Báo cáo 73/BC-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 73/BC-UBND |
Ngày ban hành | 27/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 27/04/2022 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Phan Văn Mãi |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022 |
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ NĂM 2021
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Các văn bản hướng dẫn được ban hành trong kỳ báo cáo
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư của Chính phủ, Bộ ngành, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn như sau:
- Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố công bố năm 2021 là năm chủ đề thực hiện “xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.
- Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 14/4/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
- Công văn số 5371/SKHĐT-KTĐN ngày 18 ngày 6 tháng 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Kế hoạch số 6391/KH-SKHĐT ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức Hội nghị lắng nghe, trao đổi, giải đáp các khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư và dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
- Kế hoạch số 3495/KH-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Các văn bản được ban hành kịp thời, tác động tốt đến việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố; phù hợp với tình hình phát triển và các quy định của Nhà nước; đáp ứng công tác quản lý và thúc đẩy đầu tư phát triển; giúp các cơ quan quản lý, chủ đầu tư kịp thời nắm bắt, cập nhật, thực hiện đúng các quy định hiện hành.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH
1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý
Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ đạo dự án Quy hoạch Thành phố tại Quyết định số 3746/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2019, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo; kiện toàn Ban chỉ đạo lập Quy hoạch thành phố tại Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2020.
Căn cứ quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về việc triển khai Luật Quy hoạch, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3747/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2019 thành lập Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư để triển khai việc lập và trình duyệt quy hoạch Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành (cơ quan lập quy hoạch); kiện toàn Ban quản lý dự án tại Quyết định số 3851/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Ngày 23 tháng 01 năm 2021, Trưởng ban chỉ đạo dự án Quy hoạch Thành phố có Thông báo số 51/TB-VP giao Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố trên cơ sở đề cương do Ban Quản lý dự án tham mưu theo Tờ trình số 213/TTr-BQLDAQHTP ngày 13 tháng 01 năm 2021. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 2460/KH- UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 về lập quy hoạch Thành phố để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Ban Quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển trong công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát tình hình thực tế và định hướng xây dựng nội dung dự thảo. Sau khi nhận được bản dự thảo lần 1, Ban Quản lý dự án gửi các Sở Ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức lấy ý kiến về nhiệm vụ, dự toán chi phí lập quy hoạch và báo cáo rà soát, đánh giá quy hoạch thời kỳ trước.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các đơn vị, Ban Quản lý dự án phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo (lần 2), báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố có Thông báo số 737/TB-VP ngày 14 tháng 10 năm 2021 chỉ đạo Viện Nghiên cứu phát triển tiếp tục hoàn thiện dự thảo nhiệm vụ lập quy hoạch theo ý kiến góp ý tại cuộc họp ngày 07 tháng 10 năm 2021 và văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị; tổ chức lấy ý kiến các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học và chuyên gia để hoàn chỉnh các dự thảo Báo cáo trình Ban Quản lý dự án.
Ngày 05 tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, qua đó đã lắng nghe, tiếp thu các hiến kế, giải pháp lớn của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương và địa phương khác nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển, đưa Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố có Tờ trình số 404- TTr/BCSĐ ngày 23 tháng 11 năm 2021 báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và Tờ trình số 436-TTr/BCSĐ ngày 27 tháng 11 năm 2021 báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Thường vụ Thành ủy có Kết luận số 203-KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2021 cơ bản thống nhất đề xuất, giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, tham khảo ý kiến của các Bộ ngành, các chuyên gia, đơn vị tư vấn... trình Ban Chấp hành Đảng bộ trước khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua; báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Hiện nay, Quy hoạch Thành phố đang triển khai thực hiện bước thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố, cụ thể như sau:
- Ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, Ban Quản lý dự án đã có Công văn số 9332/BQLDAQHTP ngày 09 tháng 12 năm 2021 trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét;
- Ủy ban nhân dân Thành phố có Công văn số 4421/UBND-TH ngày 28 tháng 12 năm 2021 thông qua nội dung và hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ban Quản lý dự án có Tờ trình số 108/TTr-BQLDAQHTP ngày 07 tháng 01 năm 2022 trình Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để tổ chức thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố theo quy định.
- Ngày 08 tháng 3 năm 2022, Hội đồng thẩm định đã tổ chức họp thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/BC-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022 |
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ NĂM 2021
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Các văn bản hướng dẫn được ban hành trong kỳ báo cáo
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư của Chính phủ, Bộ ngành, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn như sau:
- Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố công bố năm 2021 là năm chủ đề thực hiện “xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.
- Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 14/4/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
- Công văn số 5371/SKHĐT-KTĐN ngày 18 ngày 6 tháng 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Kế hoạch số 6391/KH-SKHĐT ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức Hội nghị lắng nghe, trao đổi, giải đáp các khó khăn vướng mắc trong thủ tục đầu tư và dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
- Kế hoạch số 3495/KH-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Các văn bản được ban hành kịp thời, tác động tốt đến việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố; phù hợp với tình hình phát triển và các quy định của Nhà nước; đáp ứng công tác quản lý và thúc đẩy đầu tư phát triển; giúp các cơ quan quản lý, chủ đầu tư kịp thời nắm bắt, cập nhật, thực hiện đúng các quy định hiện hành.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH
1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý
Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ đạo dự án Quy hoạch Thành phố tại Quyết định số 3746/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2019, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo; kiện toàn Ban chỉ đạo lập Quy hoạch thành phố tại Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2020.
Căn cứ quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về việc triển khai Luật Quy hoạch, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3747/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2019 thành lập Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư để triển khai việc lập và trình duyệt quy hoạch Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành (cơ quan lập quy hoạch); kiện toàn Ban quản lý dự án tại Quyết định số 3851/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Ngày 23 tháng 01 năm 2021, Trưởng ban chỉ đạo dự án Quy hoạch Thành phố có Thông báo số 51/TB-VP giao Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố trên cơ sở đề cương do Ban Quản lý dự án tham mưu theo Tờ trình số 213/TTr-BQLDAQHTP ngày 13 tháng 01 năm 2021. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 2460/KH- UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 về lập quy hoạch Thành phố để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Ban Quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển trong công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát tình hình thực tế và định hướng xây dựng nội dung dự thảo. Sau khi nhận được bản dự thảo lần 1, Ban Quản lý dự án gửi các Sở Ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức lấy ý kiến về nhiệm vụ, dự toán chi phí lập quy hoạch và báo cáo rà soát, đánh giá quy hoạch thời kỳ trước.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các đơn vị, Ban Quản lý dự án phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo (lần 2), báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố có Thông báo số 737/TB-VP ngày 14 tháng 10 năm 2021 chỉ đạo Viện Nghiên cứu phát triển tiếp tục hoàn thiện dự thảo nhiệm vụ lập quy hoạch theo ý kiến góp ý tại cuộc họp ngày 07 tháng 10 năm 2021 và văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị; tổ chức lấy ý kiến các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học và chuyên gia để hoàn chỉnh các dự thảo Báo cáo trình Ban Quản lý dự án.
Ngày 05 tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, qua đó đã lắng nghe, tiếp thu các hiến kế, giải pháp lớn của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương và địa phương khác nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển, đưa Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố có Tờ trình số 404- TTr/BCSĐ ngày 23 tháng 11 năm 2021 báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và Tờ trình số 436-TTr/BCSĐ ngày 27 tháng 11 năm 2021 báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Thường vụ Thành ủy có Kết luận số 203-KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2021 cơ bản thống nhất đề xuất, giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, tham khảo ý kiến của các Bộ ngành, các chuyên gia, đơn vị tư vấn... trình Ban Chấp hành Đảng bộ trước khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua; báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Hiện nay, Quy hoạch Thành phố đang triển khai thực hiện bước thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố, cụ thể như sau:
- Ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, Ban Quản lý dự án đã có Công văn số 9332/BQLDAQHTP ngày 09 tháng 12 năm 2021 trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét;
- Ủy ban nhân dân Thành phố có Công văn số 4421/UBND-TH ngày 28 tháng 12 năm 2021 thông qua nội dung và hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ban Quản lý dự án có Tờ trình số 108/TTr-BQLDAQHTP ngày 07 tháng 01 năm 2022 trình Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để tổ chức thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố theo quy định.
- Ngày 08 tháng 3 năm 2022, Hội đồng thẩm định đã tổ chức họp thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố.
2. Việc quản lý thực hiện các quy hoạch theo quy định
- Các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hiện nay đang được Thành phố áp dụng thực hiện để thay thế việc quản lý nhà nước khi quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu bị bãi bỏ bao gồm:
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu QCVN 01: 2013/BCT ban hành theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước QCVN 10: 2015/BCT ban hành theo Thông tư số 47/2015/TT-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01: 2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCXDVN 07: 2016/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu QCVN 01: 2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công Thương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
+ Các quy định liên có quan gồm: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, quy định pháp lý về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,...
- Ngoài ra, nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước không có khoảng trống pháp lý trong khi các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được các Bộ, ngành Trung ương ban hành, Thành phố đã có văn bản chỉ đạo các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức về việc cấp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề (kinh doanh vũ trường; kinh doanh karaoke (xoa bóp); dịch vụ massage; kinh doanh, chiết nạp, tồn trữ khí dầu mỏ hóa lỏng LPG; sản xuất, bán buôn, bán lẻ hóa chất)[1].
3. Các vướng mắc chính và kiến nghị Bộ ngành trung ương các biện pháp giải quyết:
(1) Theo Khoản 5 Điều 5 Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch quốc gia bao gồm “Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn”.
Theo Khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch: “Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh”.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: “Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cáp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn”
Vì vậy, để đảm bảo quy hoạch đô thị (theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009) phù hợp với quy hoạch Thành phố (theo Luật quy hoạch năm 2017), Đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (quy hoạch đô thị) đang được lập phải phù hợp với phương án quy hoạch hệ thống đô thị trong quy hoạch Thành phố (bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định...). Do đó, kiến nghị các cơ quan trung ương có hướng dẫn về nội dung này để bảo đảm sự phù hợp giữa các loại quy hoạch (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị).
(2) Kiến nghị các Bộ, ngành trung ương hướng dẫn nội dung mang tính chất “khung” của quy hoạch cấp trên để quy hoạch cấp dưới (quy hoạch tỉnh) tuân thủ; đồng thời, có hướng dẫn xây dựng nội dung tích hợp trong quy hoạch tỉnh để các địa phương triển khai thực hiện đúng hướng, hạn chế việc chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình lấy ý kiến thẩm định các Bộ, ngành đối với quy hoạch.
(3) Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cấu trúc dữ liệu chuẩn cần tích hợp trong GIS ở các cấp độ quy hoạch, nhất là quy hoạch tỉnh, đê sau khi các loại quy hoạch được lập và quyết định hoặc phê duyệt thì có thể tích hợp thành dữ liệu chung (big data) ở cấp độ quốc gia, cấp vùng.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ
1. Tổng hợp số liệu về kế hoạch vốn đầu tư trong năm
1.1 Vốn Ngân sách Trung ương
Tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nguồn vốn Ngân sách Trung ương cho Thành phố là 3.827,683 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước là 211,890 tỷ đồng;
- Vốn ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương là 3.615,793 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao và phân bổ chi tiết tại Quyết định số 4811/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 với tổng số vốn là 3.827,683 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước là 211,890 tỷ đồng[2];
- Vốn ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương là 3.615,793 tỷ đồng.
Ngày 29 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 4383/QĐ-UBND theo đó điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương với số vốn giảm là 835,693 tỷ đồng.
1.2 Vốn ngân sách địa phương:
Tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020, Hội đồng nhân dân Thành phố đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2021 của Thành phố với tổng số vốn là 31.921,535 tỷ đồng và dự phòng kế hoạch đầu tư công năm 2021 là 55 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao và phân bổ chi tiết tại Quyết định số 4811/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 với tổng số vốn là 31.921,535 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn Ngân sách Thành phố là 22.987 tỷ đồng;
- Vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 8.934,535 tỷ đồng.
Trong bối cảnh cần tạo nguồn ngân sách bổ sung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng như đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư công của Thành phố đã giao trong năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố đã thông qua điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 tại Nghị Quyết số 100/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021, theo đó:
- Điều chỉnh giảm vốn của các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp theo đề xuất của các chủ đầu tư và các dự án chưa triển khai thi công (chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu) với tổng số vốn điều chỉnh giảm là -6.444,725 tỷ đồng.
- Điều chỉnh tăng vốn cho các dự án có khả năng giải ngân vốn cao với tổng số vốn điều chỉnh tăng là 3.794,186 tỷ đồng.
- Kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách địa phương của Thành phố sau khi điều chỉnh là 29.270,996 tỷ đồng.
Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 4162/QĐ-UBND giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công năm 2021 điều chỉnh theo đúng phương án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố chấp thuận tại Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- Sau khi điều chỉnh, tổng vốn Kế hoạch đầu tư công năm 2021 của Thành phố là 32.262,986 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn cân đối từ Ngân sách Trung ương giải ngân là 2.991,990 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước là 211,890 tỷ đồng.
- Vốn ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương là 2.780,1 tỷ đồng.
b) Vốn cân đối ngân sách địa phương là 29.270,996 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn Ngân sách Thành phố là 20.336,461 tỷ đồng.
- Vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 8.934,535 tỷ đồng.
Kế hoạch đầu tư công năm 2021 được Thành phố giao theo đúng quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 và nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, trong đó tập trung cho các dự án ODA, vốn đối ứng ODA, vốn góp Ngân sách Thành phố tham gia dự án PPP, các công trình chuyển tiếp hoàn thành trong năm; công trình trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng xã hội; các dự án thuộc Đề án Đô thị thông minh; giáo dục đào tạo, y tế;... Qua đó, đã tạo nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giáo dục, y tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là phục vụ nhiệm vụ phục hồi kinh tế Thành phố trong và sau dịch Covid-19.
2. Kết quả huy động và giải ngân vốn đầu tư trong kỳ
Theo nội dung Báo cáo sổ 916/KBTPHCM-KSCĐP ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Kho bạc Nhà nước Thành phố về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của Thành phố, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021 của Thành phố đã giải ngân đến hết năm 2021 là 19.721,157 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 61,13% tổng kế hoạch vốn giao (32.262,986 tỷ đồng).
a) Vốn cân đối từ Ngân sách Trung ương giải ngân là 1.041,092 tỷ đồng, đạt 34,8% tổng kế hoạch vốn giao trong năm 2021 (2.991,990 tỷ đồng), trong đó:
- Vốn Trung ương trong nước giải ngân là 174,253 tỷ đồng, đạt 82,24% tổng kế hoạch vốn giao trong năm (211,890 tỷ đồng).
- Vốn ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương giải ngân là 866,839 tỷ đồng, đạt 31,18% tổng kế hoạch vốn giao trong năm 2.780,100 tỷ đồng).
b) Vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân là 18.680,065 tỷ đồng, đạt 63,82% tổng kế hoạch vốn giao trong năm 2021 (29.270,996 tỷ đồng), trong đó:
- Vốn Ngân sách Thành phố giải ngân là 17.340,357 tỷ đồng, đạt 85,27% tổng kế hoạch vốn giao trong năm 2021 (20.336,461 tỷ đồng).
- Vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ giải ngân là 1.339,708 tỷ đồng, đạt 15% tổng kế hoạch vốn giao trong năm (8.934,535 tỷ đồng).
Do chịu tác động của dịch COVID-19, Thành phố đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp theo kế hoạch thúc đẩy các dự án đầu tư nhằm góp phần phục hồi kinh tế Thành phố trong và sau dịch COVID-19, theo đó nếu chỉ tính riêng tỷ lệ giải ngân vốn cân đối từ Ngân sách Thành phố (không bao gồm vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ) thì tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương của Thành phố cả năm 2021 đạt 85,27% tổng kế hoạch vốn giao. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, đặc biệt tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA của Thành phố vẫn còn hạn chế.
3. Nguyên nhân chậm giải ngân vốn:
Như đã trình bày ở trên, việc triển khai thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 vẫn còn chậm. Điều này là do các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân chính như sau:
3.1. Ảnh hưởng của dịch covid-19 trên địa bàn Thành phố trong thời gian vừa qua:
- Vướng mắc do giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến. Nguồn cung ứng cũng như việc vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị trong và ngoài nước không đáp ứng liên tục, đầy đủ và giá cả hợp lý.
- Không thể huy động số lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề và người lao động ở mức độ tối thiểu để đảm bảo khả năng thi công liên tục đáp ứng tiến độ thực hiện dự án. Số lượng lớn công nhân đã di chuyển khỏi Thành phố khi dịch bệnh chuyển biến phức tạp nên việc huy động đầy đủ số lượng rất khó khăn. Chuyên gia nước ngoài, các công nhân, chuyên gia, tư vấn của các nhà thầu cũng phải thực hiện quy định về nhập cảnh, giãn cách của địa phương tương ứng với tình hình dịch bệnh.
- Các chủ đầu tư dự án đều phải ưu tiên nguồn lực về con người cho công tác chống dịch tại Thành phố. Giải quyết vấn đề tiêm ngừa, xét nghiệm cho các cán bộ kỹ thuật, công nhân còn chậm so với tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp.
3.2. Ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
- Quá trình thẩm định phê duyệt phương án giá bồi thường, chậm do chưa được sự phối hợp đồng thuận của người dân. Tác động của đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công do không thể tổ chức tập trung người dân.
- Khi báo cáo, đề xuất phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường, các đơn vị thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa báo cáo cụ thể và đầy đủ về pháp lý liên quan đến việc thực hiện dự án như chủ trương đầu tư công, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch vốn, tái định cư... dần đến việc chậm phê duyệt phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường.
- Một số trường hợp tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá không đủ năng lực nên Chứng thư thẩm định giá lập chưa đạt chất lượng về việc thu thập thông tin thị trường, xây dựng tỷ lệ chứng minh, đề xuất cân đối giá cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định phê duyệt phương án giá bồi thường.
3.3. Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công trong nước:
- Một số chủ đầu tư đã có khối lượng thực hiện, tuy nhiên chưa hoàn tất thủ tục giải ngân với Kho bạc Nhà nước Thành phố.
- Một số chủ đầu tư có thay đổi nhân sự dẫn đến có khó khăn trong công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Chậm trong các công tác nghiệm thu hoàn thành, quyết toán dự án, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, dự toán: thời gian qua các chủ đầu tư cũng như các Sở ngành đều phải thực hiện công tác phòng chống dịch, dẫn đến nhân lực thực hiện các công tác chuyên môn đầu tư công còn gặp khó khăn, một số hồ sơ trong giai đoạn chống dịch không được tiếp nhận.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công còn chậm theo kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân phần vốn bố trí cho công tác thực hiện thi công dự án. Tác động của đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công cũng như tiến độ thi công dự án do không thể tổ chức tập trung người dân, lực lượng xây dựng[3]...
3.4. Đối với công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
- Với tác động của đại dịch Covid-19, việc thực hiện các dự án vốn nước ngoài bị ảnh hưởng về tiến độ do các hoạt động có liên quan đều gắn với yếu tố nước ngoài từ việc nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát....
- Một số dự án đã hết thời gian Hiệp định đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện như Dự án Vệ sinh môi trường thành phố - giai đoạn 2.
- Một số dự án đang trình Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thủ tục đàm phán ký kết Thỏa thuận vay bổ sung như Dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, Dự án xây dựng tuyến Metro số 1, Dự án xây dựng tuyến Metro số 2.
- Quy trình và thủ tục quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ theo quy định pháp luật (Điều 23, 25, 34 Luật Đầu tư công năm 2019, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài) còn phức tạp, chưa phù hợp thực tế... làm ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án, ký kết Hiệp định như Dự án Phát triển Giao thông xanh Thành phố.
- Hội đồng thẩm định thiết kế kỹ thuật chưa phê duyệt dự toán chi phí Hợp đồng dịch vụ Tư vấn chung làm cơ sở để Chủ đầu tư ký kết Phụ lục hợp đồng và thực hiện thủ tục thanh toán cho Tư vấn Dự án xây dựng tuyến Metro số 1.
4. Tình hình nợ đọng vốn đầu tư: Không có.
5. Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư: Hiện nay, Thành phố chưa phát hiện việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư (Kèm theo phụ biểu 01).
6. Các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022
Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong công tác thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 và các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục chỉ đạo các Sở Ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức, các Tông Công ty, Công ty nhà nước thuộc Thành phố quản lý, các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
- Đối với các dự án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố chấp thuận kéo dài thời gian bố trí vốn trong giai đoạn 2021 - 2025, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm rà soát, thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan điều chỉnh thời gian thực hiện dự án theo quy định và đồng thời có biện pháp hiệu quả hạn chế việc trình kéo dài thời gian thực hiện dự án trong thời gian tới. Trường hợp đến hết giai đoạn trung hạn 2021 - 2025, các dự án này vẫn chưa hoàn thành và các trường hợp khác phát sinh, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo kịp thời nguyên nhân, khả năng tiếp tục triển khai của dự án để Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đối với dự án, công trình thuộc ngành, lĩnh vực đơn vị mình phụ trách. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư dự án tại thực địa công trình, dự án để kịp thời nắm bắt và giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Thủ trưởng các Sở Ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các chủ đầu tư trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, đơn vị mình; đôn đốc các nhà thầu thực hiện nghiêm quy định về thanh toán, quyết toán giá trị công trình và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình trạng các nhà thầu triển khai chậm trễ, không đảm bảo năng lực, chất lượng, tiến độ, không thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
- Chủ đầu tư các dự án chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai, lập kế hoạch tiến độ thực hiện giải ngân dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình triển khai hàng tháng để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn trong năm.
- Căn cứ tình hình, tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét xây dựng kế hoạch điều chuyển vốn của các dự án có năng lực giải ngân thấp, sang dự án có khả năng giải ngân cao trong năm và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022, đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao và giải ngân có hiệu quả.
- Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để xem xét khen thưởng, kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của tập thể, cá nhân người đứng đầu các cơ quan đơn vị được giao kế hoạch đầu tư công năm 2022.
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư
Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020; đồng thời, ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 - 2020 (Chương trình cấp bù lãi vay kích cầu cho các dự án).
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư chương trình
Năm 2021, Thành phố kéo dài thời gian thực hiện Chương trình cấp bù lãi vay kích cầu cho các dự án; không thực hiện thẩm định, phê duyệt chương trình đầu tư công mới.
3. Tình hình thực hiện chương trình
Thành phố phân khai vốn hỗ trợ lãi vay cho 371 dự án theo Chương trình kích cầu của Thành phố với tổng số vốn là 462,1 tỷ đồng; giải ngân vốn hỗ trợ lãi vay cho các dự án với tổng số vốn là 353,68 tỷ đồng, đạt 76,54%; đồng thời tiếp nhận và xử lý 12 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình kích cầu đầu tư.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Chương trình đầu tư |
Chủ chương trình |
Kế hoạch |
Giải ngân |
Tỷ lệ |
1 |
Chương trình cấp bù lãi vay kích cầu cho các dự án |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
462.103 |
353.68 |
76,54% |
4. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết: Không có (Kèm theo phụ biểu 02).
V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Qua trích xuất dữ liệu từ Hệ thống thông tin nghiệp vụ về giám sát, đánh giá đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư[4], tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn Thành phố trong năm 2022 như sau:
1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư
- Số dự án có kế hoạch chuẩn bị chủ trương đầu tư trong kỳ là 666 dự án, trong đó có 49 dự án nhóm A, 319 dự án nhóm B và 298 dự án nhóm C.
- Số dự án được thẩm định chủ trương trong kỳ là 209 dự án, trong đó có 06 dự án nhóm A, 05 dự án nhóm B và 198 dự án nhóm C.
- Số dự án có quyết định chủ trương trong kỳ là 221 dự án, trong đó có 05 dự án nhóm A, 07 dự án nhóm B và 209 dự án nhóm C.
2. Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư
- Số dự án có kế hoạch lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong kỳ là 355 dự án, trong đó có 03 dự án nhóm A, 38 dự án nhóm B và 314 dự án nhóm C.
- Số dự án được thẩm định trong kỳ là 439 dự án, trong đó có 01 dự án nhóm A, 01 dự án nhóm B và 437 dự án nhóm C.
- Số dự án có quyết định đầu tư trong kỳ là 552 dự án, trong đó có 01 dự án nhóm A, 01 dự án nhóm B và 550 dự án dự án nhóm C.
3. Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán
Sau khi các dự án được quyết định đầu tư, các đơn vị thực hiện theo quy trình, thủ tục về lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán theo quy định.
4. Tình hình thực hiện các dự án
4.1. Việc quản lý thực hiện dự án
Sau khi dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết để thực hiện từng dự án cụ thể.
4.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư
Số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ là: 4.212 dự án, trong đó:
- Số dự án chuyển tiếp: 3.293 dự án.
- Số dự án khởi công mới trong kỳ: 919 dự án.
4.3. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư
- Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2021 đạt 100% dự toán vốn Ngân sách Thành phố của Hội đồng nhân dân Thành phố và đạt 100% dự toán vốn Ngân sách Trung ương của Thủ tướng Chính phủ giao. Kế hoạch đầu tư công năm 2021 được Thành phố giao theo đúng quy định của Luật Đầu tư công 2019 và nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, trong đó đã tập trung cho các dự án ODA, vốn đối ứng ODA, vốn góp ngân sách thành phố tham gia thực hiện dự án PPP, các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm; công trình trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng xã hội; các dự án thuộc Đề án Đô thị thông minh; giáo dục đào tạo, y tế;... Qua đó, đã tạo nguồn lực cho các công trình, dự án trọng diêm của Thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giáo dục, y tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
- Việc quyết toán vốn hoàn thành theo đúng quy định. Ưu tiên bố trí vốn kế hoạch vốn để thanh toán cho các dự án có khối lượng hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật, đã được nghiệm thu và hồ sơ đủ thủ tục theo quy định.
4.4. Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu
- Công tác điều hành, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 được các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và chủ đầu tư tập trung thực hiện có hiệu quả. Hồ sơ, thanh toán được chủ đầu tư lập và nộp Kho bạc Nhà nước Thành phố ngay khi có khối lượng nghiệm thu. Công tác đề xuất điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp điều chuyển sang các dự án có tỷ lệ giải ngân cao và có khả năng hoàn thành dứt điểm trong năm được các Sở ngành, quận, huyện và chủ đầu tư quán triệt thực hiện góp phần hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân năm 2021 của Thành phố.
- Các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc và chấp hành các quy định về quản lý đầu tư. Hầu hết nhân sự tại các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư đều có đầy đủ các chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định. Các nhà thầu được lựa chọn đáp ứng theo yêu cầu của gói thầu.
4.5. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền
- Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Thành phố và quyết tâm thực hiện của các ngành, các cấp, đến nay công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quan tâm đây nhanh thực hiện. Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các chủ đầu tư nhìn chung còn chậm so với tiến độ dự kiến, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của các dự án xây lắp liên quan.
- Các chủ đầu tư ở Sở ngành, quận, huyện có nhiều dự án, chưa quan tâm đến việc kiểm tra, xử lý các nhà thầu hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, ký hợp đồng sơ sài khi có vi phạm khó xử lý, năng lực một số chủ đầu tư các dự án trường học, bệnh viện còn hạn chế.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia nước ngoài không thể hoặc còn chậm nhập cảnh vào Việt Nam và thiết bị, máy móc phục vụ cho dự án còn chậm nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Tình hình khai thác, vận hành dự án đã hoàn thành
Trong năm 2021, tổng số dự án đã đưa vào vận hành 1.656 dự án, bao gồm 02 dự án nhóm A, 91 dự án nhóm B và 1.563 dự án nhóm C. Trong đó có 57 dự án phát hiện vấn đề về kỹ thuật và không hiệu quả gồm 05 dự án nhóm B và 52 dự án nhóm C.
6. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết
Đối với các dự án đã được phê duyệt, Thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tránh kéo dài làm tăng chi phí bồi thường và phát sinh các chi phí khác dẫn đến phải điều chỉnh dự án, giảm hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến các dự án khác nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng (Kèm theo phụ biểu 03).
VI. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
1. Tình hình xây dựng và công bố danh mục dự án
Trong năm 2021, Thành phố chưa có dự án nào được Quyết định chủ trương đầu tư nên không thực hiện công bố danh mục dự án theo quy định.
2. Tình hình thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Trong năm 2021, trên địa bàn Thành phố không có dự án nào hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng.
3. Tình hình thực hiện Hợp đồng dự án
Trong năm 2021, không có thêm dự án nào được ký kết hợp đồng. Hiện nay, Thành phố vẫn đang tiếp tục triển khai 22 dự án đã được ký kết hợp đông trước đó.
4. Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án
Đối với các dự án đã ký kết hợp đồng chính thức, các bên chấp hành theo quy định của pháp luật và các điều khoản của Họp đông về quản lý đầu tư xây dựng.
5. Tình hình khai thác, vận hành dự án
Trong năm 2021, chưa có dự án nào thực hiện thủ tục hoàn thành và đưa vào sử dụng, vận hành.
6. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền
Do Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới có hiệu lực thi hành và chưa có dự án PPP nào được triển khai từ bước quyết định chủ trương đầu tư. Vì vậy, chưa có khó khăn vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền.
(Kèm theo phụ biểu 04).
VII. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC
1.1. Tình hình cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đầu tư trong năm 2021
- Cấp mới: tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 659 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,03 tỷ đô-la Mỹ.
- Điều chỉnh: trong số các dự án được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 188 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4,24 tỷ đô-la Mỹ (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn).
- Góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp 2.368 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương khoảng 1,94 tỷ đô-la Mỹ.
Như vậy, trong năm 2021 giá trị vốn đầu tư nước ngoài, tính chung cấp mới và vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt 7,23 tỷ đô-la Mỹ (bằng 138,48% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2020).
Phân loại theo loại dự án, hình thức đầu tư, ngành nghề/lĩnh vực hoạt động và quốc tịch của Nhà đầu tư cụ thể như sau:
1.1.1. Phân loại theo hình thức đầu tư
TT |
Hình thức đầu tư |
Số dự án |
Vốn đầu tư (USD) |
1 |
100% vốn nước ngoài |
601 |
566.621 114 |
2 |
Liên doanh |
58 |
470.661.803 |
Tổng cộng |
659 |
1.037.282.917 |
1.1.2. Phân loại theo quốc tịch Nhà đầu tư và số vốn đầu tư
- Đứng đầu danh sách các quốc gia có số dự án đầu tư nhiều nhất là: Singapore (107 dự án), Hàn Quốc (81 dự án), Nhật Bản (58 dự án), Hoa Kỳ (43 dự án), Trung Quốc (Hồng Kông) (34 dự án), Vương quốc Anh (32 dự án), Trung Quốc (28 dự án)...
- Các quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất là: Singapore (366,086 triệu USD), Nhật Bản (362,456 triệu USD), Hàn Quốc (125,96 triệu USD), Hà Lan (87,47 triệu USD), Trung Quốc (13,16 triệu USD), BritishVirginlslands (11,83 triệu USD)...
1.1.3. Giải thể, chấm dứt hoặc tạm ngưng hoạt động
Bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, toàn Thành phố có 155 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động, với tổng vốn đầu tư 162,11 triệu đô-la Mỹ.
1.2. Dự án còn hiệu lực tính từ ngày 01 tháng 01 năm 1988 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
Trên địa bàn Thành phố hiện nay có 10.460 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới, tăng vốn khoảng là 52,93 tỷ đô-la Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước).
2. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án
Trong giai đoạn trước đây, Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư định kỳ theo quy định tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 (hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) và Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hết hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 2021).
Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư (thay thế Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về giám sát và đánh giá đầu tư), trong đó tại điểm d khoản 4 Điều 101 của Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định về cập nhật thông tin, báo cáo của chủ đầu tư, nhà đầu tư, chủ dự án thành phần: “...d) định kỳ hằng quý tổng hợp thông tin trên Hệ thống và lập báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, chủ dự án thành phần và gửi cơ quan có thẩm quyền trên Hệ thống”. Như vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư nhưng Thông tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ban hành.
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực và quy định mẫu biểu phục vụ công tác báo cáo giám sát, báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư gồm:
- Điều 72 của Luật Đầu tư năm 2020 quy định đối tượng báo cáo là Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; hình thức báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
- Điều 102 và Điều 104 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định đối tượng báo cáo là tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư và gửi báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
- Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT) quy định: “Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư phải đánh giá kết thúc”. Tuy nhiên, Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT được ban hành căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (hết hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 2021).
Như vậy, theo Điều 101 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu báo cáo qua Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng hiện nay Hệ thống này vẫn chưa có biểu mẫu thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư được điện tử hóa. Trong khi đó, các biểu mẫu báo cáo giám sát, đầu tư để Nhà đầu tư thực hiện báo cáo theo quy định thì chưa có Thông tư hướng dẫn.
Các quy định nêu trên đã gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan đăng ký đầu tư do chưa có biểu mẫu mới để yêu cầu các Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế báo cáo giám sát, đầu tư và trong quá trình triển khai thực hiện dự án, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư cần phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định thì không thực hiện được.
Hiện nay, Thành phố đã lập đề cương, kế hoạch chi tiết xây dựng chương trình quản lý, tổng hợp, thống kê báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư biểu mẫu, báo cáo trực tuyến thông qua việc cấp tài khoản trên mạng (tương tự chương trình quản lý báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư công); sẽ ứng dụng chữ ký số để các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo trực tuyến không cần phải gửi báo cáo bằng văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư, góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cũng như không gian lưu trữ báo cáo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc này cũng góp phần thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Ngoài ra, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Luật Đầu tư năm 2020 đã có hiệu lực thi hành. Vì vậy, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thống nhất các nội dung báo cáo tại các Thông tư (Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015; Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016; Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021) theo hướng có thể thống nhất sửa đổi, bổ sung thành 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật chung, trong đó quy định một số chỉ tiêu chính cần phải báo cáo, biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn chi tiết các tiêu chí cụ thể để thực hiện.
Trong năm 2021, số lượng tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có báo cáo giám sát đầu tư (theo Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bao gồm việc báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư khi thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư) khoảng 2.202 dự án, chiếm khoảng 21,06% tổng số dự án thực hiện báo cáo, còn thấp so với số lượng dự án đã được cấp phép. Đánh giá chung đối với nội dung báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận trong năm 2021, cụ thể như sau:
- Chất lượng các báo cáo định kỳ của các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư mang tính chất kê khai, sơ sài, chưa cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin theo yêu cầu, chưa nêu rõ cụ thể tình hình triển khai, thực hiện dự án, chưa cập nhật tình hình thực hiện dự án đến thời điểm báo cáo.
- Các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư không nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư nên chưa thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, nguyên nhân một phần cũng do các quy định chế độ báo cáo có nhiều mục không cần thiết, thông tin bị trùng lắp, quy định còn mâu thuẫn (về hình thức báo cáo). Hơn nữa, quy định báo cáo giám sát đầu tư tại Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay đã hết hiệu lực nên cơ quan đăng ký đầu tư không có cơ sở để yêu cầu các tổ chức kinh tế báo cáo định kỳ như các năm trước. Do đó, khi các Nhà đầu tư gửi báo cáo bản giấy theo mẫu biểu tại Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn tiếp tục tiếp nhận, cập nhật và theo dõi tình hình hoạt động dự án.
Ngoài ra, theo thông tin từ các báo cáo nhận được, các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư vẫn đang thực hiện theo tiến độ và mục tiêu đã được quy định tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
Việc góp vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp (trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); tiến độ góp vốn thực hiện dự án được thực hiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP đã có hiệu lực. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm ban hành Thông tư thay đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT cho phù hợp quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.
Do vậy, Cơ quan đăng ký đầu tư không có cơ sở để yêu cầu các tổ chức kinh tế báo cáo định kỳ như các năm trước, khi các Nhà đầu tư gửi báo cáo bản giấy theo mẫu biểu tại Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT thì vẫn tiếp tục tiếp nhận, theo dõi về kê khai các nội dung kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động trong báo cáo của doanh nghiệp.
Theo nội dung một số báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các Nhà đầu tư/tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản... theo đúng quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
Vì vậy, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định quản lý chuyên ngành có liên quan.
Thời gian qua, Thành phố đã chủ động giám sát chặt chẽ đối với các dự án sản xuất do đây là các dự án có tác động đến nhiều yếu tố như môi trường, lao động, tài nguyên. Để đảm bảo nguyên tắc “không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên”, khi xem xét, thẩm định dự án phải đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu nêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện lấy ý kiến các Sở, ngành, quận, huyện như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức đối với từng dự án cụ thể. Song song đó, đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, các cơ quan chuyên môn phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (trong trường hợp cần thiết) hoặc Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Công an Thành phố tùy trường hợp cụ thể. Đối với các hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài thực hiện tại khu vực xã ven biên, biên giới đều phải có ý kiến thẩm định của các cơ quan công an, quân sự có liên quan để đánh giá cụ thể về công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng của khu vực.
- Quá trình chấp thuận đầu tư các dự án có sử dụng đất: trong tất cả các dự án đầu tư có sử dụng đất, các dự án sản xuất, Thành phố luôn yêu cầu nhà đầu tư phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về môi trường, như phải có báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với các dự án phải có đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 75 Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
- Đối với quá trình triển khai thực hiện dự án: Thành phố quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thành phố đã hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện đúng quyết định chủ trương đầu tư/chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quy định pháp luật hiện hành; phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư của các chủ đầu tư; phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư; đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ, giải quyết kịp thời, cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện các dự án.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa ban hành Thông tư hướng dẫn công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên Thành phố chưa có cơ sở lập kế hoạch kiểm tra các dự án theo quy định. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thiết sớm ban hành Thông tư thay đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư nêu trên cho phù hợp quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định cụ thể 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với Nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các Nhà đầu tư khi thực hiện đăng ký đầu tư đều đảm bảo đáp ứng các điều kiện cho các dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Đến thời điểm hiện nay, thông qua báo cáo của các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đang thực hiện các điều kiện đầu tư theo quy định pháp luật, chưa phát hiện hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động cũng như chưa nhận thông tin phản ánh hành vi vi phạm của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
8. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư
Trong quá trình xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, căn cứ hồ sơ đề nghị của Nhà đầu tư và quy định pháp luật hiện hành, Thành phố ghi nhận ưu đãi đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Dự án được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ như sau:
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi: Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh có liên quan.
3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi: không
4. Ưu đãi khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế (nếu có)
Cơ sở pháp lý của ưu đãi: Theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt (nếu có): Theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó Chương III quy định các nội dung liên quan ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, đặc biệt có quy định về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao... thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia trong thời gian qua còn gặp khó khăn do quy định việc đề xuất các chính sách ưu đãi vượt trội đều phải đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ hoặc Quốc hội xem xét, quyết định. Quá trình này thường tốn nhiều thời gian có thể ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, Điều 20 của Luật Đầu tư 2020 đã quy định về hình thức ưu đãi đầu tư đặc biệt nhưng hiện còn phải chờ một số hướng dẫn chi tiết từ Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành.
9. Các vướng mắc phát sinh và kiến nghị giải pháp xử lý
9.1. Vướng mắc trong quá trình sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và thi hành pháp luật
- Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Theo đó, Hệ thống đã bổ sung chức năng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư nhưng chưa có chức năng báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư theo quy định.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư chưa có chức năng cập nhật tình trạng: tình hình vi phạm của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; tình trạng chấm dứt hoạt động dự án (do vi phạm, theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài; giải thể doanh nghiệp; chuyển thành doanh nghiệp trong nước hoặc theo quyết định của nhà đầu tư; chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư) để phân loại, tổng hợp chi tiết theo tình hình thực tế quản lý nhà nước về đầu tư.
- Sự không thống nhất trong các quy định gây khó khăn trong quá trình áp dụng cho Nhà đầu tư/Tổ chức kinh tế thực hiện dự án, cụ thể: đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (sử dụng nguồn vốn khác), Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và Điều 72 Luật Đầu tư năm 2020 quy định hình thức báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
- Các nhà đầu tư chưa thật sự chú ý và quan tâm đến việc thực hiện đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để báo cáo tình hình thực hiện trực tuyến theo quy định.
- Một số Nhà đầu tư đã chuyển địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án hoặc không tiếp tục triển khai dự án nhưng không thông báo đến các Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài chưa có chức năng quản lý, theo dõi loại dự án đầu tư sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
9.2. Về các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư tại Luật Đầu tư năm 2020
Quá trình triển khai Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư và quy định của pháp luật về nhà ở, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy có một số vướng mắc cần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, cụ thể như sau:
9.2.1. Vướng mắc liên quan đến quá trình chuẩn bị dự án đầu tư:
9.2.1.1. Về lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án thông qua hình thức đấu giá, đấu thầu:
- Tại Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư như sau:
“1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
…
4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.”.
- Tại Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020 quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
“1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”
- Như vậy, đối với các dự án do Thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (nguồn gốc đất là đất hỗn hợp, không phải là đất công) hoặc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (đất công), không thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu đầu tư dự án là khu thương mại, dịch vụ, văn phòng (không có chức năng ở và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020) có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án hay không.
9.2.1.2. Về ghi nhận thông tin Nhà đầu tư đồng thời làm Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
- Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở như sau:
“Điều 18. Các trường hợp lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở
Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở (bao gồm cả dự án có thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để người dân xây dựng nhà ở) được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Nhà đầu tư trúng đấu thầu hoặc trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở nếu có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở 2014, khoản 2 Điều 119 của Luật Đất đai 2013 và pháp luật về kinh doanh bất động sản thì nhà đầu tư đó được làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;
2. Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây và có đủ các điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan thì trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại:
a) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp;
b) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở;
c) Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.”
- Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không quy định việc xác định Nhà đầu tư làm Chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà ở thương mại (Luật Đầu tư chỉ quy định trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư).
- Tại Mẫu A.II.3 (Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (Khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư, điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)); Mẫu A.II.4 (Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (Khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư, các Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)); Mẫu A.II.5 (Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (Khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư, điểm đ khoản 2 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có nội dung ghi nhận thông tin Nhà đầu tư đồng thời là chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại.
9.2.1.3. Về chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư của dự án phát triển nhà ở
- Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ) quy định:
“2. Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây và có đủ các điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan thì trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;
a) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp;
b) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở;
c) Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.”
- Nghị định số 30/2021/NĐ-CP chỉ quy định việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bao gồm các trường hợp 100% đất ở, hoặc ở hỗn hợp (nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai); không quy định cụ thể đối với trường hợp có pháp lý hoàn toàn là đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh, đất thương mại dịch vụ.
- Như vậy, trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân Thành phố không có cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở trong trường hợp dự án hoàn toàn có nguồn gốc là đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh, đất thương mại, dịch vụ. Trong khi đó, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ không quy định về việc thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư đối với trường hợp này.
9.2.1.4. Về thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án thành phần thuộc dự án khu đô thị đã được chấp thuận chủ trương theo quy định của pháp luật trước thời điểm Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực
- Thực tế cho thấy trong quá trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần trong khu đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trước đây thường theo hình thức là các Quyết định giao đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai. Theo đó, nội dung tại các Quyết định giao đất cho Nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị thường theo hai trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Quyết định giao đất cho Nhà đầu tư cấp 1 để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau khi hoàn thành thì Nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao lại khu đất cho Nhà nước để thực hiện giao đất cho các Nhà đầu tư cấp 2 để thực hiện dự án thành phần.
+ Trường hợp 2: Quyết định giao đất cho Nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu đô thị.
- Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 116 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 116. Thực hiện dự án đầu tư đã thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
1. Nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành mà không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này, trừ trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 117 của Nghị định này.
3. Giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương quy định tại khoản 1 Điều này là văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định chủ trương đầu tư hoặc cho phép, chấp thuận đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, đô thị, đấu thầu, doanh nghiệp có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản, quyết định này.
Điều 117. Điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
3. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 77 của Luật Đầu tư và nội dung điều chỉnh thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư”
- Tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).”
- Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 116 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Quyết định giao đất cho Nhà đầu tư để thực hiện dự án khu đô thị được xem là chủ trương thực hiện dự án trước khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực. Khi đó, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy có vướng mắc như sau:
+ Đối với trường hợp 1: khi Quyết định giao đất chỉ cho phép Nhà đầu tư cấp 1 thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, không bao gồm phê duyệt chủ trương thực hiện dự án thành phần, thì hiện nay Nhà đầu tư cấp 2 đề nghị thực hiện dự án thành phần tại khu đô thị thì dự án có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hay không.
+ Đối với trường hợp 2: khi Quyết định giao đất cho phép Nhà đầu tư cấp 1 được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đầu tư khu đô thị. Đến nay, một số dự án thành phần vẫn chưa triển khai thực hiện (chưa được giao đất) và đề nghị được tiếp tục chuyển tiếp theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 thì các dự án thành phần này có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hay không. Trường hợp các dự án thành phần này được chuyển nhượng cho Nhà đầu tư khác hoặc có dự án thay đổi các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư so với tổng thể dự án khu đô thị đã phê duyệt thì có thuộc trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư hay không.
9.2.1.5. Về phạm vi, phương thức đầu tư, quản lý đối với các công trình hạ tầng xã hội thuộc dự án phát triển nhà ở
- Tại Điều 15 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, quy định về trách nhiệm xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như sau:
“Điều 15. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở.
2. Chủ đầu tư dự án phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt; trường hợp phải xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo quyết định phê duyệt dự án hoặc theo quyết định, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được phê duyệt và theo nội dung văn bản đã được chấp thuận.”
Điều 16. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng dự án nhà ở
4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Việc bàn giao nhà ở cho người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Như vậy, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có quy định Nhà đầu tư thực hiện bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư lại không hướng dẫn rõ về quy trình, thủ tục và cách thức xác định công trình hạ tầng xã hội nào phải bàn giao hoặc công trình hạ tầng xã hội nào Nhà đầu tư được tự quản lý khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở.
9.2.1.6. Về quy định liên quan đến việc sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh và thuê đất ngắn hạn trả tiền hàng năm cho đến khi thực hiện quy hoạch
- Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 82/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Theo đó, tại Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết có đặt ra yêu cầu nhiệm vụ như sau:
“g) Rà soát, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, xác định nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện lộ trình di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ sở giáo dục đào tạo, bệnh viện, cơ sở công nghiệp, sản xuất... ra ngoài trung tâm các đô thị theo phương án được phê duyệt; bàn giao quỹ đất sau di dời cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để xây dựng các công trình công cộng theo quy hoạch, ưu tiên xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình văn hóa, thể thao.”
- Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 2218/BTNMT-TCQLĐĐ về các vướng mắc của Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó, đối với nội dung đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến dự án sử dụng đất có nguồn gốc do Nhà nước cho thuê đất ngắn hạn trả tiền hàng năm cho đến khi thực hiện quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến tại Phụ lục đính kèm Công văn số 2218/BTNMT-TCQLĐĐ như sau:
“Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý và sẽ tổ chức giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyển sử dụng đất”.
- Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 quy định trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: “Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”.
- Tuy nhiên, một số trường hợp các đơn vị sử dụng đất ngắn hạn (hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm cho đến khi thực hiện quy hoạch hoặc khi hết hạn) theo công văn chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích thì có thực hiện thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai hay không. Ngoài ra, quy trình liên quan đến việc thực hiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất cũng cần có thời gian. Việc cho nhà đầu tư tiếp tục sử dụng ngắn hạn theo mục đích trước đây trong thời gian chờ thực hiện các thủ tục đấu giá cũng sẽ hiệu quả hơn.
9.2.1.7. Về tiêu chí xác định dự án phát triển nhà ở và dự án phát triển đô thị
Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định các nội dung cần lấy ý kiến thẩm định đối với các dự án phát triển khu đô thị khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
- Tại Điều 111 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“3. Nội dung lấy ý kiến thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở:
a) Các nội dung lấy ý kiến thẩm định như đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị trong chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). Trường hợp chương trình phát triển đô thị chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch chung hoặc quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt”.
- Tuy nhiên trên thực tế tiêu chí để xác định dự án nào là dự án phát triển nhà ở, và dự án nào là dự án phát triển khu đô thị lại không được quy định cụ thể tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
9.2.1.8. Về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư phải thẩm định:
“- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
- Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ”
- Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đất đai, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ và Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất và điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Như vậy, việc thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được thực hiện 2 lần (khi chấp thuận chủ trương đầu tư và khi thực hiện thủ tục giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
9.2.1.9. Về lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng đối với các trường hợp đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực ảnh hưởng an ninh quốc phòng
- Điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: “Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này”.
- Điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“4. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:
a) Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;
b) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.”
- Khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“4. Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;” .
Tuy nhiên, đối với các trường hợp này, cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) có văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an theo quy định thì nhận được phản hồi từ Bộ Quốc phòng như sau:
“Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội và quốc phòng; Văn phòng Bộ Quốc phòng chuyên lại văn bản trên, đề nghị Cơ quan báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi xin ý kiến Bộ Quốc phòng
Ủy ban nhân dân Thành phố xét thấy Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng là phù hợp quy định của Luật Đầu tư và cũng không trái quy định của Nghị định số 164/2018/NĐ-CP nên việc thực hiện theo đề nghị của Bộ Quốc phòng sẽ kéo dài thời gian xử lý hồ sơ.
9.2.1.10. Về xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước (M3) khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
- Tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định: “3. Việc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư được thực hiện như sau: b) Đã đăng tải Danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.
- Tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định thủ tục chấp thuận đầu tư cho trường hợp nêu trên như sau:
“2. Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định này được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư, tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ quy định tại điểm a khoản này để lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;
d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo gồm các nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư) và nhà đầu tư”.
- Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ và Điều 4 Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá sàn nộp Ngân sách Nhà nước được bên mời thầu xác định khi lập hồ sơ mời thầu.
- Tuy nhiên, như đã nêu trên, nếu chỉ có 1 nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định thì sẽ không tiến hành việc lập Hồ sơ mời thầu mà thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định nêu trên. Theo đó, Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không có điều khoản quy định về việc xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước khi thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư. Như vậy, Nhà đầu tư có phải nộp giá sàn hay không. Đồng thời, cơ quan nhà nước phải thực hiện xác định tại thời điểm nào.
9.2.1.11. Về việc xử lý phần đất, tài sản công nằm trong khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án:
Hiện nay, trong quá trình quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thành phố gặp khó khăn trong việc xử lý đất công, tài sản công như sau:
- Tại khu đất thực hiện dự án có chứa một phần diện tích đất do Cơ quan Đảng, Doanh nghiệp nhà nước, một số đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan quản lý nhà nước đang quản lý, sử dụng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 và Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công.
- Tại Điều 7 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại như sau: “1. Giữ lại tiếp tục sử dụng. 2. Thu hồi. 3. Điều chuyển. 4. Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 5. Chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý. 7. Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng. 8. Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Họp đông Xây dựng - Chuyển giao. Việc sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao thực hiện theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao. 9. Hình thức khác.”
- Tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định “7. Sửa đổi khoản 9 Điều 7 như sau: “9. Hình thức khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
- Tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) quy định như sau: “Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng mà sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận”.
- Như vậy, trong các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại không có quy định về hình thức xử lý tài sản công khi đấu thầu (không có hình thức Nhà nước quyết định sẽ giao cho Nhà đầu tư trúng thầu). Trong khi đó, một trong các hình thức sắp xếp, xử lý tài sản công là “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
- Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đối với các khu đất này phải thực hiện đấu giá theo quy định tại Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Như vậy, việc xử lý phân đất, tài sản công năm trong khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có một số nội dung sau cần làm rõ:
+ Các khu đất công này có phải tách ra để thực hiện đấu giá hay không; nếu phải đấu giá rồi thì có phải đấu thầu nữa hay không.
+ Trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có phải thực hiện sắp xếp, xử lý lại công sản nhà đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP hay không; nếu có thì sử dụng hình thức sắp xếp nào theo quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2017/NĐ-CP.
9.2.1.12. Về đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điểm b khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất:
“1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
…
b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;”
- Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp miễn đấu giá:
“Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:
…
b) Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này;”
- Điểm a khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai 2013 quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định:
“1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;”
- Tại Phụ lục II Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định: xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế thuộc Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Tại Phụ lục III Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định: Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.
Như vậy, dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc trường hợp miễn đấu giá quyền sử dụng đất
9.2.2. Khó khăn vướng mắc liên quan đến triển khai dự án đầu tư
9.2.2.1. Về thủ tục điều chỉnh các văn bản, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
- Điểm a Khoản 2 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
“2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”
- Khoản 3 Điều 116 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành mà không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này, trừ trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 117 của Nghị định này.
(...)
3. Giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương quy định tại khoản 1 Điều này là văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định chủ trương đầu tư hoặc cho phép, chấp thuận đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, đô thị, đấu thầu, doanh nghiệp có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản, quyết định này.”
- Khoản 3 Điều 117 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“3. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 77 của Luật Đầu tư và nội dung điều chỉnh thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định sau: (...)”
Như vậy đối với các dự án có nội dung điều chỉnh thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư và thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (cụ thể là các các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc cho phép, chấp thuận đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu, doanh nghiệp có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản, quyết định này), có thuộc trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 117 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hay không.
9.2.2.2. Về điều chỉnh/gia hạn thời gian hoạt động của dự án
- Khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:
“Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.”
- Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“Trừ trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư, nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư khi kết thúc thời hạn hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đó nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có); phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị);
b) Đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng đất).”.
- Điều 55 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Nhà đầu tư được điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, khoản 2 Điều 27 của Nghị định này và thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.
2. Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này được thực hiện như sau:
…
3. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, trong thời hạn tối thiểu 06 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy:
- Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP chưa có định nghĩa hay giải thích sự khác nhau giữa 2 khái niệm “điều chỉnh thời hạn” và “gia hạn thời hạn”. Vậy trong các trường hợp dự án đã hết thời hạn hoạt động theo nội dung được ghi nhận tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nay có nhu cầu tiếp tục hoạt động dự án thì cơ quan đăng ký đầu tư áp dụng quy định “điều chỉnh thời hạn” hay “gia hạn thời hạn”.
- Về thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh/gia hạn thời gian hoạt động của dự án:
+ Trước đây, thực hiện quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 9274/BKHĐT-ĐTNN ngày 30 tháng 10 năm 2015 nêu ý kiến: “Luật Đầu tư không có quy định về việc gia hạn đối với dự án đã hết hạn mà Nhà đầu tư không làm thủ tục điều chỉnh thời hạn hoạt động dự án trong thời kỳ Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực. Do đó không có căn cứ pháp lý để xem xét đề nghị của Nhà đầu tư.”. Căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư không xem xét điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án nếu thời điểm nộp hồ sơ của Nhà đầu tư sau thời điểm hết hạn được ghi nhận tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020:
++ Đối với các dự án có sử dụng đất, tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động của các dự án có sử dụng đất là “tối thiểu 06 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư”.
++ Đối với các dự án không sử dụng đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP chưa đề cập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh/gia hạn thời gian hoạt động của dự án.
+ Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: “Trừ trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư, nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư khi kết thúc thời hạn hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đó nếu đáp ứng các điều kiện...”.
9.2.2.3. Về điều chỉnh dự án thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2005 nhưng hiện dự án không thuộc danh mục thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020:
Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ thì dự án “Sản xuất thuốc lá điếu” thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 thì hoạt động “Sản xuất thuốc lá điếu” không thuộc Danh mục dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư. Ngoài ra, Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan cũng không quy định chuyển tiếp đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư “Sản xuất thuốc lá điếu” được đầu tư ở giai đoạn Luật Đầu tư năm 2005.
9.2.3. Về xác nhận tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Theo quy định pháp luật về đầu tư, trường hợp Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư để tiến hành tiếp thủ tục giải thể doanh nghiệp, thanh lý dự án đầu tư theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư chỉ cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư mà không phát hành bất kỳ văn bản nào xác nhận về việc Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đã hoàn tất thủ tục trên. Do đó, một số trường hợp Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gặp khó khăn khi liên hệ các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong việc thanh lý dự án, giải thể doanh nghiệp,... Vì vậy, Cơ quan đăng ký đầu tư phải có văn bản xác nhận tình trạng hoạt động của dự án để cung cấp cho doanh nghiệp, điều này làm phát sinh thêm thủ tục lẽ ra đã được tinh giản theo quy định của Luật Đầu tư.
9.2.4. Về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020 thì thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, đây là thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân Thành phố. Do đó, khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ phải chuẩn bị thêm hồ sơ, tài liệu để thực hiện quy trình tổ chức phiên họp Ủy ban nhân dân theo quy định tại Mục 2 Chương VI lấy ý kiến thành viên Ủy ban để ra quyết định dần đến kéo dài thời gian xử lý, không phù hợp thực tiễn.
9.2.5. Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ chưa có quy định thời hạn giải quyết đối với hồ sơ ngừng hoạt động và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
9.3. Kiến nghị:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan có liên quan sớm hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn như đã nêu trên.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành Thông tư thay đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT để phù hợp quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
- Bổ sung chức năng quản lý báo cáo chi tiết và tổng hợp tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biên; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Bổ sung chức năng báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
- Bổ sung chức năng cập nhật tình trạng “tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư” theo quy định; cập nhật tình trạng chấm dứt hoạt động dự án (do vi phạm, theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài; giải thể doanh nghiệp; chuyển thành doanh nghiệp trong nước hoặc theo quyết định của nhà đầu tư; chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư); quản lý cập nhật tình hình vi phạm, quản lý sau phép đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để đảm bảo việc quản lý dự án đầu tư theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Bổ sung chức năng báo cáo chi tiết và tổng hợp tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với các hồ sơ tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư.
- Bổ sung chức năng báo cáo chi tiết và tổng hợp tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với các dự án trong nước đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để phục vụ cho việc báo cáo theo đúng nội dung đề nghị tại Phụ biểu 05.
VIII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Qua trích xuất dữ liệu từ Hệ thống thông tin nghiệp vụ về giám sát, đánh giá đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư[5], tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn Thành phố trong năm 2021 như sau:
1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo
Trong năm 2021, Thành phố có 3.060 dự án đang thực hiện trong kỳ. Số dự án có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư là 4.212 dự án, cao hơn nhiều so với năm 2020 là 3.256 dự án, cho thấy tình hình thực hiện báo cáo, giám sát đầu tư của các Chủ đầu tư trong năm 2021 đã có sự chuyển biến tích cực, có sự quan tâm, chú trọng của các đơn vị.
2. Đánh giá chất lượng các báo cáo
Nhìn chung, chất lượng báo cáo của chủ đầu tư đa số đạt yêu cầu, đầy đủ nội dung, có đánh giá phân tích các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại yếu kém. Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ đầu báo cáo chưa kịp thời, chưa đầy đủ nội dung, nhập số liệu không chính xác, sai đơn vị tính, nhầm lẫn nội dung, không đúng thời hạn, chỉ thực hiện báo cáo khi có vướng mắc hoặc điều chỉnh dự án nên gây khó khăn cho việc tổng hợp. Nguyên nhân là do bộ phận giám sát, đánh giá đầu tư của một số chủ đầu tư năng lực còn hạn chế hoặc không kiểm tra rà soát lại số liệu, thông tin trong báo cáo.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ
- Số dự án được kiểm tra; mức độ đạt được so với kế hoạch: 467 dự án đạt 100% so với kế hoạch.
- Số dự án được đánh giá; mức độ đạt được so với kế hoạch: 1.916 dự án đạt 100% so với kế hoạch.
Tổng hợp báo cáo của các đơn vị, số dự án các đơn vị thực hiện kiểm tra trong kỳ là 467/4.212 dự án thực hiện đầu tư, chiếm 11,09% (giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2020). Số dự án thực hiện đánh giá trong kỳ là 1.916/4.212 dự án thực hiện đầu tư, chiếm 45,5 % (tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2020).
- Các phát hiện chính sau khi kiểm tra, đánh giá các dự án:
+ Thời gian thực hiện dự án kéo dài dẫn đến điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Nguyên nhân là do công tác đền bù giải tỏa kéo dài (đơn giá đền bù chưa phù hợp dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện), phát sinh khối lượng (một phần do năng lực đơn vị tư vấn yếu), Chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện dự án, đơn vị thi công thực hiện chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký.
+ Trong quá trình thực hiện đấu thầu một số chủ đầu tư có những sai phạm như: Không thực hiện phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu chuẩn bị đầu tư; thực hiện không đúng theo nội dung gói thầu được phê duyệt; thực hiện sai quy trình, thủ tục trong đấu thầu; không đăng tải thông tin trong đấu thầu; không có chứng chỉ đấu thầu theo quy định; thành lập tổ chuyên gia không đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp yêu cầu tính chất của gói thầu, phê duyệt hồ sơ mới thầu có nêu một số tiêu chí gây hạn chế nhà thầu.
+ Các Chủ đầu tư ở Sở ngành, quận, huyện có nhiều dự án, chưa quan tâm đến việc kiểm tra, xử lý các nhà thầu hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, ký hợp đồng sơ sài khi có vi phạm khó xử lý, năng lực Chủ đầu tư các dự án trường học, bệnh viện còn hạn chế. Các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm đối với các sai phạm của chủ đầu tư.
+ Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại một số đơn vị chưa đi vào chiều sâu, chưa nêu được thực trạng, các khó khăn, vướng mắc và tiến độ thực hiện của dự án so quyết định được phê duyệt và so quy định hiện hành nên các cơ quan có thẩm quyền chưa có cơ sở giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư.
4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ tiếp theo (kèm theo danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ)
Do Hệ thống thông tin nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa hỗ trợ chủ đầu tư cập nhật danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ tiếp theo nên Thành phố chưa đủ thông tin để báo cáo nội dung này. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung nội dung báo cáo về danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ tiếp theo vào hệ thống thông tin nghiệp vụ để các chủ đầu tư báo cáo các nội dung, số liệu theo quy định.
5. Đánh giá chung về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong kỳ
Nhìn chung công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong năm 2021 của một số Sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và chủ đầu tư đã được quan tâm và điều chỉnh theo hướng tích cực. Các đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá dự án đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý các tồn tại, thiếu sót theo quy định.
6. Kết quả xử lý sau giám sát, đánh giá đầu tư
- Đối với những vi phạm của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan kiểm tra, giám sát đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; nhắc nhở, phê bình, yêu cầu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đơn vị có liên quan, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các chủ đầu tư trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt.
- Ngoài ra, nhằm đảm bảo thực hiện đúng nội dung theo quyết định đầu tư, các cơ quan quản lý trực tiếp chủ đầu tư đã có những chỉ đạo yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá dự án và thực hiện báo cáo giám sát điều chỉnh dự án; yêu cầu chủ đầu tư kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các vấn đề đã phát hiện, phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần báo cáo cho người quyết định đầu tư xử lý theo đúng quy định.
- Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã tiến hành kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án, kiểm tra việc chấp hành các quy định liên quan quản lý đầu tư của các nhà thầu, qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh như: Đề nghị các đơn vị thi công phải có biện pháp thi công an toàn cho công trình, chấp hành tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường, lưu ý về công tác an toàn tính mạng con người tại công trình đang thi công; yêu cầu các nhà thầu thực hiện nghiêm các nội dung đã ký trong hợp đồng với chủ đầu tư.
- Các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện công tác đấu thầu theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
- Chủ đầu tư các dự án thực hiện tốt việc lựa chọn đơn vị khảo sát, lập dự án, thiết kế phải đảm bảo có đủ điều kiện, năng lực theo quy định; bảo đảm chất lượng lập dự án theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và tổng mức đầu tư phải được tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí, phù hợp thời gian xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư dự án có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các quận - huyện cần chủ động và có sự phối hợp với Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng để giải quyết những vướng mắc, khó khăn; nhanh chóng có những giải pháp phù hợp cho từng dự án và từng hộ dân.
7. Các vướng mắc và kiến nghị
7.1. Vướng mắc
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện chậm, kéo dài; đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của nhà nước chưa nhận được sự đồng thuận của người dân; người dân phản ứng quyết liệt và ít hợp tác trong quá trình thực hiện các bước của công tác bồi thường (không cho thực hiện cắm mốc, kiểm kê, kê khai thiệt hại, cung cấp giấy tờ pháp lý nhà, đất...).
- Nhân lực thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của các đơn vị chủ đầu tư và đơn vị chủ quản ít, chủ yếu là kiêm nhiệm nên còn nhiều hạn chế trong quá trình làm báo cáo. Công tác điều hành của chủ đầu tư còn thiếu cương quyết và chưa phát huy hết vai trò, thiếu sự phối hợp giữa Nhà thầu, Tư vấn Giám sát và Tư vấn thiết kế để xử lý kịp thời những thay đổi, điều chỉnh thiết kế, giải quyết khó khăn, vướng mắc trên công trường,... cũng như chưa kiên quyết đề xuất các biện pháp chế tài phù hợp nhằm ngăn ngừa, loại trừ các nhà thầu thiếu năng lực.
- Việc chỉ đạo điều hành và theo dõi các dự án của một số cán bộ chuyên trách của chủ đầu tư còn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu, làm mất nhiều thời gian chuẩn bị dự án và triển khai thực hiện dự án, cụ thể như: Chưa bám sát, đôn đốc các đơn vị tư vấn trong công các thỏa thuận tuyến, xin chấp thuận địa điểm đầu tư, thỏa thuận sự phù hợp qui hoạch,...
- Một số Chủ đầu tư quản lý nhiều dự án, dẫn đến công tác quản lý dự án chưa tốt, phải thực hiện điều chỉnh dự án nhiều lần; việc thực hiện giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án còn hạn chế, chưa cập nhật kịp thời các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Cán bộ quản lý chưa am hiểu công tác giám sát, đánh giá đầu tư, chưa được tập huấn thường xuyên để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ công tác giám sát và thực hiện nội dung báo cáo đầy đủ, đạt chất lượng theo yêu cầu.
7.2. Kiến nghị:
- Tổ chức thêm các khóa đào tạo về công tác quản lý dự án để các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nâng cao năng lực quản lý điều hành dự án. Tăng cường nhân sự cho các Chủ đầu tư được giao quản lý nhiều dự án để công tác quản lý dự án, giám sát đầu tư được tốt hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư dự án của các cơ quan chủ quản nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực dự án đầu tư công; phát hiện và ngăn ngừa các tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án.
IX. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
1. Tình hình triển khai công tác giám sát đầu tư của cộng đồng
1.1. Tình hình và kết quả thực hiện
Nhìn chung, đa số Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động hiệu quả, tích cực theo sát các công trình thi công, ghi nhận ý kiến của nhân dân, vận động nhân dân tham gia công tác giám sát, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kịp thời phản ánh, đề xuất kiến nghị đơn vị thi công thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
1.1.1. Mặt được
- Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy và sự phối hợp giữa chính quyền với chủ đầu tư đã tạo điều kiện cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
- Được sự quan tâm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong việc hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, sự hỗ trợ hướng dẫn kịp thời của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn và chính quyền cùng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Sự nhiệt tình của các thành viên trong Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, không ngại khó, kiên trì đeo bám, cộng với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đã tổ chức các hoạt động giám sát có hiệu quả. Qua đó đã kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những vụ việc cần phải chấn chỉnh, xử lý, đã kịp thời phát hiện, kiến nghị những vụ việc làm ảnh hưởng chất lượng công trình, an toàn, vệ sinh môi trường, đời sống của nhân dân, góp phần hạn chế việc tiêu cực lãng phí ngân sách, tiền của nhân dân.
1.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau:
- Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm, phát huy vai trò của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại một số xã, phường, thị trấn hoạt động còn lúng túng, thậm chí có nơi thực hiện các nội dung giám sát sai chức năng nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Một số thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng còn e dè, ngại đụng chạm, chưa phản ánh kịp thời những bất cập trong quá trình giám sát.
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giám sát còn nhiều hạn chế, có nơi không kịp thời giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm theo như kiến nghị, phản ánh của người dân, làm hạn chế hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Do Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng không có trình độ chuyên môn, không có phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác giám sát theo yêu cầu, thiêu chủ động trong việc tập hợp tài liệu để phục vụ cho hoạt động giám sát nên chủ yếu chỉ giám sát mang tính trực quan, do vậy đã gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện.
- Đa số các công trình đầu tư trên địa bàn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng không nắm được hồ sơ thiết kế công trình vì thế không giám sát được các nội dung có liên quan đến thông số kỹ thuật bên trong tại các công trình...đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giám sát.
1.2. Về cơ cấu tổ chức
Đến cuối năm 2021, tổng số Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trên toàn Thành phố là 76 ban (giảm 202 ban so với cuối năm 2020), với tổng số thành viên là 382 người (giảm 1.594 người so với cuối năm 2020).
1.3. Về công tác tập huấn, bồi dưỡng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, trong năm Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi tài liệu cho các thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng qua mạng zalo và các phương tiện mạng truyền thông khác để nắm bắt và hoạt động phù hợp theo quy định pháp luật.
1.4. Về kinh phí hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
Thực hiện Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư và Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, qua đó chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và do ngân sách xã, phường, thị trấn đảm bảo, có nơi qua đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn Ủy ban nhân dân cùng cấp đã tạo điều kiện, bố trí địa điểm cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp, lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phục vụ cho công tác giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trên cơ sở báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, xã, thị trấn, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổng hợp báo cáo gửi về Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố theo định kỳ 06 tháng và cả năm đối với tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
3. Đánh giá chất lượng của các báo cáo
Phần lớn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều báo cáo được việc giám sát các công trình đang thực hiện trên địa bàn (chủ yếu là các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm) mà Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát, tuy nhiên phần lớn các báo cáo chỉ liệt kê các công trình mà chưa báo cáo kết quả tổ chức giám sát, kiến nghị, đồng thời giám sát sau kiến nghị.
4. Các phát hiện chính của công tác giám sát đầu tư của cộng đồng
4.1. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giám sát
Căn cứ kế hoạch đầu tư của Ban quản lý dự án quận, huyện công bố danh sách các dự án trên địa bàn và những công trình được nhân dân đóng góp xây dựng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng công trình, dự án; qua đó Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã xây dựng kế hoạch giám sát, phân công các thành viên phụ trách theo từng khu dân cư để thực hiện trong công tác giám sát đối với các công trình trên địa bàn.
4.2. Kết quả thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng
Theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong năm, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức được 56 cuộc giám sát các công trình trên toàn địa bàn thành phố, qua đó đã kiến nghị, phản ánh bằng văn bản 11 công trình đến các đơn vị chức năng, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, chỉ huy trưởng công trình... khắc phục tồn đọng như bụi, ngập nước, ô nhiễm môi trường, hố ga lún sụp, sự cố rò rỉ nước, xử lý hạn chế bụi khi người dân tham gia lưu thông...
5. Kết quả xử lý sau giám sát đầu tư của cộng đồng
Trên cơ sở các văn bản kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có 07/11 kiến nghị đã được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc đơn vị thi công, chủ đầu tư xem xét giải quyết, khắc phục, số kiến nghị còn lại Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tiếp tục theo dõi, giám sát việc giải quyết của các cơ quan có liên quan.
6. Khó khăn vướng mắc, kiến nghị giải pháp xử lý
6.1. Khó khăn, vướng mắc
- Việc thực hiện theo quy định về thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo từng chương trình, dự án gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian trong việc họp dân để bình bầu thanh viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Bên cạnh đó, các thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, hoặc không có đủ trình độ, chuyên môn phù hợp đối với công tác giám sát; sự thay đổi liên tục của các thành viên Ban Giám sát đầu tư cộng đồng giữa các dự án dẫn đến việc tập huấn, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giám sát gặp khó khăn.
6.2. Kiến nghị
Ngành Tài chính các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc hướng dẫn chính quyền cấp xã chi kinh phí hoạt động cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
6.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện phát huy vai trò hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đồng thời quan tâm tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu rõ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là tổ chức giám sát của nhân dân.
- Quan tâm rà soát củng cố (bổ sung hoặc thay thế) thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, qua đó góp phần giúp cho tổ chức này hoạt động có hiệu quả.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện và thành phố Thủ Đức cần có kế hoạch phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức tập huấn, tọa đàm trao đổi rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động và kịp thời giải quyết những khó khăn, những vướng mắc của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Phối hợp với chính quyền tạo điều kiện giám sát (hồ sơ, cung cấp thông tin các dự án, công trình sẽ thi công trên địa bàn) nhất là về kinh phí cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động.
- Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác giám sát nhất là người dân có am hiểu về kỹ thuật xây dựng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực trong quá trình thi công.
1. Các đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành
Nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 101 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ đối với công tác giám sát và đánh giá đầu tư. Thành phố kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Nâng cấp, xây dựng Hệ thống thông tin nghiệp vụ, tích hợp với hệ thống TABMIS nhằm trích xuất dữ liệu đồng bộ, chính xác và tức thời, phục vụ hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư của chủ đầu tư, cơ quan chủ quản.... ; đồng thời, có thể hỗ trợ các đơn vị, địa phương có thể tự trích xuất tất cả các thông tin dự án của địa phương, đơn vị nhằm phục vụ công tác trích xuất sao lưu dự phòng, cũng như thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu thời gian thực của Thủ trưởng đơn vị, Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
- Nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống thông tin nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu thực hiện phân quyền cho các cơ quan chủ quản, cơ quan đâu môi về giám sát, đánh giá đầu tư trong việc theo dõi báo cáo giám sát của các chủ đầu tư, chủ chương trình, chủ dự án.
- Bổ sung chức năng báo cáo các dự án chưa cập nhật đầy đủ thông tin dự án theo quy định, làm cơ sở để các cơ quan chủ quản kịp thời theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư cập nhật thông tin dự án vào hệ thống nhằm làm căn cứ xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 103 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Bổ sung nội dung báo cáo về danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ tiếp theo vào hệ thống thông tin nghiệp vụ để các chủ đầu tư báo cáo các nội dung, số liệu theo quy định. Do hệ thống này chưa hỗ trợ chủ đầu tư cập nhật danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ tiếp theo nên Thành phố chưa đủ thông tin để tổng hợp, báo cáo nội dung này.
2. Các đề xuất về tổ chức thực hiện: Không
|
CHỦ TỊCH |
[1] Văn bản số 496/UBND-KT ngày 18 tháng 02 năm 2019 về việc cấp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề theo quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
[2] Ủy ban nhân dân Thành phố đã điều chỉnh kế hoạch vốn NSTW năm 2021 tại Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021, Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2021.
[3] Tiêu biểu như các dự án: Bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng mới Trường tiểu học Bình Trị Đông A, quận Bình Tân; Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Cửu Phú trên địa bàn huyện Bình Chánh;...
[4] Số liệu cập nhật đến hết ngày 25 tháng 02 năm 2022.
[5] Số liệu cập nhật đến hết ngày 25 tháng 02 năm 2022.