việc, nội dung khiếu kiện chủ yếu về đất đai và chính sách thu hồi, bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án (615/818 vụ việc, chiếm
75,2%) và tố cáo tham nhũng với tính chất và thái độ bức xúc. Số lượng các vụ việc tố cáo tăng gấp 3 lần so với
kỳ họp thứ 4 (42/13 việc).
Nội dung khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau:
- Lĩnh vực đất đai: 615 việc;
- Nhà: 25 việc;
- Án, Tư pháp: 70 việc;
- Tham nhũng; 42 việc;
- Tài sản: 42 việc;
- Các nội dung khác: 21 việc.
Về thẩm quyền giải
quyết;
- Có 564/818 (chiếm 67,7%) vụ việc đã
được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Có 264/818 (chiếm 32,3%) vụ việc
chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Bộ ngành TW:
|
62 việc
|
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
|
394 việc
|
- Cấp quận, huyện:
|
102 việc
|
- Cấp xã, phường, thị trấn:
|
06 việc
|
- Số vụ việc chưa có quyết định
giải quyết:
|
172 việc
|
- Số vụ việc đã có quyết định lần 1:
|
64 việc.
|
- Số vụ việc đã có quyết định lần 2:
|
97 việc.
|
- Số vụ việc
có quyết định cuối cùng:
|
126 việc
|
- Số vụ việc đã có bản án sơ thẩm:
|
10 việc
|
- Số vụ việc đã có bản án phúc thẩm:
|
83 việc
|
- Số vụ việc đã có bản án Phúc thẩm:
|
12 việc
|
III. Một
số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp:
1. Bà Nguyễn Thị Bé và hơn 20 công
dân, trú tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, 02 lần đến Trụ sở
Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hồ Chí Minh yêu cầu được biết
kết quả giải quyết khiếu nại của một số hộ dân đòi đất tập đoàn sản xuất tại
huyện Ba Tri và 04 trường hợp tranh chấp đất riêng lẻ. Vụ
việc này, Thanh tra Chính phủ đã có Tổ công tác theo Quyết
định số 3363/QĐ-TTCP ngày 18/02/2012 đã tiến hành kiểm tra, rà soát đối với các
nội dung khiếu nại trên và dự kiến tổ chức đối thoại vào
trung tuần tháng 5. Tuy nhiên, do yêu cầu công tác đột xuất, nên Tổ công tác có
thông báo đến Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và các hộ dân kế
hoạch tổ chức tiếp công dân trong khoảng thời gian từ cuối
tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm 2013. Trụ sở Tiếp công dân đã tiếp, thông báo và
giải thích nội dung thông báo cho các hộ dân nắm rõ nhưng các hộ dân vẫn không
đồng ý, tự ý kéo đến Trụ sở làm việc của Cục III nhằm gây áp lực. Trụ sở đã
phối hợp với cán bộ địa bàn Cục III tiếp, ghi nhận ý kiến
trình bày của các công dân để báo cáo lãnh đạo Thanh tra
Chính phủ và đề nghị các hộ dân trở về địa phương chờ đợi
kết quả thông báo của Tổ công tác vào trung tuần tháng 7
năm 2013.
2. Bà Dương Thị Khuê và 29 công dân
phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội không
đồng ý với thông báo số 150/TB-UBND ngày 16/5/2013 của UBND
thành phố Hà Nội chấm dứt thụ lý việc kiến nghị, khiếu nại của bà Dương Thị
Khuê một số công dân phường Dương Nội. Theo các hộ dân, việc UBND thành phố Hà Nội lấy nội dung đối thoại tại biên bản ngày
31/01/2013 về thống nhất phương án giải quyết vụ việc
khiếu nại, tố cáo của bà Cấn Thị Thêu và một số công dân
phường Dương Nội để áp dụng, trả lời cho bà Dương Thị Khuê là không đúng. Đối
với nội dung liên quan đến việc sử dụng đất ven đường quốc
lộ 72 là nội dung của bà Cấn Thị Thêu, nhưng UBND thành phố Hà Nội lại trả lời
cho bà Dương Thị Khuê. Trong khi đó, những nội dung khiếu
nại của bà Dương Thị Khuê đã được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội
thống nhất hướng giải quyết tại Văn bản số 1080/TTCP-C1 ngày 04/5/2012 thì nay chưa được UBND thành phố Hà Nội xem xét trả lời. Ngày 29/5/2013
Trụ sở đã tiếp đại diện các công dân Dương Nội, và có văn bản số 1869/TDTW ngày
29/5/2013 gửi UBND thành phố Hà Nội xem xét trả lời công dân.
3. Bà Cao Thị Lành và 40 công dân
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (đại diện cho hơn 300 tiểu
thương của Chợ Bưởi cũ) khiếu nại nội dung: Các hộ tiểu thương
đã có công đóng góp tài sản vật chất cùng với UBND quận Tây Hồ để xây dựng chợ Bưởi từ năm 2004. Đến năm 2007 khi
Chợ Bưởi thực hiện cổ phần hóa thì các hộ tiểu thương
không được coi là các cổ đông góp vốn và bị trừ phần tiền đã đóng góp dần vào tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Trụ sở đã tiếp nhận đơn của các
công dân để báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
4. Bà Đàm Thị Trụ, ông Bùi Công Chức
cùng hơn 30 công dân xã Ninh Nhất,
thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình khiếu nại việc UBND thành phố Ninh Bình thu
hồi giải tỏa đất của các hộ dân để mở đường tỉnh lộ 477
đoạn đi qua xã Ninh Nhất và dự án khu công viên văn hóa Tràng
An nhưng việc bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
không đúng chính sách pháp luật; tố cáo Ban GPMB đường
tỉnh lộ 477 có dấu hiệu cố tình làm trái các quy định của pháp luật trong quá
trình thực hiện việc thu hồi đất để GPMB. Trụ sở đã tiếp
và có văn bản chuyển về UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, giải
quyết và trả lời công dân.
5. Bà Phạm Thị Hảo và hơn 20 công dân
ở thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, 03 lần tới Trụ sở Tiếp công dân
của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội khiếu nại về việc
bồi thường, hỗ trợ, cấp đất tái định cư và các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng và san tạo mặt bằng Chợ văn hóa - Bến xe khách thị trấn
Sa Pa; tố cáo ông Lê Đức Luận, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa có nhiều sai phạm
trong quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. Trụ sở tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước chuyển nội dung đơn của bà Phạm Thị Hảo cùng các công dân
đến UBND tỉnh Lào Cai để chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, giải
quyết và trả lời công dân theo luật định; cùng với đại diện 2 tổ công tác của
huyện Bát Sát và huyện Sa Pa đã tiếp các công dân, đề nghị công dân trở về để
UBND tỉnh đối thoại vào ngày 17/6/2013, và có văn bản thông báo của tỉnh thay
giấy mời đã phổ biến đến các công dân.
6. Nguyễn Thị Xuân ở thị trấn Cai
Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và hơn 20 công dân ở tỉnh Tiền Giang khiếu
nại việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để thực hiện một số dự án tại địa
phương, về việc này UBND tỉnh đã có thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu
nại đối với 11 hộ dân theo Kế hoạch 1130. Còn lại một số
công dân ra Hà Nội từ cuối tháng 5 đến nay, Trụ sở đã tiếp riêng từng vụ việc.
Trụ sở cũng đã liên hệ với UBND tỉnh Tiền Giang cử tổ công
tác ra phối hợp để đưa công dân về địa phương, nhưng đến
nay Tổ công tác vẫn chưa ra. Hiện tại, các công dân Tiền Giang vẫn kéo đến các
cơ quan trung ương để tụ tập, khiếu kiện; tố cáo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch
UBND Tỉnh có nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Đại diện Văn phòng
Chính phủ đã tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
7. Ngày 24/5/2013 có 22 công dân, gồm
16 người ở tỉnh An Giang và 6 công dân khác thuộc các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng,
Trà Vinh; ngày 30/5/2013 có 23 công dân tỉnh An Giang Tập trung khiếu nại tại
Trụ sở. Lãnh đạo Trụ sở đã tiếp và thông báo ý kiến chỉ đạo
của Phó Tổng thanh tra Nguyễn Chiến Bình: 1) Hiện Thanh tra Chính phủ đang làm
thủ tục thành lập đoàn thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của Chủ
tịch UBND tỉnh An Giang và thanh tra việc quản lý sử dụng đất đai tại địa phương;
2) Dự kiến từ 5/6 đến 10/6/2013 Lãnh đạo TTCP, lãnh đạo
UBND tỉnh An Giang, lãnh đạo Trụ sở TCD của Trung ương Đảng và Nhà nước sẽ cùng
tiếp và đối thoại với các công dân của tỉnh An Giang tại Trụ sở UBND tỉnh An
Giang. Sau khi thông báo đến các hộ dân, lãnh đạo Trụ sở đã vận động công dân
địa phương để được xem xét giải quyết. Đến nay có 22 công dân đã chịu trở về địa phương; đối với 23 công dân còn
lại, Trụ sở đang phối hợp với Tổ công tác của tỉnh An Giang để vận động công dân trở về. Cuối giờ chiều ngày 30/5/2013 có trường hợp
ông Nguyễn Văn Toàn, công dân tỉnh An Giang bị ngất ở ngoài khuôn viên Trụ sở
Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội. Theo thông tin Trụ sở
nắm được, ông Toàn bị ngất do đầu bị va đập, xây xước mặt và sưng trán. Trụ sở
đã gọi cấp cứu thành phố Hà Nội, sau hơn 1 tiếng xe cấp cứu 115 của thành phố
Hà Nội mới đến để đưa ông Toàn vào bệnh viện.
8. Ông Trần Trung Kim cùng hơn 20
công dân xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang khiếu nại việc địa phương
thu hồi đất của các hộ gia đình để xây dựng trường bắn Quốc gia TB 1 nhưng
không được đền bù. Công dân đề nghị được biết kết quả của đoàn thanh tra. Trụ
sở đã tiếp và ra hành văn bản số 74/TB ngày 14/6/2013 thông báo một số nội dung
trong kết luận thanh tra để công dân biết việc thực hiện việc áp giá bồi thường
giao cho UBND tỉnh xem xét giải quyết.
9. Ông Nguyễn Thức và 30 công dân,
gồm nhiều quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng khiếu nại
liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án
của địa phương. Công dân cho rằng, UBND thành phố Đà
Nẵng không tổ chức đối thoại với dân theo chỉ đạo của Chính phủ
và Thanh tra Chính phủ, mà đã ra văn bản chấm dứt giải quyết. UBND thành phố Đà
Nẵng đã cử tổ công tác ra Hà Nội phối hợp
với Trụ sở để tiếp các công dân nhưng công dân không đồng ý và tiếp tục đeo bám
tại Hà Nội để tiếp khiếu.
10. Đoàn công dân xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định khiếu nại về việc Chính quyền địa phương thu hồi đất của các hộ dân để GPMB thực
hiện dự án: S1, S2, dự án tái định cư số 1 Trầm Cá, dự án
Đồng Trầm, Đồng Vò Tp Nam Định, cụm công nghiệp An Xá, xóm trại Đồng Quýt.
Nhưng bồi thường không đúng giá theo khung giá quy định của UBND tỉnh, về việc
này, ngày 29/3/2013 UBND tỉnh có các thông báo về việc chấm dứt không thụ lý,
giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân theo kế hoạch 1130. Lãnh đạo UBND tỉnh
Nam Định, đại diện lãnh đạo Cục I, TTCP và Trụ sở Tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp và đối thoại với các công dân
tại Trụ sở. Ngày 26/6/2013, Trụ sở Tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước đã có văn bản số 86/TB-TDTW thông báo kết quả tiếp công
dân về nội dung trên.
11. Ngày 28 tháng 5 năm 2013, bà Nông
Thị Hồng và 10 tiểu thương đại diện cho hơn 100 tiểu thương chợ Vĩnh Tân, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, khiếu nại liên quan đến việc giải tỏa, thu hồi sạp
kinh doanh. Trụ sở Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước đề nghị UBND huyện Vĩnh
Cửu tiếp tục thực hiện đúng nội dung Biên bản làm việc ngày 14/5/2013 tại Trụ
sở Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước.
12. Bà Đỗ Thị
Ngọc Nguyên ở tại 185G, phường Xuân Trung và 33 hộ tiểu thương
(đại diện cho 63 hộ tiểu thương chợ Long Khánh), phường
Xuân Trung, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai gửi đơn khiếu nại quyết định
2448/QĐ-UBND tỉnh về việc công nhận quyền sử dụng đất cho
Ban quản lý chợ Long Khánh là trái pháp luật và công văn số 4342 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bán đấu giá quyền sử dụng đất chợ, dự án
xây dựng chợ, khu phố chợ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của tiểu
thương. Trụ sở đã tiếp và hướng dẫn đây là việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (Ngày 13/6/2013, UBND
tỉnh Đồng Nai đã tiếp các hộ tiểu thương nói trên và trả lời từ nay đến cuối
tháng 6/2013 lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức tiếp và đối thoại với các hộ tiểu thương). Đề
nghị các hộ trở về địa phương để chờ Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai xử lý theo thẩm quyền.
13. Ông Đàm Văn Đồng và 200 công dân
ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, 2 lần đến
Trụ sở tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên có
nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. Ban Nội chính
Trung ương và Văn phòng Chính phủ tiếp; đồng thời đề nghị
Quốc hội giám sát can thiệp tạm dừng thi công công trình khu đô thị Văn Giang,
kiến nghị xem xét lại đơn giá đền bù và quy trình thu hồi đất tại dự án "Xây
dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thương mại - Du lịch Văn Giang" tỉnh Hưng
Yên. Kiến nghị không thu hồi đất nông nghiệp của nhân dân
vì hiện nay không có đất sản xuất, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đề
nghị được gặp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Hưng Yên.
14. Ông Bùi Khắc Đờn và hơn 200 công
dân xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, 2 lần đến Trụ sở tiếp tục kiến
nghị một số vấn đề liên quan đến công tác bồi thường đất nhà
nước thu hồi để xây dựng công ty tàu thủy Hải Dương.
Về việc này, Văn phòng Chính phủ có văn bản 6301/VPCP-KNTC ngày 11/9/2009 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng
Trương Vĩnh Trọng đồng ý với kiến nghị của UBND tỉnh Hải Dương
tại báo cáo số 68/BC-UBND ngày 28/8/2009. Giao chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Hải Dương cùng UBND tỉnh Hải Dương thực
hiện. Theo các công dân phản ánh: Ngày 05/4/2011 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ có công văn 2075/VPCP-KNTC chỉ đạo UBND tỉnh Hải Dương giải quyết việc khiếu
nại của các công dân nhưng đến nay công dân vẫn chưa được
giải quyết. Xét báo cáo của Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND
tỉnh Hải Dương tổ chức đối thoại với các công dân tại địa phương; tuy nhiên,
tại buổi đối thoại có sự tham gia của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng
và Nhà nước các công dân đã không đồng ý. Từ đầu kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khóa XIII đến nay các công dân trên liên tục tới Trụ sở tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, các cơ quan của Trung ương để khiếu nại. Các công dân tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng
Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, giám sát
UBND tỉnh Hải Dương nghiêm chỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ đồng thời đề nghị được đối thoại với đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Hải Dương. Trụ sở đã tiếp và nhận đơn để báo cáo
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
15. Bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Tấn
Sỹ và hơn 30 công dân, cư trú tại các huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Đốp, huyện
Đồng Phú, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Tấn Hưng, Bí
thư tỉnh ủy tỉnh Bình Phước có hành vi xem thường kỷ cương phép nước, lừa dân
dối đảng, bao che cho cấp dưới thao túng thu hồi đất của dân; ông Nguyễn Văn
Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Phước, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước có hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn không thực hiện nghiêm chỉnh kết luận số 13/KL.TTCP của Thanh tra
Chính phủ, văn bản số 1048 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chỉ thị
14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 1130/KH của
Thanh tra Chính phủ, văn bản số 1644/TTCP của Thanh tra
Chính phủ, có hành vi quan liêu cửa quyền, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình dây dưa kéo dài không giải quyết khiếu nại của công dân, chưa giải
quyết quyền lợi cho người dân, nhưng đã ra các thông báo
chấm dứt giải quyết đơn khiếu nại của các hộ dân. Công dân xin được gặp Phó
tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình để trình bày các nội dung khiếu nại
trên. Trụ sở đã tiếp, ghi nhận nội dung trình bày của các
hộ dân và báo cáo đồng chí Nguyễn Chiến Bình xem xét, chỉ đạo.
16. Ông Nguyễn Văn Phượng và 7 người,
đại diện cho Giáo Xứ Thái Hà tại
phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đề nghị giao trả quyền sử
dụng đất sản của Tu viện cho dòng họ Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà mà Bệnh
viện Đống Đa lấn chiếm. Vụ việc đang được UBND thành phố Hà Nội giao Thanh tra
thành phố kiểm tra xem xét. Trụ sở hướng dẫn công dân chờ kết quả giải quyết
của UBND thành phố Hà Nội.
17. Đoàn 79 công dân (gồm 15 người ở
tỉnh Hải Dương, 19 người ở tỉnh Lạng Sơn, 16 người Phú Thọ, 10 ở tỉnh Tuyên
Quang và 19 công dân tỉnh Thái Nguyên), đến kiến nghị, phản ánh việc các hộ thờ
ảnh Bác Hồ nhưng chính quyền địa phương không cho thờ. Trụ sở đã tiếp và giải
thích cho các công dân chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước.
IV. Công
tác phối hợp
1. Phối
hợp giữa các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở.
Thực hiện Kế hoạch số 934/KH-TTCP ngày
26/4/2013 của Thanh tra Chính phủ, ngày 07/5/2013 Trụ sở tiếp công dân của
Trung ương Đảng và Nhà nước ban hành Kế hoạch số 39/KH-TDTW về việc phối hợp tổ
chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội. Trong
suốt thời gian diễn ra kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XIII các cơ quan tiếp
công dân tại Trụ sở (Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương) đã tăng cường cán bộ tiếp công
dân tại Trụ sở; đồng thời, căn cứ vào báo cáo tình hình tiếp công dân của Trụ
sở để kịp thời báo cáo với lãnh đạo Đảng, Quốc hội và
Chính phủ, xin ý kiến chỉ đạo khi cần thiết.
Công tác phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở trong những
ngày diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã được tổ chức, thực hiện theo đúng Kế hoạch số 934/KH-TTCP ngày
26/4/2013 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 39/KH-TDTW
ngày 07/5/2013 của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
2. Phối
hợp với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
Trước khi kỳ họp thứ 5 diễn ra, Trụ
sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã phối
hợp với các cục I, II, III, vụ Kế hoạch, tài chính và tổng
hợp để cập nhật biên bản thống nhất biện pháp giải quyết vụ việc cũng như thông
báo chấm dứt giải quyết của cơ quan có thẩm quyền trong danh sách 528 vụ việc khiếu
nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác tiếp
công dân; Phối hợp với các cục, vụ quản lý theo ngành, lĩnh
vực và địa bàn để tiếp, giải thích đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo
đông người, phức tạp ngay tại Trụ sở; phối hợp với Báo Thanh tra cung cấp thông
tin làm tốt công tác tuyên truyền về kết quả thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Tổng Thanh tra
Chính phủ về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Phối
hợp với lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Nhìn chung, tình hình an ninh, trật
tự tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 5 được đảm bảo tốt, không để
xảy ra tình huống phức tạp.
Trụ sở tiếp công dân của Trung ương
Đảng và Nhà nước đã thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổng cục An
ninh 2 - Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh,
Công an quận Hà Đông và phường Quang Trung để nắm bắt tình
hình, diễn biến khiếu kiện của công dân trên địa bàn Thủ đô cũng như tại các
địa phương để có kế hoạch chủ động tiếp công dân, kịp thời xử lý các tình huống
phức tạp. Duy trì thực hiện chế độ giao ban vào chiều thứ 2 hàng tuần trong
suốt thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp, một
số đoàn công dân thường xuyên tập trung đông người tại Trụ sở Văn phòng Trung
ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn
phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và một số tuyến đường đại biểu quốc hội đi qua để đâm đơn khiếu kiện, căng băng rôn, khẩu hiệu, la hét nhằm gây sức ép với các cơ quan Trung ương đòi được giải
quyết việc khiếu nại, tố cáo. Một số đoàn có biểu hiện quá
khích đã bị công an thành phố Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính về việc gây rối
trật tự công cộng 38 trường hợp (16 công dân ở tỉnh An Giang, 04 công dân ở
tỉnh Trà Vinh, 01 công dân ở tỉnh Cà Mau, 01 công dân ở tỉnh Sóc Trăng, 16 công
dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội); tạm giữ hình sự đối với
01 công dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đặc biệt có trường
hợp các công dân đã tập trung tại Đại sứ quán Mỹ, Ngân hàng Thế
giới để khiếu kiện (08 công dân thành phố Cần Thơ và 06 công dân khiếu kiện
chây ỳ, công dân xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Tất cả các công
dân khiếu nại, tố cáo đông người đều được lực lượng chức năng vận động, cưỡng chế đưa về Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để
được tiếp và giải thích, hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với các địa phương trong việc phối hợp
tiếp, vận động và đưa công dân trở về địa phương.
Thực hiện Kế hoạch của TTCP và Trụ sở
Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, nhiều địa phương đã chủ động vận
động, giải thích để hạn chế việc công dân tập trung đi khiếu
nại, tố cáo đông người tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời phối hợp,
cung cấp thông tin về tình hình khiếu nại, tố cáo đông người để Trụ sở chủ động tổ chức bố trí thời gian và cán bộ
tiếp công dân, tránh để công dân lưu lại dài ngày, gây ảnh
hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
Đối với một số đoàn lưu lại dài ngày
tại Thủ đô, lãnh đạo Trụ sở đã liên hệ trực tiếp hoặc báo cáo lãnh đạo Thanh tra
Chính phủ có văn bản đề nghị UBND các địa phương cử cán bộ
ra Hà Nội phối hợp với Trụ sở để tiếp, vận động và bố trí
đưa công dân trở về địa phương giải quyết như: thành phố Đà Nẵng...
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp công
dân phục vụ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, vẫn có địa phương chưa thực hiện
nghiêm túc theo Kế hoạch số 934/KH-TTCP của Thanh tra
Chính phủ, thiếu sự liên hệ với Trụ sở trong việc trao đổi thông tin, phối hợp
tiếp, đón công dân. Có địa phương lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã nhiều lần yêu
cầu nhưng còn chậm trễ trong việc cử cán bộ hoặc cử cán bộ không đúng thẩm
quyền tới Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội để
tiếp và vận động công dân trở về địa phương.
Nhìn chung, hoạt động tiếp công dân
tại Trụ sở trong những ngày diễn ra kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã được tổ
chức, thực hiện theo đúng kế hoạch và sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của lãnh
đạo Thanh tra Chính phủ. Với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tham gia tiếp
công dân tại Trụ sở theo sự điều phối của lãnh đạo Trụ sở, công tác đón tiếp
công dân đã tổ chức tốt, đảm bảo các công dân đến Trụ sở
được tiếp, hướng dẫn tận tình và đúng quy định của pháp luật, các tình huống
phức tạp phát sinh được xử lý kịp thời, không có diễn biến phức tạp.
V. Kiến nghị, đề xuất:
1. Trong thời gian tới, giữa kỳ họp
thứ 5 và thứ 6 của Quốc hội XIII, Thanh tra Chính phủ cần tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiếp dân, xử lý đơn thư,
kiểm tra, đôn đốc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các địa
phương, nhất là đối với các vụ việc công dân khiếu nại, tố
cáo tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và đã có ý kiến
của các cơ quan Trung ương.
2. Tăng cường cơ sở vật chất của Trụ
sở và trang thiết bị làm việc của cán bộ, công chức làm công tác để đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Trước khi diễn ra kỳ họp của Trung
ương Đảng và Quốc hội diễn ra vào tháng 10, tháng 11 năm
2013, Thanh tra Chính phủ cần sớm có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm, nhất là trong việc phối
hợp với Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước trong công tác
tiếp công dân.
Trên đây là kết quả tiếp công dân
phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương
Đảng và Nhà nước tại Hà Nội, kính báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Tổng Thanh tra Chính phủ; (để báo
cáo)
- Các Phó tổng TTCP; (để báo
cáo)
- Văn phòng Trung ương Đảng; (để báo
cáo)
- Ủy ban kiểm tra Trung ương; (để báo
cáo)
- Văn phòng Quốc hội; (để báo
cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Ban dân nguyện - UBTVQH; (để báo
cáo)
- Ban Nội Chính Trung ương;
(để báo cáo)
- Văn phòng Thanh tra Chính phủ; (để báo cáo)
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng Cục An ninh 2 - Bộ Công an;
- Công An thành phố Hà Nội;
- Lưu TDTW.
|
KT.
PHỤ TRÁCH TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN CỦA TRUNG
ƯƠNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Dương Văn Huế
|