ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/BC-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2015
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NĂM 2014 VÀ KẾ
HOẠCH NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
Năm 2014 là năm thứ tư triển khai thực
hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông
tin những hoạt động của Đề án, từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
nghề công tác xã hội; tiếp tục lộ trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ,
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp,
nâng chất cung cấp dịch vụ của các Trung tâm cung cấp dịch vụ cấp Thành phố;
các Sở ngành, quận-huyện, các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội dần hình
thành mạng lưới thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết với
cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục lao động xã hội, các cơ sở tư vấn, tham vấn.
Các hoạt động xã hội đa dạng, phong
phú trên địa bàn Thành phố với sự tham gia phối hợp của cán bộ, viên chức, nhân
viên xã hội làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục lao động xã
hội, trung tâm tư vấn-tham vấn, cán bộ, nhân viên xã hội ở cộng đồng, đã hình
thành một mạng lưới cán bộ, nhân viên công tác xã hội trợ giúp các đối tượng yếu
thế ngày càng có hiệu quả hơn.
Các tổ chức nước ngoài, tổ chức phi
chính phủ với các hoạt động xã hội có ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển nghề
công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NĂM 2014
I. Kết quả thực hiện:
1.1. Công tác tuyên truyền:
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Thành phố đã phối hợp với các tổ chức thành viên xây dựng kế hoạch
thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội và triển khai cho Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật, các
nội dung hoạt động của nghề công tác xã hội như các chính sách ưu đãi đối với
người người có công với nước; các hoạt động trợ giúp xã hội... thông qua các cuộc
sinh hoạt tổ dân phố định kỳ, các cuộc sinh hoạt của tổ hội, chi hội xác định
rõ vai trò, trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác xã hội
không chỉ phụ thuộc vào nhà nước mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, của gia
đình và bản thân đối tượng, nhằm làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội
viên về nghề công tác xã hội; qua đó đã tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên
tình nguyện tham gia công tác xã hội.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tiếp
tục lồng ghép triển khai mục tiêu, nội dung Đề án 32 đến hội viên ở các chi hội,
tổ hội thông qua sinh hoạt chi hội, tổ hội; bản tin và đài phát thanh của phường-xã-thị
trấn;
- Các cơ quan thông tấn báo chí Thành
phố đã tích cực tuyên truyền sâu rộng về vai trò quan trọng của Đề án phát triển
nghề công tác xã hội, với khoảng trên 400 bài. Tuyên truyền các chính sách liên
quan đến Đề án, các chính sách trợ giúp nhu cầu cơ bản của đối tượng như về
nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, hướng nghiệp, dạy nghề... nhằm nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu
về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
tại các cấp, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội trên địa
bàn Thành phố.
- Sở Y tế phối hợp với mạng lưới truyền
thông giáo dục sức khỏe tại các bệnh viện tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các
văn bản về nghề công tác xã hội, nhằm giúp cho lãnh đạo các đơn vị và cộng đồng
xã hội nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nghề công tác
xã hội trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1.2. Công tác đào tạo:
a) Tập huấn, bồi dưỡng:
- Trong năm 2014, Sở Nội vụ và Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở
II) mở 10 lớp nghiệp vụ công tác xã hội và cấp giấy chứng nhận cho 849 cán bộ,
công chức, viên chức các Sở-ngành, phường-xã-thị trấn; tổ chức chính trị-xã hội,
các đoàn thể; các Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập, cơ sở giáo dục lao động xã
hội; đạt 84,9% so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2014 là 1.000 người.
- Trung tâm Công tác xã hội Thanh
niên thuộc Thành Đoàn tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ năng chuyên môn về công tác xã
hội cho 400 lượt học viên là tình nguyện viên, cộng tác viên; tổ chức 01 lớp tập
huấn kỹ năng cung cấp dịch vụ xã hội cho 100 học viên là cán bộ đoàn Quận 4, Quận
7 và huyện Nhà Bè.
- Trung tâm công tác xã hội trẻ em: tổ
chức tập huấn cho 2.500 lượt trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài
công lập và trên 4000 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng 24 quận-huyện
với các nội dung liên quan đến công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em, giá trị sống, các kiến thức cơ bản về kỹ năng tự
chăm sóc bản thân đối với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV.... Ngoài ra
Trung tâm còn bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em
cho 350 lượt cán bộ và 400 lượt cộng tác viên là người chăm sóc.
b) Đào tạo:
- Bậc Trung cấp nghề công tác xã hội:
đào tạo trình độ Trung cấp nghề công tác xã hội cho 94 cán bộ, công chức, viên
chức phường-xã, tổ chức chính trị-xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập, cơ
sở giáo dục Lao động xã hội.
- Bậc đại học hệ vừa làm vừa học (văn
bằng 1): đào tạo đại học nghề công tác xã hội cho 73 cán bộ, công chức, viên chức
phường-xã, tổ chức chính trị-xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập, cơ sở
giáo dục Lao động xã hội.
13. Công tác cung cấp dịch vụ công
tác xã hội của Trung tâm Công tác xã hội trên địa bàn Thành phố:
a) Trung tâm Công tác xã hội thanh
niên thuộc Thành đoàn:
- Dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí: Mở
rộng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về lĩnh vực tư vấn tâm lý cho bệnh nhân
và thân nhân tại bệnh viện và người có vấn đề liên quan đến tâm lý, tình cảm với
khoảng 200.000 lượt người. Tiếp nhận và tư vấn tâm lý, nghề nghiệp cho hơn 165
trường hợp có vấn đề về tình cảm, gia đình, cần hỗ trợ tư vấn về nơi đăng ký
cai nghiện, trung tâm bảo trợ cho người khuyết tật, trẻ tự kỉ và tư vấn về các
Trung tâm Bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi.
- Dịch vụ hỗ trợ: Hỗ trợ 16 suất học
bổng cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trẻ ảnh hưởng bởi HIV không có điều
kiện được đi học tại địa bàn Huyện Hóc Môn, Quận 2, Quận Bình Thạnh; 3.470 phần
bánh dinh dưỡng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố; 81 thiết
bị cho người khiếm thị khi di chuyển, đi làm tránh vật cản có thể gây nguy hiểm.
- Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp: Tiếp nhận
hỗ trợ 25 trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp về nơi ăn ở tạm thời trong thời
gian chờ khám bệnh và đưa đi học nghề. Hỗ trợ cho 5 trường hợp khó khăn cần được
trở về với gia đình.
- Cung cấp dịch vụ tiếp nhận, chuyển
gởi: Tiếp nhận hồ sơ 150 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, trong đó liên kết hỗ
trợ cho trẻ chịu ảnh hưởng bởi HIV, người khiếm thị, thanh niên có hoàn cảnh
khó khăn đi học nghề, giới thiệu việc làm và người đồng tính, bệnh nhân có hoàn
cảnh khó khăn.
b) Trung tâm công tác xã hội trẻ em:
- Triển khai thực hiện rà soát, đánh
giá lại tình hình hoạt động của các điểm tư vấn cộng đồng (hiện nay toàn Thành
phố có 130 điểm); phối hợp với quận-huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo,
giáo viên làm công tác tư vấn trường học; duy trì việc tư vấn, tham vấn cho các
đối tượng xã hội qua số điện thoại đường dây nóng (Hotline: 1900545559) và tư vấn
trực tiếp tại Trung tâm, kết nối chuyển gửi cho các chuyên gia khi gặp phải những
ca khó, phức tạp.
- Tiếp nhận, tư vấn cho 75 ca, can
thiệp và hỗ trợ khẩn cấp cho 117 ca với các hình thức như: Hỗ trợ một phần chi
phí bằng tiền mặt, các dịch vụ về dinh dưỡng, phương tiện và đồ dùng học tập.
Các ca liên quan đến công tác can thiệp và hỗ trợ khẩn cấp thường là trẻ em bị
xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích, trẻ em lang thang xin ăn...
- Tổ chức 13 cuộc sinh hoạt nhóm trẻ
với 766 lượt trẻ em tham gia, trong đó tập trung vào các chuyên đề như: Tình bạn
khác giới, phòng chống xâm hại tình dục, thành lập nhóm và quản lý cảm xúc,
tăng cường kiến thức HIV và tuân thủ điều trị ARV..., từng bước giúp cho trẻ bổ
sung những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tạo môi trường giao
lưu, vui chơi lành mạnh cho trẻ. Tổ chức 10 cuộc sinh hoạt nhóm cho 769 lượt
người chăm sóc nhằm trang bị cho người chăm sóc có những kỹ năng chăm sóc tốt
hơn cho trẻ, đồng thời tạo môi trường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong nuôi
dạy trẻ giữa những người chăm sóc với cán bộ tư vấn và giữa những người chăm
sóc với nhau.
- Hỗ trợ trực tiếp và thường xuyên
cho trên 500 ca trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng với các
gói hỗ trợ hàng tháng về dinh dưỡng, BHYT, chi phí học tập; hỗ trợ tâm sinh
lý.... Ngoài ra, còn chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống trong cộng đồng
và các cơ sở Bảo trợ xã hội trong các dịp tết Nguyên đán, Quốc tế thiếu nhi
1/6, Trung thu, tổng kết hè..., với kinh phí hàng năm trên 2 tỷ đồng (trong đó
kinh phí ngân sách Thành phố bố trí tại Trung tâm hàng năm chiếm trên 50%, kinh
phí còn lại từ nguồn vận động xã hội hóa).
- Thực hiện tư vấn, giới thiệu chuyển
gửi và trợ giúp pháp lý cho 442 lượt trẻ và gia đình với các nội dung: Làm khai
sinh, hộ khẩu, chứng minh thư, các trợ cấp về chính sách, chế độ cho trẻ.
c) Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập cho người khuyết tật thuộc Sở Giáo dục- Đào tạo:
- Tổ chức phát hiện - chẩn đoán cho 900
trẻ có vấn đề về khuyết tật, hỗ trợ can thiệp trị liệu cho khoảng 350 trẻ
(trong đó có gần 200 trẻ bị rối loạn hành vi, ngôn ngữ, tâm lý được tham gia trực
tiếp trị liệu tâm vận động tại Trung tâm). Phối hợp với Phòng Giáo dục 05 huyện
ngoại thành thực hiện chẩn đoán đánh giá gần 1.000 trẻ học khó và bồi dưỡng cho
giáo viên về phương pháp hỗ trợ trẻ học khó tại các trường Tiểu học của các địa
phương trên.
- Hình thành và hỗ trợ hoạt động cho
02 Câu lạc bộ Người khuyết tật (Câu lạc bộ Văn hóa người Điếc Thành phố và Câu
lạc bộ Phụ huynh sống cùng trẻ tự kỷ). Phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc tư vấn và định hướng việc làm cho người khuyết tật.
- Mô hình hoạt động của Trung tâm hiện
đã được một số tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về hiệu quả trong việc
hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật; đây là mô hình
phát huy được vai trò của một đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động hỗ trợ
xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề thiết thực đối với người khuyết tật,
gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho người khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng
xã hội.
d) Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ
côi Thị Nghè: Hiện nay, Trung tâm cung cấp dịch vụ bán trú cho 10 lớp giáo dục
đặc biệt, 01 lớp chăm sóc, 01 lớp Đàn, 01 lớp Vi tính, 01 lớp Giáo dục trị liệu
và 01 lớp hướng nghiệp dạy nghề với khoảng 200 trẻ em khuyết tật trên địa bàn
Thành phố với các tiêu chí:
- Giúp trẻ cải thiện tốt mối quan hệ
giao tiếp, ứng xử và kịp thời can thiệp, điều chỉnh, thay đổi các hành vi rối
loạn bằng các hành vi có chủ đích phù hợp với sự phát triển lành mạnh của trẻ;
Tăng cường sự khéo léo, thuần thục của đôi tay, giúp các em phát triển cả về thể
chất lẫn tinh thần, tăng khả năng hội nhập cho các em
- Giúp trẻ thực hành phương pháp giáo
dục dựa vào sự quan sát và sử dụng các giác quan một cách hợp lý, kích thích
các khả năng của trẻ. Thông qua sự vận động trong các trò chơi, các em dần hoàn
thiện những kỹ năng còn yếu. Phương pháp này nhằm tạo sự hứng thú, vui vẻ và tự
nguyện của trẻ qua các trò chơi, sử dụng các trò chơi vận động như một phương
tiện giáo dục để giúp trẻ phát triển toàn diện.
e) Trung tâm Ánh Dương thuộc Hội Liên
hiệp Phụ nữ Thành phố:
- Được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa
phương cho phương pháp tiếp cận y tế cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS cho
chị em phụ nữ có nguy cơ cao; tăng cường hợp tác, hỗ trợ xã hội trong giáo dục,
dạy nghề và mạng lưới chuyển gửi trong các hoạt động của dự án.
- Tuyên truyền đến các chị em về hành
vi tình dục và tiêm chích an toàn thông qua hoạt động tiếp cận, các hoạt động tại
Câu lạc hộ những người nhiễm H, dịch vụ và dự phòng toàn diện bao gồm cung cấp
miễn phí bao cao su, khám và điều trị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
(STIs), tham vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT), chăm sóc, điều trị và hỗ trợ.
1.4. Công tác xây dựng kết nối mạng
lưới các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn Thành phố:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với các Sở ngành, tổ chức, Ủy ban nhân dân quận-huyện tiếp tục xây dựng
và hoàn chỉnh dự thảo Quy chế hoạt động mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã
hội.
1.5. Công tác tài chính:
a) Kinh phí thực hiện:
Phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch
năm 2014 cho các Sở, ngành với số tiền 2.253.569.595 đồng, trong đó:
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội:
203.491.596 đồng.
- Đào tạo trình độ Trung cấp nghề
công tác xã hội: 355.600.000 đồng; đào tạo đại học Công tác xã hội (văn bằng 1)
hệ vừa làm vừa học: 1.410.750.000 đong.
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cho Trung tâm Công tác xã hội thanh niên: 263.877.999 đồng.
- Thực hiện kinh phí hoạt động của
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2014, với
số tiền 19.850.000 đồng.
b) Chỉ đạo Sở, ngành, tổ chức, đoàn
thể quyết toán kinh phí hoạt động theo quy định.
2. Nhận xét đánh giá:
2.1. Mặt được:
- Ban Chỉ đạo Đề án phát triển nghề
công tác xã hội triển khai kịp thời các nội dung trong kế hoạch năm 2014, theo
đó các Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức triển
khai thực hiện và đạt kết quả khả quan.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo và sự chủ động, phối hợp giữa Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể trong thực
hiện nhiệm vụ được phân công. Tạo được sự đong thuận và tham gia nhiệt tình của
lãnh đạo đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp làm công tác xã
hội ở các Sở ngành, quận-huyện và đoàn thể.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội
trên địa bàn Thành phố ngày càng phát triển, đa dạng, dần đi vào tính chuyên
nghiệp.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác xã hội phù hợp với từng lĩnh vực; qua các khóa đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội, nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội được cải thiện, từng bước nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Mạng lưới Trung tâm công tác xã hội
của Thành phố, Sở ngành, tổ chức đoàn thể gắn kết trong cung cấp dịch vụ công
tác xã hội trên địa bàn Thành phố.
2.2. Hạn chế:
Một số công việc chưa thực hiện và thực
hiện chưa đảm bảo chỉ tiêu đề ra, cụ thể:
- Công tác đào tạo tại một số cơ
quan, đơn vị theo kế hoạch của Thành phố còn chưa đảm bảo.
- Việc hướng dẫn các văn bản liên
quan đến nghề công tác xã hội chưa thực hiện kịp thời và đúng tiến độ như: ban
hành chức danh, mã số ngạch viên chức làm công tác xã hội.
- Việc tổ chức đi nghiên cứu và học tập
kinh nghiệm thực hiện Đề án 32 ở tỉnh/thành phố bạn chưa thực hiện.
- Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc chưa tổ
chức họp định kỳ theo quy định.
III. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN NĂM 2015
1. Mục tiêu:
Thúc đẩy, tiếp tục tạo một bước chuyển
rõ rệt phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.
2. Các hoạt động:
2.1. Công tác tuyên truyền:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền với nhiều loại hình đa dạng, tiếp tục phát huy các hình thức tuyên truyền
có hiệu quả trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu đưa ra các hình thức mới
nhằm tuyên truyền có hiệu quả sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
- Báo, đài Thành phố cần tiếp tục tổ
chức thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, sáng tác các tác phẩm, kịch bản
tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú, phù hợp.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các
trang thông tin điện tử, báo điện tử của các cơ quan báo, đài thành phố, trang
web của Sở Thông tin và truyền thông và trang thông tin điện từ của thành phố
(City web); Các bản tin của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, quận-huyện.
- Kịp thời tuyên dương, khen thưởng
gương người tốt, việc tốt trong thực hiện Đề án 32 - phát triển nghề công tác
xã hội.
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và
Truyền thông và các Sở, ngành liên quan.
2.2. Công tác tổ chức, khảo sát:
- Tiếp tục xây dựng mạng lưới và phát
triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết
với các cơ sở bảo trợ xã hội. Kết nối Trung tâm Công tác xã hội thanh niên với
các trung tâm cung cấp dịch vụ của các sở ngành, tổ chức, đoàn thể. Hoàn chỉnh
dự thảo Quy chế hoạt động mạng lưới cung cấp dịch vụ, công tác xã hội trên địa
bàn Thành phố trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tham quan
học tập kinh nghiệm ở nước ngoài và trong nước về công tác xã hội, đặc biệt mô
hình cung cấp dịch công tác xã hội (Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội).
- Tổ chức triển khai, hội thảo cấp
thành phố, quận, huyện.
- Triển khai, thực hiện thí điểm mô
hình Trung tâm công tác xã hội tại 03 quận - huyện: quận Bình Tân, quận 12, quận
Thủ Đức.
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội phối hợp với các sở - ngành, tổ chức, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
2.3. Tiếp tục thúc đẩy phát triển
nghề công tác xã hội trong ngành y tế góp phần hoàn thành mục tiêu chung của
Thành phố:
- Tiếp tục duy trì và phát triển tốt
các hoạt động về công tác xã hội trong bệnh viện.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ,
nhân viên y tế về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nghề công tác xã hội.
- Thống kê số lượng, vị trí công việc
đối với đội ngũ làm công tác xã hội để làm cơ sở cho việc xác định các chức
danh, tiêu chuẩn ngạch và xếp ngạch viên chức công tác xã hội theo quy định.
- Xây dựng thí điểm mô hình tổ chức
hoạt động công tác xã hội (Phòng Công tác xã hội) tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
2.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội:
a) Dịch vụ tổng hợp cho các nhóm đối
tượng:
- Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận đối tượng
xã hội có hoàn cảnh khó khăn, tư vấn tâm lý, tổ chức tập huấn kỹ năng cung cấp
dịch vụ hỗ trợ xã hội cho đối tượng là đoàn viên, thanh niên và các câu lạc bộ,
đội nhóm công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu về
công tác tiếp cận, hỗ trợ cho những đối tượng đặc biệt như: trẻ em đi xin ăn,
trẻ bị bóc lột sức lao động, người cao tuổi lang thang, thanh thiếu nên có hoàn
cảnh khó khăn không có nghề nghiệp ổn định.
- Tổ chức các hoạt động dạy học nâng
cao trình độ văn hóa, truyền thông kỹ năng thực hành xã hội phòng tránh các mối
nguy cơ liên quan đến tệ nạn xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhập
cư theo cha mẹ vào thành phố sinh sống...
- Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác
hỗ trợ thiết bị dẫn đường cho người khiếm thị, tạo cơ hội cho họ có điều kiện
lao động tạo thu nhập nuôi song bản thân và giảm gánh nặng cho gia đình.
- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ
hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo đang tham gia khám chữa
bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công tác
xã hội Thanh niên.
b) Dịch vụ cho trẻ em:
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các điểm tư vấn và thực hiện công tác kết nối cung cấp các dịch vụ tại cộng
đồng.
- Tiếp tục thực hiện hỗ trợ tư vấn-tham
vấn.
- Tiếp tục mở rộng quy mô cung cấp dịch
vụ bán trú trẻ khuyết tật theo hướng chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công tác
xã hội trẻ em, Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị nghè thuộc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội.
c) Dịch vụ hỗ trợ:
- Phát triển dịch vụ hỗ trợ can thiệp
và trị liệu cho trẻ khuyết tật, tư vấn cho phụ huynh và trẻ các hình thức giáo
dục phù hợp.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ giáo dục người khuyết tật hướng về cơ sở và cộng đồng.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật thuộc Sở giáo dục và Đào tạo.
d) Triển khai mô hình Trung tâm công
tác xã hội Ánh Dương:
Đơn vị thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ
Thành phố.
2.5. Công tác đào tạo:
- Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về công
tác xã hội cho 1.000 người;
- Đào tạo mới cho 800 người, trong
đó: Trung cấp 200 người; Cao đẳng 200 người; Đại học 400 người (văn bằng 1 và
văn bằng 2).
- Đang đào tạo chuyển qua năm 2015
cho 265 người, trong đó 94 người đang đào tạo trình độ trung cấp nghề và 171
người đang đào tạo đại học (văn bằng 1) năm 2014.
Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành
phố; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân quận - huyện và các Trường, Cơ sở
đào tạo.
2.6. Hướng dẫn và xây dựng văn bản:
Tiếp tục rà soát, đề xuất kế hoạch
xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát triển nghề
công tác xã hội.
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
2.7. Công tác nghiên cứu và học tập
kinh nghiệm:
Tổ chức đi nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội ở tỉnh, thành phố bạn và
nước ngoài.
Đơn vị thực hiện: Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê
duyệt.
3. Kinh phí thực hiện:
Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án phát
triển nghề công tác xã hội năm 2015 là 11.018.520.000 đồng (Bảng dự toán kinh
phí đính kèm).
4. Tổ chức thực hiện:
Thủ trưởng các Sở - ngành, tổ chức,
đoàn thể xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Đề án phát
triển nghề công tác xã hội năm 2015 trên địa bàn Thành phố theo nhiệm vụ được
phân công và báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- cơ quan thường trực để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Sở Tài chính; Sở Y tế;
- Sở Lao động-Thương binh và xã hội;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Tư pháp; Sở Nội vụ;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Ủy ban nhân dân 24 quận-huyện;
- Các Thành viên BCĐ Đề án 32 và Tổ CV giúp việc;
- VPUB: CPVP; Phòng VX, THKH;
- Lưu:VT, (VX/Th2).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
BẢNG DỰ KIẾN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NĂM 2015 CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Báo cáo số 82/BC-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân Thành phố)
STT
|
Nội
dung thực hiện
|
Thuyết
minh
|
Tổng
kinh phí 2015
|
Ghi
chú
|
A. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
|
I
|
Tổ chức triển khai hoạt động mạng
lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn Thành phố
|
|
5.400.000
|
|
1
|
Nước uống đại biểu tham dự
|
120
người * 20,000 đ/1 ngày
|
2.400.000
|
Thông
tư 97/2010/TT-BTC
|
2
|
Tài liệu....
|
120
bộ* 20,000 đ/01 bộ
|
2.400.000
|
Chi
theo thực tế
|
3
|
Badroll
|
01 tấm*
600,000 đ
|
600.000
|
II
|
Phát triển mạng lưới các tổ chức
cung cấp dịch vụ công tác xã hội
|
|
45.000.000
|
|
1
|
In ấn cuốn danh bạ các cơ sở cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cho Đề án 32
|
1.500
cuốn * 30,000 đ/ 1 cuốn
|
45.000.000
|
Chi theo thực tế
|
III
|
Hình thành các Phòng ban cung cấp
dịch vụ công tác xã hội
|
|
1.500.000.000
|
|
1
|
Mở rộng quy mô, phạm vi dịch vụ, tăng
cường nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị... cho Phòng ban cung cấp dịch vụ
công tác xã hội trong bệnh viện (01 bệnh viện thuộc Sở Y tế)
|
01 bệnh
viện *300,000,000 đ
|
300.000.000
|
|
2
|
Tổ chức đi nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội ở tỉnh, thành phố bạn
hoặc nước ngoài.
|
Dự
kiến trong nước: Tỉnh Bến Tre/Đà Nẵng hoặc tỉnh khác phù hợp
|
1.200.000.000
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội xin chủ trương Ủy ban nhân dân Thành phố
|
Dự
kiến ngoài nước: PhiLippine
|
IV
|
Tổ chức triển khai hoạt động
giai đoạn 2016 - 2020 của Đề án 32
|
|
13.100.000
|
|
1
|
Nước uống đại biểu tham dự
|
150
người * 20,000 đ/1 ngày
|
3.000.000
|
Thông
tư 97/2010/TT-BTC
|
2
|
Tài liệu....
|
150
bộ * 30,000 đ/01 bộ
|
4.500.000
|
Chi
theo thực tế
|
3
|
Badroll
|
01 tấm
* 600,000 đ
|
600.000
|
4
|
Báo cáo tham luận
|
10
tham luận * 500,000 đ/tham luận
|
5.000.000
|
Thông
tư 139/2010/TT-BTC
|
Tổng
dự kiến kinh phí 2015
|
1.563.500.000
|
|
B. SỞ NỘI VỤ
|
I
|
Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nghề
công tác và đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học
|
|
7.973.740.000
|
|
1
|
Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về công
tác xã hội
|
1.000
người * 500,000
|
500.000.000
|
|
2
|
Bậc Trung cấp nghề
|
Đào
tạo mới: 200 người * 4,620,000
|
924.000.000
|
NĐ
49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 (dự kiến tăng 20% vì chưa có quy định cho năm
2015-2016)
|
Chuyển
94 người đang đào tạo trung cấp nghề: 94 người * 3,360,000
|
315.840.000
|
3
|
Bậc Cao đẳng
|
Đào
tạo mới: 200 người * 5,280,000
|
1.056.000.000
|
NĐ 49/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 (dự kiến tăng 20% vì chưa có quy định cho năm 2015-2016)
|
4
|
Bậc Đại học
|
Đào
tạo mới: 400 người *9,900,000
|
3.960.000.000
|
Chuyển
171 người đang đào tạo cũ: 171 người *9,900,000
|
1.692.900.000
|
5
|
Tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến nghề công tác xã hội
|
5 lần
* 5,000,000
|
25.000.000
|
|
Tổng
dự kiến kinh phí 2015
|
8.473.740.000
|
|
C. TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
THANH NIÊN
|
|
Kinh phí hoạt động bổ sung chức
năng hoạt động dịch vụ công tác xã hội
|
|
|
|
I.
|
Kinh phí thường xuyên
|
|
38.880.000
|
|
|
Hỗ trợ tiền điện
|
1.500.000đ/
tháng x 12 tháng
|
18.000.000
|
Hỗ
trợ cho phòng làm việc, phòng tạm trú, hội trường.
|
|
Nước uống
|
6
bình/ tháng x 40.000đ/bình x 12 tháng
|
2.880.000
|
Hỗ
trợ cho phòng làm việc, phòng tạm trú, hội trường.
|
|
Tiền điện thoại
|
1.000.000đ/tháng x 12 tháng
|
12.000.000
|
đối
tượng tìm đến Trung tâm và gọi điện cho Trung tâm nhờ tư vấn trực tiếp qua đường
dây nóng.
|
|
Chi phí tiếp nhận chuyển gởi đối tượng
từ cơ sở lên Trung tâm và chuyển gởi đối tượng sang cơ sở xã hội có chức năng
chuyên môn
|
10
người/ tháng x 50.000đ/ người x 12 tháng
|
6.000.000
|
chi
phí xăng xe
|
II.
|
Kinh phí không thường xuyên
|
|
|
|
1
|
Bộ phận tiếp nhận thông tin, tiếp
cận đối tượng cơ sở đoàn
|
|
138.000.000
|
|
1.1
|
Hỗ trợ kinh phí cho nhóm cộng tác
viên nòng cốt (tăng cường hoạt động hỗ trợ bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa
bàn thành phố)
|
10
người x 1.150.000đ/người/tháng x 12 tháng
|
138.000.000
|
Theo
thông tư: 07/2013/TT-BLĐTBXH
|
2
|
Chi phí đi công tác, học tập về
đề án phát triển nghề công tác xã hội do Bộ Lao động thương binh xã hội và Cục
Bảo trợ xã hội tổ chức
|
|
48.900.000
|
Quyết
toán theo thực tế
|
2.1
|
Phương tiện đi công tác
|
1
người x 6 lần x 5.000.000 đ/lần
|
30.000.000
|
Chi
theo thực tế
|
2.2
|
Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến
công tác
|
1
người x 6 lần x3 ngày/ lần x 900.000đ/ ngày
|
16.200.000
|
Điều
2 : Mục 4b Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010
|
2.3
|
Phụ cấp lưu trú
|
1
người x 6 lần x 3 ngày/lần x 150.000đ/ngày
|
2.700.000
|
Điều
2 : Mục 3a Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010
|
3
|
Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên
môn về nghề công tác xã hội
|
|
14.000.000
|
Đối
tượng là cộng tác viên Trung tâm và các cộng tác viên, câu lạc bộ, đội - nhóm
|
3.1
|
Thuê chuyên gia
|
08 lớp
x 500.000đ/lớp
|
4.000.000
|
Điều
3: Mục 1.1d Thông tư: 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010
|
3.2
|
Chi phí văn phòng phẩm
|
08 lớp
x 500.000đ/lớp
|
4.000.000
|
Điều
3: Mục 1.12b Thông tư: 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010
|
3.3
|
In tài liệu tập huấn
|
50
cuốn x 15.000đ/1 lớp x 8 lớp
|
6.000.000
|
Điều
3: Mục 1.8b Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010
|
4
|
Kết nối và cung cấp các dịch vụ
công tác xã hội cho các đối tượng (người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi),
các vấn đề (nghèo, ly hôn, bạo lực học đường, bình đẳng giới).
|
-
|
741.500.000
|
Mức
chi căn cứ vào Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC- BLĐTBXH
|
4,1
|
Thuê nhân viên tư vấn tâm lí cho
Trung tâm trong hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lí cho đối tượng tìm đến
Trung tâm và gọi điện cho Trung tâm nhờ tư vấn trực tiếp qua đường dây nóng
(3ca/ngày)
|
50.000đ/
buổi x 2 buổi x 22 ngày x 12 tháng
|
26.400.000
|
Điều
3: Mục 6.2 Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC- BLĐTBXH
|
4.2
|
Chi phí in và photocopy giấy tờ, lập
hồ sơ cho đối tượng xã hội
|
25 hồ
sơ/tháng x 12 tháng x30.000đ/ hồ sơ
|
9.000.000
|
Điều
3: Mục 6.2 Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH
|
4.3
|
Chi tiền ăn cho các đối tượng cần
cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, đối tượng được Trung tâm tiếp nhận
|
11
người/ tháng x 12 tháng x 25.000đ/ ngày x 25 ngày/người
|
82.500.000
|
Điều
3: Mục 6.2 Thông tư liên tịch số: 11/2011/TTLT/BTC- BLĐTBXH
|
4.4
|
Chi mua sắm vật dụng sinh hoạt cần
thiết cho các đối tượng khi lưu trú tại trung tâm
|
11
người/tháng x 12 tháng x 300.000đ/ người (bàn chải đánh răng, kem đánh răng,
áo quần, xà bông, dầu gội đầu ... chi phí sinh hoạt tối đa 5-7 ngày/người)
|
39.600.000
|
Điều
3: Mục 6.2 Thông tư liên tịch số: 11/2011/TTLT/BTC- BLĐTBXH
|
4.5
|
Chi phí khám bệnh thông thường
trong thời gian lưu trú tại trung tâm
|
100
người/năm x 50.000đ/ người
|
5.000.000
|
Điều
3 : Mục 6.2 Thông tư liên tịch số: 11/2011/TTLT/BTC- BLĐTBXH
|
4.6
|
Chi phí hỗ trợ đối tượng tiền tàu
xe theo quy định
|
200.000/
đối tượng x 60 đối tượng
|
12.000.000
|
Hỗ
trợ đối tượng đến lưu trữ tại Trung tâm về quê
|
4.7
|
Chi phí mua nước sát trùng, khẩu
trang y tế, găng tay y tế cho tình nguyện viên, cộng tác viên hoạt động hỗ trợ
bệnh nhân tại các bệnh viện
|
800
chai x 35.000đ/chai
1 khẩu
trang/ ngày x 2.000 đ/ cái x 13.000 lượt tình nguyện viên
3
đôi găng tay/ ngày x 3.000đ/ đôi x 13.000 lượt tình nguyện viên
|
132.000.000
|
Đẩy
mạnh hoạt động tình nguyện để hỗ trợ bệnh nhân xuyên suốt trong năm (mỗi ngày
có 50 tình nguyện viên tham gia tham gia tại 4 bệnh viện trên địa bàn thành
phố)
|
4.8
|
04 nhân viên làm việc trực tiếp 04
bệnh viện để thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội trong bệnh viện.
|
5.000.000đ/tháng
x 12 tháng
|
240.000.000
|
Tham
gia cung cấp dịch vụ xã hội tại 4 bệnh viện: Ung Bướu, Chợ Rẫy, Truyền máu
Huyết học, Gia Định, 115. Hoạt động hỗ trợ học nghề giới thiệu việc làm cho 2
huyện ngoại thành Cần Giờ, Củ Chi.
|
4.9
|
chi phí tiền ăn uống cho lực lượng
tình nguyện viên tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ cho bệnh
nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố
|
15.000đ/người/ngày
x 50 lượt người/ngày x 260 ngày/năm
|
195.000.000
|
Tăng
cường hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội tại 5 bệnh viện: Ung Bướu, Chợ Rẫy,
Truyền máu Huyết học, Gia Định, 115.
|
Tổng
dự kiến kinh phí 2015
|
981.280.000
|
|
TỔNG CỘNG (A+B+C)
|
11.018.520.000
|
|