Báo cáo 231/BC-UBND năm 2016 tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 231/BC-UBND
Ngày ban hành 03/11/2016
Ngày có hiệu lực 03/11/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 231/BC-UBND

Quảng Bình, ngày 03 tháng 11 năm 2016

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT ĐIỆN ẢNH

Thực hiện công văn số 4031/BVHTTDL-ĐA ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc “Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh”, UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT ĐIỆN ẢNH 2006 - 2016

1. Công tác phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Điện ảnh

Điện ảnh Việt Nam gắn với vận mệnh của dân tộc, vừa là nhân chứng trên mỗi chặng đường lịch sử, vừa là người bạn đồng hành của nhân dân. Cùng với tính chất tiên tiến, điện ảnh Việt Nam cũng mang bản sắc dân tộc trong nhiều tác phẩm điện ảnh, thể hiện đậm nét những đặc điểm nổi bật, bản chất của con người và xã hội Việt Nam bằng những hình tượng, thủ pháp và ngôn ngữ điện ảnh phù hợp với tâm hồn và tình cảm người Việt Nam.

Luật Điện ảnh được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, rộng rãi, rõ ràng và minh bạch hơn, tạo cơ chế phát triển điện ảnh, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh nền kinh tế xã hội phát triển, hội nhập được xu thế phát triển của thế giới.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất phim có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, đầu tư nước ngoài tăng lên kéo theo sự gia tăng của cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh.

Sản xuất phim được tiếp cận với công nghệ làm phim mới tạo nên những tác phẩm điện ảnh vừa có tính nghệ thuật vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người thụ hưởng được thưởng thức những tác phẩm hay của những nền văn hóa đa dạng hơn mà chi phí lại không tăng.

Sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh phù hợp với thực tế có tác động cải thiện mạnh mẽ đến pháp luật về điện ảnh nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, nâng cao được sự ổn định và chất lượng của pháp luật về điện ảnh, tránh được sự chồng chéo, dễ thực hiện, dễ dàng đi vào đời sống xã hội, hạn chế các hành vi vi phạm trong hoạt động điện ảnh, đồng thời nâng cao được hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước.

10 năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nội dung của Luật Điện ảnh và các văn bản liên quan được triển khai, hướng dẫn đầy đủ và kịp thời đến toàn thể tổ chức, cá nhân trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy điện ảnh phát triển.

2. Công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hóa, trong đó có điện ảnh. Đã có những chủ trương lớn của Đảng về việc này như Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020…

Cho đến thời điểm hiện tại, điện ảnh là ngành nghệ thuật được quan tâm xây dựng hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ nhất: Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 năm 2006 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/10/2009; gần đây nhất là Nghị định số 54/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh có hiệu lực từ ngày 01/7/2010.

3. Thực hiện chính sách phát triển điện ảnh

Nghị quyết TW5 Khóa 8 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn bó chặt chẽ với điện ảnh Việt Nam. Trong 10 năm qua, chính sách đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hóa công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước. Chính vì vậy Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật; bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động, được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, việc để dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim được quan tâm trong quy hoạch đô thị. Các đội chiếu bóng lưu động hoạt động thường xuyên theo đúng kế hoạch hằng năm phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội.

4. Đánh giá việc xây dựng các quy định của Luật Điện ảnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh

4.1. Các Quy định về Cơ sở điện ảnh (từ Điều 12 đến Điều 17 Luật Điện ảnh năm 2006)

Các quy định về Cơ sở điện ảnh đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào điện ảnh tại Việt Nam; thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế với các chuẩn mực chung, phù hợp. Với cơ chế pháp luật rõ ràng, mang tính quốc tế, đảm bảo cho hoạt động điện ảnh hòa nhập với xu hướng phát triển chung của quốc tế nhưng vẫn giữ chủ quyền quốc gia, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

4.2. Các quy định về Sản xuất phim, Phát hành phim, Phổ biến phim (Từ điều 18 đến Điều 44 Luật Điện ảnh)

Việc cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim đã đáp ứng được xu thế phát triển điện ảnh trong nước cũng như trên thế giới, có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và giao lưu quốc tế. Tác phẩm điện ảnh có tính đại chúng, có sức hút đông đảo khán giả và có thể phổ biến trên toàn quốc. Đặc biệt tác phẩm điện ảnh là một sản phẩm nghệ thuật có tác động sâu đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của công chúng trong xã hội, còn đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ góp phần trong việc phát triển kinh tế-xã hội.

Sửa đổi điều, khoản về xuất khẩu phim và nhập khẩu phim: cụ thể bãi bỏ hạn ngạch, không hạn chế về số lượng đối với phim nhập khẩu. Vấn đề này khi được thông qua đảm bảo cho các quy định của pháp luật phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo nên sự phong phú, đa dạng về chủng loại phim và tăng số lượng phim nhập khẩu.

Sửa đổi điều, khoản về đấu thầu phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước: trên thực tế quy định như Luật Điện ảnh hiện hành việc sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước bị cắt khúc và không đảm bảo được tính thống nhất, thực tế hoạt động cho thấy quy định về đấu thầu phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước không phù hợp thực tế. Vì vậy việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn. Khi Luật sửa đổi được thông qua sẽ tạo một cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch phù hợp với xu thế phát triển điện ảnh trên thế giới và với thực tế tại Việt Nam. Với 3 hình thức: đấu thầu trên cơ sở kịch bản đã được Hội đồng tư vấn lựa chọn, đấu thầu theo dự án (bao gồm tất cả các khâu từ kịch bản đến khi hoàn thành một bộ phim) và chỉ định thầu, chủ đầu tư các dự án làm phim sẽ chọn được những nhà sản xuất phim có năng lực đảm bảo được lợi ích về sáng tạo nghệ thuật và hiệu quả kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng chất lượng và giảm giá thành phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.

Bổ sung thêm việc cho phép một số đài phát thanh - truyền hình được công nhận là cơ quan báo chí được tham gia sản xuất phim, phổ biến phim và xuất nhập khẩu phim nhằm mục đích xác định trách nhiệm của Tổng giám đốc đài phát thanh - truyền hình trong hoạt động này. Đây là quy định phù hợp với xu thế phát triển của truyền hình trong tương lai và tình hình thực tế, tránh việc các đài phát thanh - truyền hình tồn tại như một cơ quan báo chí nhưng hoạt động không tuân theo các quy định có liên quan của Luật Điện ảnh.

4.3. Các quy định về Thanh tra (Từ Điều 48 đến Điều 53 Luật Điện ảnh năm 2006)

Trước đây, quy định thanh tra điện ảnh trực thuộc thanh tra Bộ như vậy không bao gồm thanh tra Sở do vậy không phát huy được tác dụng của thanh tra trong việc thanh tra chấp hành các quy định của Luật Điện ảnh, tạo kẽ hở cho các hành vi vi phạm về hoạt động điện ảnh mà không bị xử lý. Vì vậy khi sửa đổi thanh tra điện ảnh là thanh tra chuyên ngành về điện ảnh là phù hợp với Luật Thanh tra và nâng cao được hiệu lực của thanh tra chuyên ngành các địa phương trong hoạt động thanh tra về lĩnh vực điện ảnh.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ