Báo cáo 314/BC-VPCP năm 2018 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 314/BC-VPCP
Ngày ban hành 10/01/2018
Ngày có hiệu lực 10/01/2018
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 314/BC-VPCP

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NĂM 2017

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (gọi tắt là Nghị quyết 36a), Văn phòng Chính phủ xin báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 36a tại Phiên họp Chính phủ với địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2017.

Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương gửi về đến ngày 20 tháng 12 năm 2017, Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của năm 2017.

I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NGHỊ QUYẾT 36a

1. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Liên hợp quốc: giải pháp nâng cao chỉ số về dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI)

Năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được LHQ xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Trong khu vực ASEAN, so với năm 2014 tụt hạng từ thứ 5 xuống thứ 6, xếp sau các nước ASEAN5 (bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipines và Brunei).

Để nâng cao chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam, tại Hội nghị về Chỉ số Chính phủ Điện tử của Liên hợp quốc, ngày 17 tháng 01 năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo:

- Các bộ, cơ quan, nhất là các bộ thuộc 6 lĩnh vực trọng điểm (giáo dục, y tế, tài chính, phúc lợi xã hội, lao động, môi trường) tham khảo kinh nghiệm các nước có dịch vụ công trực tuyến phát triển (Pháp, Singapore), lựa chọn một số dịch vụ công trực tuyến đơn giản, có thể triển khai ngay, được người dân sử dụng thường xuyên và dịch vụ có thu phí để tiến hành thực hiện trước; phối hợp, hỗ trợ một số địa phương có điều kiện thuận lợi nhằm triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách đồng bộ. Thúc đẩy thuê dịch vụ công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trước hết là các dịch vụ có thu phí.

- Khẩn trương thống nhất đầu mối, làm rõ các số liệu cần cung cấp cho các tổ chức quốc tế (UNDP, ITU, UNESCO...) và Liên hợp quốc; định kỳ hàng quý phối hợp nhằm bảo đảm tính chính xác, đồng bộ của số liệu giữa các cơ quan trước khi bộ chủ trì cung cấp cho các tổ chức quốc tế nêu trên, đồng thời cập nhật cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành mình.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan liên quan bổ sung, cập nhật các số liệu còn thiếu trong chỉ số Hạ tầng nhân lực, bảo đảm tính thống nhất trước khi cung cấp cho tổ chức quốc tế liên quan.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ trì, làm đầu mối về cải thiện thứ hạng chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam trong Bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thống nhất cách cung cấp thông tin; khẩn trương cập nhật các số liệu mới nhất liên quan Chỉ số hạ tầng viễn thông, cung cấp cho tổ chức quốc tế có liên quan. Phối hợp với các hiệp hội, hội thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế (Hội tin học Việt Nam: Báo cáo Vietnam ICT Index; Hiệp hội an toàn thông tin: Báo cáo đánh giá an toàn thông tin;...).

2. Kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ

Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.

Trên cơ sở kết quả thử nghiệm mô hình mẫu liên thông 4 cấp hành chính có sử dụng chữ ký số chuyên dùng giữa Văn phòng Chính phủ với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng, triển khai kế hoạch hoàn thiện kết nối liên thông 26 bộ, ngành, 62 địa phương, theo 3 giai đoạn:

a) Giai đoạn 1: từ ngày 30 tháng 3 năm 2017 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017, gồm 7 đơn vị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ; các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Long An, Bắc Ninh, Đồng Nai. Đến nay đã chuyển chính thức gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ qua hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền cho 5/7 đơn vị (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Long An, Bắc Ninh).

b) Giai đoạn 2: từ ngày 5 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, gồm 20 đơn vị: Các bộ: Công Thương, Y tế, Xây dựng; UBND các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lắk, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đến nay đã chuyển chính thức gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ qua hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền cho 10/20 đơn vị gồm các Bộ: Y tế, Công Thương; các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Thừa thiên Huế, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lắk, Tiền Giang, Trà Vinh, Hà Giang.

c) Giai đoạn 3: từ ngày 1 tháng 11 năm 2017 đến ngày 30 tháng 12 năm 2017, gồm 61 đơn vị: 21 Bộ, ngành: Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 40 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Điện Biên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Đắk Nông, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Cà Mau, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nam Định, Cao Bằng, Hưng Yên, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang. Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương để khẩn trương hoàn thành.

Văn phòng Chính phủ đang tổ chức xây dựng và hoàn thiện quy chế gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính quyền trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hoàn thiện dự thảo Nghị định một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trình Chính phủ xem xét ban hành năm 2017.

3. Công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ là 4 cơ quan đặc thù, chưa công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

4. Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2017 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại các Bộ, ngành địa phương năm 2017, có 358 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành thực hiện trong năm 2017 và 353 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các địa phương thực hiện trong năm 2017.

Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện dự án khả thi Cổng dịch vụ công Quốc gia, đã cơ bản hoàn thành giao diện và phương án kỹ thuật kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia, trên cơ sở tham khảo mô hình Công dịch vụ công quốc gia của một số quốc gia xếp thứ hạng cao.

5. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp về quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ để thực hiện Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và cần đặc biệt khuyến khích, theo đó các doanh nghiệp thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc các Danh mục được phê duyệt sẽ được áp dụng hưởng các chính sách ưu đãi.

Về Cơ chế đầu tư, mua sắm và thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của công nghệ thông tin: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA), Hội Tin học Việt Nam (VAIP),… tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước (sửa đổi Nghị định 102/2009/NĐ-CP theo đó tập trung quy định rõ về mua sắm và thuê dịch vụ CNTT), trình Chính phủ xem xét ban hành.

6. Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ