Báo cáo 90/BC-BCĐ năm 2015 tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 90/BC-BCĐ
Ngày ban hành 22/10/2015
Ngày có hiệu lực 22/10/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XD NTM TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/BC-BCĐ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 10 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Công văn số 12/BCĐTW-VPĐP ngày 11/8/2015 của Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) về việc hướng dẫn tổng kết 5 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015; BCĐ Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa báo cáo tổng kết 5 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, bao gồm các nội dung sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Tình hình triển khai

1. Công tác tuyên truyền, vận động.

Xác định công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM mang tính quyết định đến hiệu quả của chương trình, nên ngay từ khi bắt đầu triển khai, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM đã được tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ và rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, bằng nhiều hình thức; Ban Tuyên giáo đã chủ động trong công tác tuyên truyền, phi hp phát hành bộ tài liệu về hướng dẫn thực hiện xây dựng NTM; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã dành nhiều thi lượng đưa tin, tổ chức tọa đàm và có chuyên mục hàng tuần về Chương trình xây dựng NTM, theo đó, trong 5 năm đã phát sóng 471 chuyên mục “xây dựng NTM”, ngoài ra, Đài đã lồng ghép tuyên truyền về xây dựng NTM trên 70 chuyên mục truyền hình và 64 chuyên mục trên sóng của đài phát thanh; các Báo địa phương và Báo Trung ương thường trú tại Thanh Hóa đã thường xuyên đăng tải các bài viết về những mô hình mới, những cách làm hay, những điển hình tiên tiến, cũng như phản ánh những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình ở các địa phương; Báo Thanh Hóa phối hợp với Văn phòng Điều phối, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động cuộc thi viết “Chung sức xây dựng NTM” trên Báo Thanh Hóa năm 2014; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp hoàn thành phóng sự về các điểm sáng trong xây dựng NTM, phát hành 43 số/42.000 cuốn “Bản tin xây dựng NTM”; Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong giai đoạn mới gn với xây dựng NTM; các địa phương tổ chức hàng ngàn buổi sinh hoạt các câu lạc bộ, treo trên 170.000 băng zôn, chỉ đạo dàn dựng thành công nhiều vở kịch để phục vụ công tác tuyên truyền; Công an tỉnh thực hiện ký cam kết, giao ước thi đua xây dựng gia đình, khu dân cư an toàn về ANTT, không có tệ nạn xã hội...; nhiều địa phương trong tỉnh đã có những hình thức tổ chức tuyên truyền tốt, thông qua hệ thống pano, khẩu hiệu, trên Đài phát thanh và thông qua sinh hoạt thường kỳ.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm, Thanh Hóa đã phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.

Thông qua công tác tuyên truyền, sau 5 thực hiện, nhận thức về xây dựng NTM của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa, cũng như cách tiếp cận chương trình, từng bước khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đã tạo được sự đồng thuận và tự giác tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và thu hút được sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đáng chú ý trong kết quả của công tác tuyên truyền là người dân ở khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn đã có tư duy và nhận thức về xây dựng NTM đầy đủ hơn, vai trò của cấp ủy, chính quyền đã được nâng lên, đã phát huy được tinh thần tự giác tham gia chung sức xây dựng NTM của mọi người dân.

2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thc hiện Chương trình.

Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh Hóa đã thành lập BCĐ từ tỉnh đến cơ sở do đng chí Bí thư cấp ủy làm trưởng ban, đồng thời các xã đã thành lập BQL xây dựng NTM xã, ở các thôn, bản đều thành lập Ban phát triển thôn, bản do Bí thư Chi bộ làm trưởng ban. Trong quá trình tổ chức triển khai, căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, BCĐ tỉnh đã 4 lần được kiện toàn lại; các huyện, thị xã, thành phố và các xã cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện chương trình; cuối năm 2011, Thanh Hóa đã thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM chuyên trách để tham mưu, giúp BCĐ tỉnh, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.

BCĐ các cấp đã ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ phụ trách các tiêu chí theo lĩnh vực chuyên môn của từng ngành, đơn vị, qua đó, thành viên BCĐ các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch để chỉ đạo, thường xuyên bố trí thời gian đi cơ sở để nm bắt tình hình, động viên và giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối các cấp, đến nay, Thanh Hóa đã có 21/27 huyện thành lập Văn phòng Điều phối, 573 xã đã phân công cán bộ theo dõi NTM. Tất cả các ngành thành viên BCĐ tỉnh phụ trách các tiêu chí đều phân công cán bộ theo dõi và chỉ đạo xây dựng NTM theo phân công của BCĐ tỉnh.

Việc thành lập Văn phòng Điều phối tại các huyện và phân công công chức phụ trách NTM của các xã đã tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, nắm bắt tình hình tại cơ sở. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình của các địa phương được quan tâm, sâu sát hơn, những vấn đề khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thực hiện tại các xã được giải quyết kịp thời, hiệu quả.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các chế chính sách, văn bản hướng dẫn và hưởng ứng phong trào thi đua ‘‘Chung sức xây dựng NTM”.

a) Về ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành.

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 197/QĐ-TU về Chương trình PTNN và xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, đây là một trong 5 Chương trình trọng tâm của tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh y ban hành Chỉ thị số 10-CT/BTV về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2015; Tỉnh y ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020; Nghị quyết số 16-NQ/TU về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2012-2015.

Để xác định mục tiêu, kế hoạch thực hiện, ngay từ giữa năm 2010, Thanh Hóa đã phê duyệt đề án tổng thể xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến 2030; chủ động ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND về hướng dẫn lập quy hoạch xã NTM (quy hoạch 3 trong 1); Quyết định số 1666/QĐ-UBND về hướng dẫn quy trình đánh giá xã đạt các tiêu chí NTM, làm cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí phục vụ cho việc lập quy hoạch, đề án và kế hoạch xây dựng NTM của các địa phương; Quyết định 4296/2013/QĐ-UBND về ban hành tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng NTM được Trung ương quy định; Quyết định 145/2013/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận và tổ chức công bố “Xã đạt chuẩn NTM” trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 3655/2013/QĐ-UBND về quy trình lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM; Quyết định số 717/2014/QĐ- UBND về tiêu chí, trình tự, thủ tục hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Các sở, ngành cấp tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã ban hành các văn bn hướng dẫn các nội dung thực hiện và đánh giá kết quả đạt được của các tiêu chí do từng ngành phụ trách.

b) Về hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều việc làm thiết thực, chung sức cùng các thôn, xã thực hiện xây dựng NTM, điển hình như: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thường xuyên có các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng NTM, qua đó phát hiện tình hình để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những vấn đề bất cập trong chỉ đạo, thực hiện tại cơ sở; Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện năm “dân vận chính quyền”, dân vận khéo trong xây dựng NTM; Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung chỉ đạo, có các chương trình phối hợp, xây dựng kế hoạch và có nhiều cách tiếp cận phù hợp, đa dạng, sáng tạo. Trong 5 năm, Ủy ban MTTQ các cấp đã hỗ trợ sửa chữa 7.530 nhà và xây mới 4.765 căn nhà tình nghĩa từ quỹ vì người nghèo với số tiền trên 76 tỷ đồng, hỗ trợ 4.419 con bò ging cho các hộ nghèo với số tiền trên 66 tỷ đồng; Hội Nông dân các cấp đảm nhận việc vận đng nông dân đổi điền, dồn thửa, hiến đất, góp công, góp sức, tiền của, cải tạo vườn tạp, nhà cửa, để xây dựng NTM; Đoàn Thanh niên đảm nhận công tác vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao; Hội Cựu chiến binh nhận trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự; Hội Phụ nữ vận động hội viên học tập, làm thêm những ngành nghề mới, vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và phát động thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã phát động cán bộ, chiến sỹ toàn tỉnh quyên góp, ủng hộ 5,3 tỷ đồng, tham gia hơn 5.600 ngày công giúp các xã, thôn bản thực hiện xây dựng NTM, theo đó, đã có 412 km đường giao thông nông thôn, 126 km kênh mương nội đồng được tu sửa và xây mới, hỗ trợ hàng chục trường học, nhà văn hóa thôn mua sắm trang thiết bị...

Trong 2 năm 2014 và 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT đã phân công cho các đơn vị thuộc ngành chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ cho 54 xã, 41 thôn bản trong xây dựng NTM, qua đó, đã có những việc làm thiết thực trong việc góp công, góp sức cũng như hướng dẫn các địa phương trong xây dựng NTM, từ đó, tạo được lòng tin cho cán bộ và nhân dân các địa phương, th hiện được sự chung sức xây dựng NTM, mang lại hiệu quả thiết thực.

c) Về ban hành các cơ chế, chính sách.

Với đặc điểm là tỉnh nông nghiệp, việc xác định phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM là chủ trương phù hợp, đúng đắn, cùng với chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung tiêu chí NTM, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo hành lang pháp lý, thúc đy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, gồm: Cơ chế, chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; hỗ trợ phát triển cao su; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1; phát triển sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại tập trung; hỗ trợ giống gc vật nuôi; hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung; khuyến khích phát triển giao thông nông thôn; Cơ chế, chính sách xây dựng NTM đến 2015 và giai đoạn 2016-2020, và cơ chế để lại nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng NTM. Thông qua thực hiện các cơ chế, chính sách đã tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích, kích cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

(Chi tiết tại biểu 01 kèm theo)

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình

Trong 5 năm, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã chủ trì và phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 75 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho gần 11.362 lượt đối tượng là cán bộ các ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, thành viên BCĐ cấp huyện, xã và cán bộ thôn, bản. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức 05 Hội thảo về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp xã trong xây dựng NTM” thu hút hơn 1.800 đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã tham gia;

[...]